TS NGUYỄN ĐÌNH QUYỀN - PHÓ CHỦ NHIỆM UỶ BAN TƯ PHÁP CỦA QUỐC HỘI:
Nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng mang tính hình thức
“Phát hiện tham nhũng vẫn còn là khâu yếu nhất. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng không chỉ lúng túng mà còn chưa nghiêm...” - TS Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
TS Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội
Trò chuyện với Lao Động sau phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước” do Uỷ ban Tư pháp của QH tiến hành, TS Nguyễn Đình Quyền chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.
“Phát hiện tham nhũng vẫn còn là khâu yếu nhất. Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng không chỉ lúng túng mà còn chưa nghiêm...” - TS Nguyễn Đình Quyền nhấn mạnh.
Còn cơ chế “xin-cho”, khó chống được tham nhũng
- Nguyên nhân thì dư luận đã nói nhiều, là người thuộc Quốc hội - cơ quan giám sát phòng, chống tham nhũng - ông có đánh giá gì về nguyên nhân chủ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN)?
- Nhiều cơ quan chức năng thường viện dẫn lý do nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp là do cơ chế, chính sách còn lỗ hổng, chồng chéo. Theo tôi, thể chế, pháp luật về PCTN ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ nhưng để phục vụ cho công tác PCTN, nếu chỉ hoàn thiện thể chế này là chưa đủ mà cần hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức... Nhưng, sự chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ của pháp luật không phải là nguyên nhân chính, mà chủ yếu vẫn là do những nhóm lợi ích, những người lợi dụng vị trí công tác để tận dụng các kẽ hở hoặc “vận dụng linh hoạt” để trục lợi, thậm chí bất chấp lợi ích của tổ quốc, an ninh quốc gia.
Tôi xin nhấn mạnh: Nếu không xóa bỏ được cơ chế “xin-cho” thì chúng ta rất khó chống được tham nhũng. Mà cơ chế “xin-cho” này là do yếu kém trong công tác hoạch định chính sách của chúng ta.
- Nhưng thưa ông, tại phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng...” do Uỷ ban Tư pháp của QH tổ chức vừa qua, một trong những nguyên nhân làm cho phát hiện tham nhũng chưa cao, được cơ quan kiểm toán cho rằng có sự vênh nhau giữa Luật Kiểm toán và Luật PCTN?
- Tôi cho rằng hoàn toàn không phải như vậy; tuy có “vênh”, nhưng không đáng kể. Điều quan trọng hơn là, theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, về cùng một nội dung, do cùng một cơ quan nhà nước ban hành, thì văn bản sau sẽ có hiệu lực thi hành. Trong khi đó, Luật PCTN ban hành sau đã tăng quyền hạn hơn cho cơ quan kiểm toán. Theo Luật Kiểm toán, các đoàn kiểm toán chỉ có thể kiến nghị, thì với Luật PCTN, họ có thể chuyển thẳng những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng cho cơ quan điều tra. Như vậy, phải nói rằng cơ quan kiểm toán có điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng phát hiện tham nhũng thì mới chính xác.
- Theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu cho công tác phòng ngừa tham nhũng?
- Tôi xin nói thẳng, hiện có nhiều giải pháp đưa ra vẫn mang tính hình thức, hiệu quả không cao như chuyển đổi vị trí công tác, kê khai tài sản, tuyên truyền, trả lương qua tài khoản... Theo tôi, giải pháp hiệu quả nhất vẫn là công khai, minh bạch ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các hoạt động và xác định thật rõ trách nhiệm công vụ của mỗi vị trí công tác trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.
Đây là điều không mới, ai cũng thấy, nhưng vấn đề là chúng ta triển khai thực hiện chưa thật quyết liệt, chưa đồng bộ. Do đó, cần phải có cơ chế ràng buộc về chế độ trách nhiệm, chế tài cụ thể, nghiêm khắc để thực thi cho được công khai, minh bạch.
Cần tập trung vào khâu phát hiện tham nhũng
- Yếu nhất trong công tác PCTN là việc tự phát hiện của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng trách nhiệm của người đứng đầu thường lại rất lỏng lẻo, thưa ông?
