Quả là nhiều người quan tâm đến ký sự Syria của Lê Bình và với tư cách là một người có ít nhiều liên quan nên tôi thấy cần viết rõ để rộng đường dư luận, và hy vọng có thể kết thúc câu chuyện ở đây để chuyển sang chuyện khác, hay hơn, thú vị hơn.
- đ/v tôi đây là một tác phẩm báo chí kém. Bản thân tôi cố gắng vượt qua định kiến để xem cũng chỉ xem được 1-2 phút (nói 1/2 phút ở đâu đó thì có thể là hơi quá, nhưng bản chất không thay đổi). Tác phẩm báo chí phải có thông tin. Ở đây tôi chỉ thấy những lời cảm thán "khủng khiếp quá" (đại loại vậy) nên nếu nói là kịch và diễn viên dở (vì tôi thấy giọng chị LB trong ký sự không phải... dễ nghe) thì cũng không phải không có lý. Tất nhiên có nên nhận xét thế không lại là chuyện khác.
- Việc chị Lê Bình giới thiệu Lãnh sự quán Việt Nam ở Li Băng để xác minh câu chuyện xin phỏng vấn Tổng thống Syria là có lý vì ông Lãnh sự danh dự thu xếp việc này. Thuật ngữ Lãnh sự quán VN tại Li Băng thì không đúng, nhưng cũng không có vấn đề gì.
- Tuy nhiên, phóng viên Việt Nam đi Syria thì nên liên lạc với ĐSQ VN tại Iran vì ĐSVN tại Iran kiêm nhiệm Syria. Đi làm báo ở đất nước có chiến tranh rất cần hiểu bản chất cuộc chiến; Cuộc chiến ở Syria là cực kỳ phức tạp, nói sao cho phải, đưa tin sao cho phải không đơn giản. Nên ngoài việc đấy là địa bàn phức tạp cần có hỗ trợ lãnh sự của ĐSQ, việc tìm hiểu là rất quan trọng. Liên lạc với ĐSQ là tối cần thiết, nhưng vẫn không phải là bắt buộc.
- Tôi đã giải thích là tôi được giao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước VN ở Syria thì việc hỏi các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Syria thì tôi là địa chỉ để hỏi và có trách nhiệm để trả lời/giải quyết. Lãnh sự danh dự của VN ở Li băng hoàn toàn không có trách nhiệm này. Nhưng điều này hoàn toàn không có ý là xin phỏng vấn Tổng thống Syria thì chỉ có ĐSQVN ở Iran mới có thẩm quyền.
- Việc có lời hứa thu xếp được phỏng vấn rồi được thông báo phải chờ là một việc bình thường. Thậm chí nếu đến giờ mà bị huỷ cũng là bình thường, nhất là trong tình hình chiến sự. Không nên suy rộng là việc này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
- Việc chị Lê Bình giới thiệu Lãnh sự quán Việt Nam ở Li Băng để xác minh câu chuyện xin phỏng vấn Tổng thống Syria là có lý vì ông Lãnh sự danh dự thu xếp việc này. Thuật ngữ Lãnh sự quán VN tại Li Băng thì không đúng, nhưng cũng không có vấn đề gì.
- Tuy nhiên, phóng viên Việt Nam đi Syria thì nên liên lạc với ĐSQ VN tại Iran vì ĐSVN tại Iran kiêm nhiệm Syria. Đi làm báo ở đất nước có chiến tranh rất cần hiểu bản chất cuộc chiến; Cuộc chiến ở Syria là cực kỳ phức tạp, nói sao cho phải, đưa tin sao cho phải không đơn giản. Nên ngoài việc đấy là địa bàn phức tạp cần có hỗ trợ lãnh sự của ĐSQ, việc tìm hiểu là rất quan trọng. Liên lạc với ĐSQ là tối cần thiết, nhưng vẫn không phải là bắt buộc.
