Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

TRUNG QUỐC MẤY NGÀN NĂM VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG





Bìa sách “Giải mã Dịch lí & chữ Vuông trong trống đồng – Tranh dân gian và truyện ngụ ngôn”


Vừa được tác giả Viên Như tặng cuốn sách “Giải mã Dịch lí & chữ Vuông trong trống đồng – Tranh dân gian và truyện ngụ ngôn”. 

Đây là một đề tài mà tác giả Viên Như đã từng viết trên blogs Chữ Nôm Mới và tôi cũng đã từng giới thiệu (XEM Ở ĐÂY). Lần này tôi ngỡ cuốn sách cũng chỉ là chính thức phát hành những gì mà tác giả đã nêu ra trước đây. Nhưng thật bất ngờ khi thấy tác giả đã đưa ra nhiều phát kiến hết sức cụ thể và thuyết phục căn cứ từ những thông điệp ghi sẵn trên trống đồng cùng các bức tranh, câu chuyện dân gian được lưu truyền nhiều đời qua mà hầu như bất cứ ngườii Việt nào cũng biết. Trong đó điều mà tôi cho rằng quan trọng nhất, là việc tác giả đã chứng minh hết sức cụ thể Thuyết âm dương, ngũ hành và dịch học cũng như chữ Vuông (Nho) là sản phẩm của người Lạc Việt. 

Tất cả bằng chứng đều nằm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ từ hàng ngàn năm qua.

Như thế là sau mấy ngàn năm, người Trung Quốc, một mặt tuyên truyền rằng Trung Hoa vĩ đại với nền văn hóa Dịch học uyên áo cùng chữ Hán thâm sâu, mặt khác tìm đủ mọi cách kể cả những phương thức tàn bạo nhất để xóa đi dấu vết nguồn gốc văn hóa của người Lạc Việt về Dịch học và chữ vuông, giờ đây có thể thấy rằng sự thật đã bắt đầu được phơi bày. 


Đây là bằng chứng hiển nhiên, không thể chối cãi. Những thông điệp mà tổ tiên người Việt cố tình ghi lại trên trống đồng cũng như qua các bức tranh dân gian và các câu chuyện truyền miệng rõ ràng là chứng cứ tố cáo việc mấy ngàn năm qua, kẻ cướp vĩ đại nhất hành tinh, đã ăn cướp không những đất đai, biển đảo mà còn cả nền văn hóa kỳ vĩ của người Lạc Việt. 

Thế mới biết chuyện "người khổng lồ" Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng đâu phải chỉ là chuyện mới đây.

Trong phạm vi có hạn, xin trân trọng giới thiệu vài nét với quý vị tác phẩm này, với một số nội dung chính như sau:

1-     Hà đồ, nguồn gốc của Dịch học trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.



2 – Chữ Vuông trên trống đồng Ngọc Lũ.




Đây là chữ SƠN trên trống đồng Ngọc Lũ. 10 chiến binh với 10 chữ SƠN trên vai bao quanh Hà đồ. Giờ đây chúng ta mới hiều rằng SƠN HÀ không chỉ là sông núi mà còn có nghĩa là đất nước và văn hóa và người lính phải gánh lấy trọng trách trên vai bảo vệ đất nước và văn hóa của mình.

3 – Bằng chứng chữ Nòng Nọc tức chữ Vuông và chim Diệc tức Dịch, được người Lạc Việt khắc trên đá cách đây 5000 – 7000 ngàn năm tại di chỉ Xẻng đá lớn – Cảm Tang – Quảng Tây – Trung quốc.





4 -Trên là nòng nọc đen tượng trưng cho âm, đồng thời cũng là đầu và mắt con chim Diệc, người xưa đã đục thêm cái cổ để nối với đôi cánh. Dưới là nòng nọc trắng tượng trưng cho dương. Về sau người Việt đã cụ thể hóa hình ảnh này bằng chữ Cóc (Hán đọc là Giác). Đây cũng chính là thái cực, đồng thời cũng là hình ảnh của trống đồng.




2 nhận xét:

  1. Cái máu lưu manh nó đã thấm sâu vào máu thịt thằng giang hồ rồi bác ạ, chớ nói ngàn năm, mà có thêm vạn năm nữa cũng rứa thôi...

    Trả lờiXóa
  2. Điều này đã được GS Kim Định chỉ ra rồi !

    Trả lờiXóa