Vấn nạn
của ngành giáo dục bắt đầu từ những người thầy.
Là bậc thầy lẽ ra họ phải
có nhân cách, phẩm chất và kỹ năng của người thầy. Họ lãnh trách
nhiệm trước cộng đồng, nhận sứ mạng đào tạo thế hệ trẻ, tương lai
của quốc gia, dân tộc. Đối tượng tác động của họ là con trẻ, là
những tâm hồn non nớt, dễ nhào nặn và phụ thuộc.
Nhiệm vụ của họ là khai
sáng, khai phóng những tâm hồn tinh khôi đó và dẫn đường cho chúng
dần dần tự bước đi trên đôi chân của mình hướng tới những chân lý
tốt đẹp.
Thế nhưng, chính những người
thầy lại không ra thầy, lại trở thành quỷ dữ khi sử dụng nhiều hình
thức bạo lực từ xúc phạm thân thể, lạm dụng giới tính cho tới
khủng bố tinh thần, cùng nhiều chiêu thức tinh vi buộc học sinh phải
phụ thuộc, quỵ lụy, dựa dẫm vào thầy.
Bất ngờ là không ít người
thầy sau khi sử dụng các hình thức nhục hình, bạo lực, khủng bố
tinh thần học sinh xong bị chỉ ra sai phạm thì mới ngạc nhiên biết là
họ... sai phạm.
Cô giáo phạt cả lớp quỳ suốt
một tiết học còn tự mình quỳ để chứng tỏ với phụ huynh rằng quỳ
chẳng có gì là khó khăn là nhục hình. Cô giáo phạt học sinh uống
nước ép giẻ lau bảng cũng cho rằng sau khi bị phê bình thì mới biết
uống nước giẻ lau bảng là ... không đúng. Cô giáo "ngậm
miệng" không giảng bài trên lớp suốt nhiều tháng trời cũng cho
rằng "chiến tranh lạnh" với học sinh cũng chẳng có gì sai
cho tới khi bị phê bình...
Điều này cho thấy, tự người
thầy đã không nhận thức được trách nhiệm, hành vi, kỹ năng sư phạm
cùng các hậu quả do tác động sai lầm của chính họ, người lẽ ra
phải "cầm cương nảy mực" trong môi trường giáo dục, lên con
trẻ. Phải chăng đây là lổ hổng của quá trình đào tạo, của môi
trường giáo dục thậm chí của cả hệ thống xã hội ngày nay, đương
nhiên cho họ cái quyền tùy tiện làm theo sở thích một khi họ đang
nắm giữ thế mạnh?
Rất nhiều học sinh và phụ
huynh của chúng đã nhẫn nhục chịu đựng vì lo sợ bị những người
được coi là thầy trả thù, trù dập, khủng bố con cái mình. Nhẫn
nhục cho yên phận, cho qua chuyện và phần đông lo lót cho thầy cô bằng
quà cáp, phong bì.
Tuy nhiên, con giun xéo lắm
cũng quằn, tức nước vỡ bờ. Đôi khi chính học sinh và cả phụ huynh
được tiếp thu bởi nền giáo dục và ửng xử xã hội bạo lực đã phản
kháng.
Vụ học sinh chặn đường đâm
thầy giáo gục tại chỗ mới đây ở Quảng Bình, ông Chủ tịch huyện Lệ Thủy
cho biết thầy Tiến là chủ nhiệm lớp còn em học sinh là lớp trưởng. Quan hệ thầy
trò khá thân tình. Xung đột xảy ra khi thầy phát hiện trò có hình xăm đôi môi
trên cổ, mắng trò và tát em trên lớp, sau đó cho nghỉ học để xóa hình xăm. Trò
đợi thầy ở cổng và bi kịch xảy ra.
Chính nghĩa thất bại khi
tiếng nói đúng dắn của học sinh Song Toàn về sai lầm của cô giáo đã
khiến em trả giá vì áp lực của dư luận trong môi trường mà em đang
học. Chỉ sau 13 ngày nói ra sự thật em đã phải vội vã chuyển sang
trường khác vì sai phạm của cô giáo.
Một môi trường giáo dục dạy
học trò phải im miệng, chà đạp tiếng nói của sự thất là một môi
trường tồi tệ và khốn nạn.
Đáng buồn và đáng lo thay,
môi trường tồi tệ và khốn nạn đó lại đang ngự trị!
Ngành
giáo dục và những người thầy, xin hãy tự nhin lại mình trước khi đổ
thừa cho kẻ khác. Với một nền giáo dục ngậm miệng thì chính nghĩa
không còn chỗ để tồn tại!
Hữu Nguyên
Vấn nạn của mọi ngành mọi nghề và mọi con người là xuất phát từ một xã hội đã thoái hóa nền tảng đạo đức, mà sự thoái hóa đó lại xuất phát từ môi trường xã hội, và xã hội này thì đã và đang chịu áp lực vò nắn của cơ chế chính trị vừa lỗi thời vừa phản động bởi tính bảo thủ trì trệ của nó.
Trả lờiXóa