Thu
hồi tài sản tham nhũng, theo nhận
định của nhà chức trách hiện đang là khâu yếu nhất trong cuộc đấu
tranh phòng chống tham nhũng. Nghịch lý, khi đây lại chính là một hoạt
động rất quan trọng, là vấn đề xã hội quan tâm sâu sắc, đồng thời
cũng là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tham
nhũng. Nhiều ý kiến cho rằng, không thu hồi được tài sản do tham
nhũng mà có thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chỉ còn là
hình thức.
Vụ Giang Kim Đạt ở
Vinashin tham ô 18,6 triệu USD, cho thấy khối lượng tài sản quốc gia mà
một cán bộ chỉ ở cấp trưởng phòng có thể chiếm đoạt được trong
một thời gian ngắn là không nhỏ. Bình luận về hiện tượng này, ông
Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho rằng “đây không
phải là trường hợp duy nhất”. Ông Tuấn cũng cho biết, năm 2013 tỷ lệ
tài sản tham nhũng thu hồi được chưa tới 10%; năm 2014 có khá hơn, lên
đến trên 22%. Tuy nhiên, con số đó cũng chỉ mới căn cứ trên những vụ
tham nhũng đã phát hiện. Nếu so sánh với tổng giá trị tài sản bị
chiếm đoạt do tham nhũng trên thực tế thì tỷ lệ thu hồi sẽ còn thấp
hơn rất nhiều.
Bên cạnh những hình
phạt thích đáng cho kẻ tham nhũng, việc thu hồi tài sản tham nhũng
là chuyện đương nhiên phải làm của nhà chức trách. Điều đó không chỉ
là thực thi pháp luật một cách nghiêm minh mà còn phù hợp với lẽ
công bằng mà đạo lý xã hội đòi hỏi một cách chính đáng. Thu hồi
triệt để tài sản tham nhũng còn là một trong những hoạt động quan
trọng, hiệu quả nhằm triệt tiêu động cơ của tội phạm tham nhũng. Hầu
hết các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng đều cho rằng,
vì tiền, vì tham muốn cuộc sống giàu có cho gia đình, những tội
phạm tham nhũng sẽ không ngần ngại “hy sinh đời bố củng cố đời con”. Do
đó, cần có biện pháp mạnh mẽ và hữu hiệu để đánh mạnh vào động
cơ thường nghiêng về lợi ích kinh
tế của nhóm tội phạm này thì việc phòng chống tham nhũng mới thực
sự có kết quả.
Một cuộc khảo sát
mới đây do Viện Khoa học Thanh tra và Chương trình Phát triển
Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức, đánh giá về nguyên nhân của việc tỷ lệ thu hồi
tài sản tham nhũng thấp, cho thấy: 33,9% số người được hỏi cho rằng cơ sở pháp lý
trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc; 22,8% cho rằng nguyên nhân do sự thiếu trách
nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản;
29,7% số người được hỏi cho là chưa có quy định về tịch thu tài sản mà
không được chứng minh có nguồn gốc hợp pháp;
23,5% cho rằng hoạt động giám định tư pháp xác định thiệt hại tài sản do
tham nhũng còn hạn chế, bất cập; 22,2% số
người được hỏi cho rằng chưa có quy định cụ thể về hợp tác quốc tế trong việc
thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài.
Cơ sở pháp lý cho
việc phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản do tham nhũng
mà có ở nước ta hiện nay tuy đã có khá nhiều, song hãy còn không ít bất cập. Chẳng
hạn như một trong những nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham
nhũng trở nên khó khăn hơn do quy định chỉ có thể thu hồi tài sản
tham nhũng khi có bản án hình sự của tòa án. Điều này có nguyên
nhân từ quan niệm còn quá hẹp của luật pháp Việt Nam hiện hành khi
định nghĩa về tài sản tham nhũng. Hầu hết các nước trên thế giới định
nghĩa tài sản tham nhũng là tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
Còn ở nước ta hiện nay quy định tài sản tham nhũng là tài sản của
người có hành vi tham nhũng. Vì vậy, ở Việt Nam muốn thu hồi tài
sản tham nhũng thì trước hết phải chứng minh có hành vi tham nhũng.
Quá trình chứng minh rất phức tạp, công tác điều tra, truy tố, xét
xử thường kéo dài. Đến khi có bản án xác định hành vi tham nhũng,
áp dụng các biện pháp thu hồi thì đã quá muộn. Tranh thủ những “kẻ
hở” không nhỏ do nước ta hiện vẫn
chưa thiết lập được cơ chế kiểm soát thu nhập, tài sản của xã hội,
của quan chức nhà nước nên các quan
tham đã kịp tẩu tán tài sản và trở thành những kẻ “trắng tay”,
chẳng còn gì để thu hồi nữa.
