Hiện vật không phép về đâu sau di dời?
Cập nhật lúc 09:47 27/08/2014
Tễu xin nói ngay: Địa điểm tập kết: Hà Nội đưa các loại sư tử Tàu, Tây về khuôn viên Cung Hữu nghị Việt - Trung ở Mỹ Đình. Các tỉnh khác tập kết về Chùa Bái Đính, Ninh Bình. Các tỉnh phía Nam đưa về Đại Nam lạc cảnh văn hiến ở tỉnh Bình Dương.
KTĐT - Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng qua khảo sát sơ bộ có khoảng hàng chục ngàn cặp sư tử đá ngoại lai tồn tại trong di tích Việt. Bộ VHTT&DL đang quyết tâm loại bỏ hiện vật lạ, không phép này.
Tuy nhiên, có nên lập kho chứa các cặp sư tử đá ngoại lai lại là vấn đề khiến người ta phải bàn cãi.
Dời từ di tích về... công sở
Không còn ngạc nhiên về việc Bộ VHTT&DL sẽ chấn chỉnh hiện vật ngoại lai sau Công văn số 2662/BVHTTDL - MTNATL. Bởi, một tuần sau khi công văn ra đời, không chỉ "khởi động" đoàn kiểm tra tại các di tích, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên còn khẳng định: "Sau khi khảo sát, đánh giá thực tế, tuyên truyền, vận động người quản lý di tích, thanh tra Bộ VHTT&DL sẽ xử phạt, cưỡng chế những đơn vị không chấp hành quy định. Hạn chót cho các đôi sư tử đá tồn tại trong di tích Việt là khoảng từ tháng 12/2014 - 1/2015".
Đôi sư tử đá trước cổng chùa Gia Quất, quận Long Biên. Ảnh: Bảo Kha
|
Trả lời câu hỏi của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị về việc hiện vật bạc tỷ tồn tại không phép tại di tích cấp Quốc gia đặc biệt - đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), tại cuộc họp báo sáng 26/8, ông Trần Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra Bộ VHTT&DL cho biết: "Sau khi báo chí phản ánh, thanh tra Bộ đã lập đoàn kiểm tra tại di tích đền Phù Đổng và xác nhận có sự tồn tại của hiện vật ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt nhưng chưa xin phép. Tuy nhiên, vì không tham gia đoàn kiểm tra nên xin khất câu trả lời tại sao hiện vật không phép tồn tại hơn nửa năm mà chưa xử phạt, cưỡng chế...".
Vấn đề nhạy cảm
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề tìm nơi chốn cho hiện vật không phép. Ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VHTT&DL Lào Cai đề xuất: "Tôi cho rằng phải tiêu hủy. Hoặc đưa cả bầy lập thành công viên cho ai cưỡi, ai chơi thì tùy". Một nhà nghiên cứu cũng cho rằng, nên tập hợp cả chục ngàn đôi sư tử đá ở một địa điểm, để nhìn vào đó mà rút kinh nghiệm. Là một nhà nghiên cứu di sản lâu năm, PGS Trần Lâm cho rằng, ngành thủ công mỹ nghệ có thể tán toàn bộ số sư tử đá này, tái sản xuất ra các linh vật Việt theo mẫu đã được Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và Triển lãm thẩm định.
Rõ ràng câu chuyện đằng sau các hiện vật ấy không chỉ là hình dáng, là số tiền vài chục triệu mua một cặp sư tử..., để có thể đập đi mà là sức mạnh vô hình của chủ nhân hiến tặng. Nói như một vị lãnh đạo Bộ VHTT&DL, việc di dời các cặp sư tử đá khỏi di tích là vấn đề nhạy cảm. Hiện nay, Bộ VHTT&DL yêu cầu Cục Di sản văn hóa không cứng nhắc theo kiểu hiện vật trả chủ nhân mà cần nghiên cứu từ trường hợp phát sinh tại thực tế để đưa ra các hướng dẫn di dời hợp lý cho địa phương. Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Trị sự Hội Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân hiểu và sử dụng linh vật Việt.
Linh Anh
Tôi nghĩ tập hợp hết linh vật Tàu về Gò Đống Đa mà trưng bày hoặc chôn
Trả lờiXóa