- Việc phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là việc tự phát hiện ở mỗi bộ, ngành, địa phương. Thậm chí, ở những bộ, ngành nhạy cảm và không ít địa phương cả năm không tự phát hiện ra được vụ tham nhũng nào, dù rằng hằng năm các bộ, ngành, địa phương đều tiến hành từ hàng trăm tới gần nghìn cuộc kiểm tra, thanh tra, đánh giá cán bộ. Để xảy ra hiện tượng này, trách nhiệm của người đứng đầu là rất lớn.
Do đó, rất cần có những văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tự phát hiện tham nhũng. Ví dụ, người đứng đầu không phát hiện ra tham nhũng nhưng qua tố giác của quần chúng, báo chí phanh phui, các cơ quan chức năng phát hiện ra thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về nhiều mặt. Hiện việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng không chỉ lúng túng mà còn chưa nghiêm minh. Nếu còn diễn ra tình trạng này, hậu quả thì... ai cũng biết.
Do đó, theo tôi, xử lý sai phạm là quan trọng, nhưng hiện tại cần tập trung vào việc phát hiện tham nhũng, bởi đây là khâu yếu nhất của chúng ta.
- Tôi tin dư luận đồng tình với ý kiến của ông rằng khâu tự phát hiện tham nhũng rất yếu kém, nhưng với các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng cũng không phát hiện ra, thì trách nhiệm nên thế nào?
- Không chỉ công tác tự phát hiện tham nhũng còn yếu kém, mà hiệu quả phát hiện của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra cũng chưa cao. Tôi chỉ đưa ra ví dụ điển hình như vụ án ở Vinashin để thấy rõ hơn cách xử lý của chúng ta. Tại tập đoàn kinh tế này, đã có cả chục đoàn thanh tra, kiểm toán vào, ra nhưng không đoàn nào phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng. Vì vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi, phía sau của việc không phát hiện ra tội phạm liệu có “khoảng tối” nào không? Dù nguyên nhân gì đi nữa, đây là điều khó có thể chấp nhận được.
Do đó, vấn đề là cần phải có những chế tài nghiêm khắc liên quan giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Xin cảm ơn ông!
Nguồn LĐ
Còn cơ chế “xin-cho”, khó chống được tham nhũng
- Nguyên nhân thì dư luận đã nói nhiều, là người thuộc Quốc hội - cơ quan giám sát phòng, chống tham nhũng - ông có đánh giá gì về nguyên nhân chủ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN)?
- Nhiều cơ quan chức năng thường viện dẫn lý do nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp là do cơ chế, chính sách còn lỗ hổng, chồng chéo. Theo tôi, thể chế, pháp luật về PCTN ngày càng được hoàn thiện, đầy đủ nhưng để phục vụ cho công tác PCTN, nếu chỉ hoàn thiện thể chế này là chưa đủ mà cần hoàn thiện cả hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế, tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ, công chức... Nhưng, sự chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ của pháp luật không phải là nguyên nhân chính, mà chủ yếu vẫn là do những nhóm lợi ích, những người lợi dụng vị trí công tác để tận dụng các kẽ hở hoặc “vận dụng linh hoạt” để trục lợi, thậm chí bất chấp lợi ích của tổ quốc, an ninh quốc gia.
Tôi xin nhấn mạnh: Nếu không xóa bỏ được cơ chế “xin-cho” thì chúng ta rất khó chống được tham nhũng. Mà cơ chế “xin-cho” này là do yếu kém trong công tác hoạch định chính sách của chúng ta.
- Nhưng thưa ông, tại phiên giải trình “Việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng...” do Uỷ ban Tư pháp của QH tổ chức vừa qua, một trong những nguyên nhân làm cho phát hiện tham nhũng chưa cao, được cơ quan kiểm toán cho rằng có sự vênh nhau giữa Luật Kiểm toán và Luật PCTN?
- Tôi cho rằng hoàn toàn không phải như vậy; tuy có “vênh”, nhưng không đáng kể. Điều quan trọng hơn là, theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, về cùng một nội dung, do cùng một cơ quan nhà nước ban hành, thì văn bản sau sẽ có hiệu lực thi hành. Trong khi đó, Luật PCTN ban hành sau đã tăng quyền hạn hơn cho cơ quan kiểm toán. Theo Luật Kiểm toán, các đoàn kiểm toán chỉ có thể kiến nghị, thì với Luật PCTN, họ có thể chuyển thẳng những vụ việc có dấu hiệu tham nhũng cho cơ quan điều tra. Như vậy, phải nói rằng cơ quan kiểm toán có điều kiện thực hiện tốt hơn chức năng phát hiện tham nhũng thì mới chính xác.
- Theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu cho công tác phòng ngừa tham nhũng?
- Tôi xin nói thẳng, hiện có nhiều giải pháp đưa ra vẫn mang tính hình thức, hiệu quả không cao như chuyển đổi vị trí công tác, kê khai tài sản, tuyên truyền, trả lương qua tài khoản... Theo tôi, giải pháp hiệu quả nhất vẫn là công khai, minh bạch ở tất cả các lĩnh vực, tất cả các hoạt động và xác định thật rõ trách nhiệm công vụ của mỗi vị trí công tác trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị.
Đây là điều không mới, ai cũng thấy, nhưng vấn đề là chúng ta triển khai thực hiện chưa thật quyết liệt, chưa đồng bộ. Do đó, cần phải có cơ chế ràng buộc về chế độ trách nhiệm, chế tài cụ thể, nghiêm khắc để thực thi cho được công khai, minh bạch.
Cần tập trung vào khâu phát hiện tham nhũng
- Yếu nhất trong công tác PCTN là việc tự phát hiện của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng trách nhiệm của người đứng đầu thường lại rất lỏng lẻo, thưa ông?
- Việc phát hiện hành vi tham nhũng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là việc tự phát hiện ở mỗi bộ, ngành, địa phương. Thậm chí, ở những bộ, ngành nhạy cảm và không ít địa phương cả năm không tự phát hiện ra được vụ tham nhũng nào, dù rằng hằng năm các bộ, ngành, địa phương đều tiến hành từ hàng trăm tới gần nghìn cuộc kiểm tra, thanh tra, đánh giá cán bộ. Để xảy ra hiện tượng này, trách nhiệm của người đứng đầu là rất lớn.
Do đó, rất cần có những văn bản pháp lý quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tự phát hiện tham nhũng. Ví dụ, người đứng đầu không phát hiện ra tham nhũng nhưng qua tố giác của quần chúng, báo chí phanh phui, các cơ quan chức năng phát hiện ra thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về nhiều mặt. Hiện việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng không chỉ lúng túng mà còn chưa nghiêm minh. Nếu còn diễn ra tình trạng này, hậu quả thì... ai cũng biết.
Do đó, theo tôi, xử lý sai phạm là quan trọng, nhưng hiện tại cần tập trung vào việc phát hiện tham nhũng, bởi đây là khâu yếu nhất của chúng ta.
- Tôi tin dư luận đồng tình với ý kiến của ông rằng khâu tự phát hiện tham nhũng rất yếu kém, nhưng với các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng cũng không phát hiện ra, thì trách nhiệm nên thế nào?
- Không chỉ công tác tự phát hiện tham nhũng còn yếu kém, mà hiệu quả phát hiện của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra cũng chưa cao. Tôi chỉ đưa ra ví dụ điển hình như vụ án ở Vinashin để thấy rõ hơn cách xử lý của chúng ta. Tại tập đoàn kinh tế này, đã có cả chục đoàn thanh tra, kiểm toán vào, ra nhưng không đoàn nào phát hiện ra sai phạm nghiêm trọng. Vì vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi, phía sau của việc không phát hiện ra tội phạm liệu có “khoảng tối” nào không? Dù nguyên nhân gì đi nữa, đây là điều khó có thể chấp nhận được.
Do đó, vấn đề là cần phải có những chế tài nghiêm khắc liên quan giữa trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, người có thẩm quyền trong phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Xin cảm ơn ông!
Đề nghị xử lý người đứng đầu ít dần. Từ năm 2010-2012, qua thanh tra, ngành thanh tra đã kiến nghị xử lý 189 trường hợp người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng (nhưng ít dần qua từng năm: Năm 2010 là 84 trường hợp; 2011 là 61; 2012 là 44). Trong đó, xử lý hình sự 28 người (năm 2010 là 19 người; năm 2011 không ai bị xử lý hình sự; 2012 là 9). (Nguồn: Thanh tra Chính phủ) |
"Nếu xử hết tham nhũng lấy đâu ra người làm việc"môt câu nói từ xưa nhưng vẫn đúng với nay.
Trả lờiXóa