Thu hồi tài sản tham
nhũng đã tẩu tán ra nước ngoài càng khó khăn hơn, bởi cho đến hiện nay, nước
ta chưa xác định được cơ quan đầu mối thực hiện hợp tác quốc tế trong việc thu
hồi tài sản, chưa có trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện sự hợp tác với các
nước để thu hồi tài sản tham nhũng. Do đó, cần có ngay một cơ quan chuyên trách
trong việc hợp tác với các nước để thu hồi tài sản tham nhũng từ Việt Nam tẩu
tán ra nước ngoài và ngược lại.
Việc mở rộng khái niệm
thu hồi tài sản tham nhũng như nhiều nước trên thế giới đang thực hiện là
hết sức cần thiết. Có mở rộng khái niệm thì mới có cơ chế để các cơ quan chức
năng ngăn chặn việc tẩu tán tài sản tham nhũng ngay từ khi có dấu hiệu. Theo
đó cơ quan thanh tra, cơ quan điều tra có quyền đề nghị các cơ quan chức năng
niêm phong, kê biên, phong tỏa tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng ngay từ đầu,
chứ không nhất thiết phải đợi đến khi có bản án của tòa. Các chuyên gia về
pháp luật phân tích, khi nói đến thu hồi tài sản tham nhũng, nhiều ý kiến
băn khoăn Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền tài sản của công dân, mà tài sản
thì có thể chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác nên không dễ “đụng” vào. Tuy
nhiên ở đây chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng Hiến pháp và pháp luật chỉ bảo
hộ tài sản hợp pháp của công dân, còn tài sản không hợp pháp dĩ nhiên không được
bảo hộ. Tiếp cận vấn đề như vậy sẽ thấy rằng tài sản bất hợp pháp, tài sản
không chứng minh được nguồn gốc thì cơ quan chức năng có quyền xử lý theo quy định
pháp luật, bao gồm cả việc thu hồi và tịch thu.
Một trong những điều
kiện quan trọng để có thể làm tốt công tác thu hồi tài sản tham
nhũng là nhà nước phải thiết lập một cơ chế hữu hiệu nhằm kiểm
soát tài sản, thu nhập của xã hôi. Đặc biệt chú ý tới những đối
tượng có chức vụ, quyền hạn trong xã hội. Khi đã có cơ chế kiểm
soát tốt thì nhà chức trách mới có đủ cơ sở và điều kiện để phân định đâu là tài
sản hợp pháp được pháp luật bảo hộ và đâu là tài sản bất hợp
pháp. Như vậy, nếu nhìn rộng ra từ góc độ kiểm soát thu nhập, tài sản và sự
vào cuộc của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, đồng thời với hợp tác
quốc tế thì hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng vẫn có nhiều triển
vọng. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy minh bạch tài sản, thu nhập mà đặc
biệt là của các quan chức dưới dự giám sát công khai của người dân, là
một trong những điều kiện tiên quyết để đấu tranh triệt để với hành vi tham
nhũng, thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả.
Hữu Nguyên
Thu Thu hồi tham nhủng hiện này chẳng quá dễ người dễ ta thôi. Chứ họ Ko cương quyết CS mà . Nếu quyết tâm Thì tịch biên tài sản tất tất cả những người ruột thịt và phạt nặng kẻ báo che với. V v.. Các bác Ko thấy CS đánh từ sản thì rõ. Nói tóm lại cá ngàn cách họ vơ vét .
Trả lờiXóaChỉ e rằng, vấn đề không phải nằm ở thiết chế lỏng lẻo hay thủ tục rườm rà, mà chính do người có trách nhiệm luôn hành xử theo tâm thế "tay phải chặt tay trái", nên quyết tâm quyết liệt cỡ nào rồi kết thúc vẫn là...thôi kệ. Một ông Trần Văn Truyền ở Bến Tre với tang chứng vật chứng sờ sờ ra đó mà còn chìm xuồng êm ái thì bao nhiêu quan tham tinh ranh khác đã tẩu tán tài sản tham ô ra nước ngoài, hoặc đứng tên người nhà, hoặc rửa dưới bóng công ty thân hữu ... thì làm sao thu hồi, làm sao triệt bỏ ?
Trả lờiXóaNói rõ ra là CQ họ Ko muốn thu hồi. Chứ Ko phải Ko được. Thực chất là một ruột vì biết nhau khó làm vì ĐC lộ biết ĐC chưa bị lộ vậy thôi. CÒN thực tế mà cổ thu thì đổ mà Quan tham nào dấu được.
Trả lờiXóaChống tham nhũng chỉ là một trò lừa dư luận. Bản chất cộng sản là ăn cắp và ăn cướp.
Trả lờiXóathu hồi đất tài sản của bọn quan tham thực sự là khó, phụ thuộc vào yếu tố nhanh hay chậm nếu để chúng tẩu tán tài sản và rửa tiền rồi thì thực sự rất khó có thể lấy lại tài sản đã mất của nhà nước, thế nhưng điều cần đó là minh bạch trong việc quản lí là cách tốt nhất để phòng tránh tham nhũng, nếu làm được như vậy sẽ giảm thiểu nhiều hơn việc tham nhũng
Trả lờiXóa