Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Chống tiêu cực trong cơ quan báo chí

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí. Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? 

Bá Tân

Chống tiêu cực đang là công việc của toàn xã hội, của mọi công dân.

Sự tồn vong của chế độ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tiêu cực diễn ra tràn lan trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn.

Tiêu cực nói chung và tham nhũng nói riêng không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.

Không thể nhắm mắt làm ngơ, nhiều công dân đã dũng cảm đứng ra chống tiêu cực. Phần lớn vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng do quần chúng phát giác, tố cáo.

Báo chí là một trong những công cụ đắc lực tham gia chống tiêu cực. Nhiều nhà báo và không ít tòa soạn đã phanh phui nhiều vụ tiêu cực, kể cả những vụ án nghiêm trọng.

Báo chí thời nay, nếu không tham gia chống tiêu cực, khác nào tự cô lập và chỉ có thể tồn tại ở bên kia thế giới.

Nhiều nhà báo đã chấp nhận dấn thân chống tiêu cực, cho dù biết trước sẽ phải gánh chịu thương tổn.

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí. 

Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? Thực ra với nhà báo, chống tiêu cực là công việc khó khăn và nguy hiểm, chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí càng khó khăn hơn.

Xét về tiêu chí nhà báo chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí, từ trước đến nay, không có tờ báo nào sánh được với báo Đại Đoàn Kết.

Tại báo Đại Đoàn Kết, liên tục nhiều năm, có 3 nhà báo đứng ra chống tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan, trước hết thuộc về người đứng đầu.

Báo Đại Đoàn Kết cũng là cơ quan báo chí đầu tiên ở Việt Nam có 3 nhà báo khởi kiện tổng biên tập.

Dám đứng lên chống tiêu cực của người đứng đầu cơ quan như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết quả là hiếm có, vô cùng hiếm từ trước đến nay.

Khi viết lịch sử báo chí đương đại của Việt Nam, không nên bỏ qua sự kiên này. Sự kiện lịch sử, theo đúng nghĩa của nó, phải là vấn đề thật sự nổi bật, kể cả tích cực cũng như tiêu cực.

Trong nhiều trường hợp, chống tiêu cực trong nội bộ gần như đồng nghĩa với cấp dưới chống cấp trên.Tại báo Đại Đoàn Kết hoàn toàn đúng như vậy. Không phải chống lại quyền hạn của người đứng đầu. Ba nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết đã kiên trì chống lại những việc làm sai trái của  ông Đinh Đức Lập, nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan, nhất là chống lại những việc làm sai trái của người đứng đầu, khó tránh khỏi tai họa. Biết trước như vậy, 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết không hề nao núng. Nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, Đinh Đức Lập,  dùng hết các chiêu trù dập nhưng 3 nhà báo vẫn theo đuổi đến cùng cuộc chiến chống tiêu cực. Quả thật hiếm có, thậm chí chưa có nhà báo nào quyết liệt chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn

Trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập  bị xử lí kỉ luật cả về Đảng và chính quyền. Sai phạm của ông Đinh Đức Lập được phanh phui từ đơn tổ cáo của 3 nhà báo, tuy nhiên mức độ xử lí chưa tương xứng với sai phạm của Đinh Đức Lập. Sự dung túng của cơ quan chủ quản trở thành một trong những nguồn mạch làm gia tăng sai phạm của Đinh Đức Lập.

Chắc rằng chưa có và sẽ không có người đứng đầu một tờ báo để lại những sai phạm nghiêm trọng từ lúc đầu cho đến những ngày cuối như Đinh Đức Lập. Ngay từ đầu, khi đưa Đinh Đức Lập về làm lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm nghiêm trọng quyết đinh 75 của ban bí thư.

Hơn 1 tháng trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập cố ý khai gian nhận giải thưởng báo chí quốc gia, hội nhà báo Việt Nam phải ra quyết định thu hồi giải thưởng.

Chỉ nhắc lại 2 sự kiện “ để đời” của Đinh Đức Lập, càng chứng tỏ 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết kiên trì và quyết liệt chống tiêu cực đối với Đinh Đức Lập là hoàn toàn đúng.

Quá ít nhà báo dũng cảm chống cảm chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như ở báo Đại Đoàn Kết. Tại sao như vậy.

Phải chăng hầu hết cơ quan báo chí đều trong sáng, không có tiêu cực. Nếu vậy thì tuyệt vời. Đó là hiện thực hay chỉ là mơ ước.

Phải chăng số đông nhà báo chỉ dũng cảm chống tiêu cực ngoài xã hội, nhưng lại trở nên nhút nhát khi đối diện với tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan. Điều này là giả định, hay là thực tế đang tồn tại trong cuộc sống.

Hùng hổ nơi khác nhưng đứng trước người nắm quyền lực của cơ quan lại trở thành con sứa, thấy sai không dám lên án, thấy đúng không dám bảo vệ. Với những ai như thế, kể cả người làm báo, sẽ không dám chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan.

Các cơ qun báo chí phải thật sự trong sạch để từ đó tham gia tạo ra lành mạnh của xã hội.  Nếu cơ quan báo chí phát sinh tiêu cực liên quan người đứng đầu, nội bộ cần phải có những người dũng cảm đấu tranh quyết liệt như ở báo Đại Đoàn Kết.

Nhặt rác nơi công cộng là việc nên làm, góp phần làm cho môi trường trong sạch.   Biết trong nhà có rác mà không chịu quét, để rác thêm chồng chất bốc mùi tanh hôi, việc đó là không thể chấp nhận.

Hóa ra hành vi nhặt rác nơi công cộng trong khi bỏ bê đầy rác thối trong nhà cũng chỉ là để biễu diễn mang tính hình thức mà thôi hay sao?


Tác giả gởi bài tới blog Hữu Nguyên

2 nhận xét:

  1. Đinh Đức Lập dám càn rỡ như vậy là vì lý do gì? chắc chắn là có người chống đỡ sau lưng anh ta. Cái ô đó giờ vẫn còn tại vị dù đã bị tố cáo và phanh phui nhiều tiêu cực, sai trái. Nếu Uỷ Ban Kiểm tra trung ương nghiêm minh, cái ô đỡ này đã phải bị khai trừ Đảng và cách chức rồi

    Trả lờiXóa
  2. Vụ cháy phòng làm việc của ông phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Ủy ban mặt trận tổ quốc trung ương rùm beng một chập rôi im re. Vậy ra nguyên do gây cháy là do cúng bái - tàn nhang, đổ đèn cày... được mặc nhiên công nhận. Phòng làm việc của một quan chức chóp bu cộng sản vô thần lại có bàn thờ không gây thắc mắc, bởi có cơ quan nào dưới chính thể xã hội chủ nghĩa này lại không có bàn thờ cũng bái cầu tài, cầu tai qua nạn khỏi, nghĩa là hối lộ thần linh để phát tài, phát lộc, thăng tiến, để không bị phanh phui, chịu tội.
    Một khi đã hối lộ ảo thần linh thì tham nhũng thực là lẽ tự nhiên. Và báo chí ăn theo cũng là cái lẽ tụ nhiên

    Trả lờiXóa