- Tôi đã giải thích là tôi được giao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước VN ở Syria thì việc hỏi các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Syria thì tôi là địa chỉ để hỏi và có trách nhiệm để trả lời/giải quyết. Lãnh sự danh dự của VN ở Li băng hoàn toàn không có trách nhiệm này. Nhưng điều này hoàn toàn không có ý là xin phỏng vấn Tổng thống Syria thì chỉ có ĐSQVN ở Iran mới có thẩm quyền.
- Việc có lời hứa thu xếp được phỏng vấn rồi được thông báo phải chờ là một việc bình thường. Thậm chí nếu đến giờ mà bị huỷ cũng là bình thường, nhất là trong tình hình chiến sự. Không nên suy rộng là việc này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Kết luận, có thể đây là nỗ lực của nhóm phóng viên VTV muốn làm một tác phẩm báo chí, nhưng theo tôi là không thành công. Có rất nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Nếu không/chưa thành công, thì càng không nên làm rầm rộ, nên nhẹ nhàng, khiêm tốn thôi. Mấy lời với các bạn quan tâm. Đây có thể là bài học cho tất cả. Tôi nghĩ chúng ta có thể khoá đề tài này để làm cái gì đó có ích hơn.
***
Lê Bình giải thích việc nhờ Lãnh sự ở Li-băng để vào Syria
Hiền Hương
27-7-2016
Những câu trả lời của nhà báo Lê Bình và cộng sự về “Ký sự Syria” đã vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ dư luận, trong đó có cả Đại sứ Việt Nam tại Iran.
Xung quanh những ồn ào về Ký sự Syria: Góc nhìn từ bên trong cuộc chiến phần 1 phát sóng tối 24/7, nhà báo Lê Bình và các cộng sự ngày 26/7 đã có buổi gặp gỡ và trả lời các câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, những câu trả lời của Lê Bình tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Các đại sứ phản biện trước câu trả lời của Lê Bình
Nhiều ý kiến chỉ ra những mâu thuẫn trong câu trả lời của nhà báo Lê Bình, bao gồm thông tin chị liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Li-băng (Việt Nam không có Lãnh sự quán tại Li-băng) để được phỏng vấn với Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Chi tiết này bị nghi ngờ là vô lý.
Lãnh sự danh dự tại Việt Nam là một doanh nhân, ông Chady Joseph Issa. Nhiều cư dân mạng đặt vấn đề ông không thể có chức năng giúp nhà báo Lê Bình liên hệ phỏng vấn Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong khi, phía Việt Nam có Đại sứ quán đặt tại Iran kiêm nhiệm luôn những vấn đề liên quan đến Syria lại không hề biết VTV có cuộc phỏng vấn này. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Có hay không việc Lê Bình và cộng sự đã liên hệ phỏng vấn được với Tổng thống al-Assad?
Tại sao Lê Bình không liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm các vấn đề Syria) mà phải thông qua Lãnh sự danh dự Li-băng? Mục đích thực sự sang Syria của Lê Bình và cộng sự là gì? Họ đi thực hiện một cuộc phỏng vấn hay là dàn dựng một ký sự để PR hình ảnh?
Trả lời Zing.vn, Đại sứ Việt Nam tại Iran Nguyễn Hồng Thạch xác nhận những nghi ngờ ông đặt ra trên mạng xã hội. Ông viết: “Lê Bình là phóng viên làm tin về Syria mà còn không biết thông tin ai là đại diện cho Việt Nam ở Syria thì tin thế nào được cô ấy? Sơ đẳng của sơ đẳng mà không biết. Lại còn đi giới thiệu địa chỉ lạ hoắc!”.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thạch khẳng định: “Cô ấy không biết là nếu viết thư hỏi chuyện Syria thì phải viết hỏi… tôi. Vì tôi được Chủ tịch nước trao quyết định đại diện cho Việt Nam tại Syria chứ không phải ông lãnh sự danh dự Việt Nam tại Li-băng”.
Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị cũng chia sẻ quan điểm, “Ta có lãnh sự danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc Lãnh sự danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với tổng thống Syria), trong khi Đại sứ quán ta tại Iran kiêm nhiệm Syria không hề biết việc này”.
Theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, đến những vùng chiến sự như Syria, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với Đại sứ quán để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.
“Vì họ đã giúp tôi thực hiện Hành trình sự sống và cái chết”
Trước những phản hồi từ dư luận, Lê Bình cho biết: “Tại sao chúng tôi lại liên hệ với Lãnh sự danh dự của Việt Nam ở Li-băng ư? Năm 2015 khi thực hiện phóng sự Hành trình sự sống và cái chết ở các khu trại tị nạn của người Syria, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cả Chady Joseph Issa”.
Theo Lê Bình, ông Chady Joseph Issa là một người có rất nhiều mối quan hệ. Chị khẳng định chính ông Chady đã giúp Lê Bình và cộng sự gặp và phỏng vấn Tổng thống cuối cùng của Li-băng là ông Michel Sleiman (hiện tại Li-băng không có tổng thống).
“Sau ký sự về Syria, chúng tôi tiếp tục thực hiện một phóng sự về Li-băng, tôi làm điều này vì những người tôi gặp ở Li-băng quá tốt, trong đó có vợ chồng Chady. Họ yêu Việt Nam vô cùng và họ giúp bằng tất cả những gì có thể”, Lê Bình nói.
“Chính họ đã cho tôi thấy, lòng tốt hiện diện ở khắp mọi nơi. Nếu các bạn vẫn thắc mắc vì sao Chady có thể liên hệ được cuộc phỏng vấn với Tổng thống Adssad, nếu các bạn không tin tôi, có lẽ chỉ còn cách các bạn nên hỏi trực tiếp Chady”, Lê Bình nhấn mạnh.
Liên quan đến Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, Lê Bình giải thích: “Vì nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của vợ chồng Chady, chính ông ấy và trợ lý đã thiết kế, tổ chức và giúp đỡ chúng tôi khi làm Hành trình sự sống và cái chết nên tôi tiếp tục nhờ ông ấy thiết kế cuộc phỏng vấn với Tổng thống al-Assad.
Chị cho biết VTV cũng đã gửi công văn đến tổng thống và văn phòng tổng thống Syria, Bộ thông tin Syria đề nghị được phỏng vấn Tổng thống al-Assad. Và VTV được thông báo là được chấp nhận nhập cảnh vào Syria để thực hiện cuộc phỏng vấn này.
“Hay, ở phân tích của đại sứ Lương Thanh Nghị, chúng tôi không từ chối cuộc phỏng vấn. Tôi đã trả lời rất rõ với các báo ngày 26/7, chúng tôi bị yêu cầu phải đợi thêm, trong khi chờ đợi, chúng tôi gặp nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định từ bỏ và ra về”, Lê Bình giải thích.
Lê Bình cho rằng Ký sự Syria trong khuôn khổ một tác phẩm báo chí đã có những điều làm được và chưa làm được, nhưng sự việc đang bị thổi phồng và đẩy đi quá xa so với những gì chị và ê-kíp có thể lường được.
Chị tái khẳng định dù cảm nhận được sức ép, nhưng sẵn sàng đứng ra trả lời tất cả mọi câu hỏi liên quan và cung cấp những bằng chứng có thể để khẳng định sự thật xung quanh ký sự đã thực hiện ở Syria cùng các cộng sự.
***
DỐI TRÁ
27-7-2017
VTV đã lấy tiền thuế của dân và đưa cô Lê Bình sang tận Syria để làm một bộ phim tài liệu với tên gọi: Ký sự Syria, Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.
Thật không may, đến nay người ta đã tìm ra được một bộ phim tài liệu được thực hiện từ tháng 08/2014 bởi các phóng viên người Nga, và điều đặc biệt là nó giống gần như tất tần tật các nội dung, phân đoạn, hoạt cảnh, lời dẫn với ký sự mà cô Lê Bình đã ba lần hút chết mới dựng lên được.
Khi sự dối trá đã trở thành một thói quen và là sự thật hiển nhiên trong lòng một xã hội, người ta sẽ không còn niềm tin vào bất kể thứ gì người ta nhìn thấy hay nghe được nữa.
Lấy tiền thuế của dân, mà rồi đưa cho một con người sang Syria làm những thứ mà chính cô ta còn “không biết nó (tức cuộc chiến đó) thực sự là gì”.
Và thật trớ trêu, là người ta phải lắc đầu ngán ngẩm, khi nhìn cái cảnh cô ta mang theo túi xách, nữ trang, đeo kính râm, đội nón và mặc áo sáng màu, quần bò đứng khóc rưng rức giữa nơi mà cô ta đặt tên là “chiến trường khốc liệt” một cách thản nhiên không run sợ.
Xuý Vân giả dại cũng không bao giờ đỉnh cao bằng diễn xuất của những phóng viên với tâm hồn nhân loại rộng mở nhưng không bao giờ nhỏ một giọt nước mắt nào cho đồng bào là những người dân khốn khổ đang phải giành giật sự sống từng ngày “trong những cuộc chiến thực sự khốc liệt đang diễn ra trong lòng đất nước của chính mình”.
_____
Clip Sirya của VTV24 bị tố là đạo của pv Nga
27-7-2016
Lê Bình thân mến! Tôi tình cờ được xem clip dưới đây vào khoảng tháng 11/2014, được thực hiện bởi một nữ nhà báo ngưới Nga thuộc kênh truyền hình 24 Nga. Khi phóng sự của Lê Bình chỉ mới đi chiếu được khoảng 10′ tôi đã ngờ ngợ ra rằng, cái phóng sự này mình đã xem ở đâu đó…
Mất chút công sức tìm kiếm, cuối cùng thì tôi cũng tìm lại được cái clip đã xem năm xưa. Lạ lùng là nó chả khác kịch bản của Lê Bình là bao nhiêu, ngoại trừ iệc clip này được thực hiện 8/2014. Tất cả trong clip, từ các phân cảnh hút chết (nữ phóng viên này còn bị đạn bắn ngay gần mặt, xém chút nữa là chết thật…), các cảnh quay về tội ác cảu IS thực tế hơn nhiều, cảnh đi trong địa đạo rồi đột nhiên ngừng lại “Suỵt… IS ở ngay trên đầu chúng tôi”, tát cả, đều giống với kịch bản của Lê Bình. Thậm chí, đến câu chuyện tàn nhẫn về việc IS mỏ bụng thai phụ, lấy thai nhi cắt đầu rồi đá bóng… cũng ko khác trong clip của Lê BÌnh. (Chỉ khác người đàn ông kể chuyện là 1 tay lính quân đội chính phủ SAA)…
Có lẽ Lê Bình và mọi người nên xem clip dưới đây thì sẽ thấy rõ hơn… Trân trọng!”
_____
Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!
27-7-2016
Định không nói gì về ký sự “Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến” của nhóm Lê Bình, nhưng sau cuộc họp báo hôm nay về bộ phim, thấy không thể không nói băn khoăn của mình.
1. Ngay hôm nghe quảng cáo rầm rộ là ekip bỏ cuộc phỏng vấn Tổng thống Bashar al-Assad để đi làm phóng sự này, mình đã bảo với con trai: Hẹn làm việc với Tổng thống đâu có dễ mà nói bỏ như chuyện trẻ ranh ý!
Hôm nay, trước câu hỏi của PV về việc Lê Bình bịa chuyện này, cô trả lời không thuyết phục.
2. Trong phim, Lê Bình thì thào rằng quân địch ở cách 20m và rằng, phải tách nhóm ra vì sợ địch nghe thấy tiếng bước chân, nhưng nghe rõ trong phim tiếng giày của các em gõ thình thịch Chắc lính IS bị điếc nên cách 20m không nghe thấy tiếng giày gõ như đầm nền nhà thế, nhất là khi cả 2 đều trong lòng đất?
Cả nhóm đi vào cái đường hầm ấy để làm gì, mà khi gặp địch lại quay lại? Định tả đường hầm thì VN có địa đạo Củ Chi cũng hoành lắm nha!
Trong hầm, lúc có tiếng súng nổ, Lê Bình kêu lên CỐ TỎ ra sợ hãi, 2 binh sĩ ĐỨNG XEM cạnh đấy nhìn cô cười
Cảnh trên đường giữa 2 dãy nhà đổ nát, mấy em phóng viên cúi người chạy (chả biết tránh cái gì) trong khi 2 binh sĩ dẫn đường đi trước rất bình thản và quay lại nhìn hơi ngạc nhiên. Cúi người “tránh” trong khi áo, mũ trắng lốp -là mầu dễ lộ nên thời chiến thường không dùng!
Trong phim Lê Bình cho biết đã “đối diện với cái chết” tại thành phố Homs, nhưng họp báo, cô cho biết “Homs là nơi an toàn vì chỉ có một phần chiến sự ở phía bên kia thôi. Nơi chúng tôi đến hiện đang an toàn và vì thế nên chính phủ mới dẫn chúng tôi đến.”
Nghĩa là, sự nguy hiểm và “thoát chết” chỉ là chém gió!
Cũng không thấy hình ảnh quân địch để có cảm giác chiến sự một tẹo nhể!
3. Cảnh đổ nát vì chiến tranh thì thế hệ bọn mình chả thấy có gì lạ. Hà Nội, đặc biệt là Khâm Thiên, tháng 12.1972 còn tan nát hơn thế nhiều!
Với bọn già đã lớn lên trong chiến tranh và đã xem các bộ phim về chiến tranh từ lúc còn “truổng cởi” như mình, thì nói thật là phim diễn quá mức qui định mà diễn xuất lại kém, nên không thuyết phục.
Làm phim chiến tranh kiểu này, các cụ vốn là phóng viên điện ảnh quân đội thời chiến cười cho đấy. Vì họ trải nghiệm thật, nên hơi thở chiến tranh trong từng mi li met phim, chứ không phải là làm phim du ngoạn xong tự gọi là phim chiến tranh dư lày.
4. Một vấn đề rất lớn của bộ phim là quan điểm chính trị. Chính Lê Bình cho biết “thực sự là không biết nên nghe theo hướng nào vì bên nào cũng có cái lý của họ”. Thế mà cũng đi làm phim? Vì thế, phim không làm rõ được ai chính, ai tà, nên người xem thấy rất mơ hồ.
Vậy thì không thể không đặt ra câu hỏi: Ai đã tài trợ cho nhóm Lê Bình đến đây để làm phim này và nhằm mục đích gì? Xem ký sự, lại nhớ đến Duy Nghĩa -PV của VTV thường trú ở Nga- từng sang Syria mấy lần và thấy đều đề cao vai trò của Nga trong cuộc chiến ở đây.
Đặc biệt, như bác Tống Phước Trị phát hiện, nhóm Lê Bình đi “có tới 2 ông tướng Syri tháp tùng”, buộc mình phải nhớ đến năm trước, PV Duy Nghĩa mặc quần áo của lính Nga, đi cùng lính Nga vào vùng chiến sự Nga – Ukraina để “phản ánh” và hình ảnh đó đã bị cả người Ukraina lẫn VN phản ứng trên mạng xã hội.
Có gì “lan quyên” giữa 2 nhóm phóng viên của VTV ở 2 vụ đều liên quan đến chiến tranh và đều liên quan đến Nga không nhỉ?
Thiết nghĩ, làm báo, càng liên quan đến vấn đề chính trị, càng phải rành mạch, không thể lập lờ “nhân danh” cái gì được chứ nhỉ!
Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!
***
Phụ Nữ News
Nhà báo Lê Bình và VTV đã 'qua mặt' khán giả truyền hình như thế nào?
Sau khi nhà báo Lê Bình cùng các cộng sự thực hiện ký sự Syria phát sóng trên chương trình VTV24, cử nhân luật Trương Nguyễn Thạch phân tích trên báo Giao thông chỉ ra 3 điểm sai sự thật.
Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến là bộ phim tài liệu phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam, do ê-kíp phim của Trung tâm Tin tức VTV24 gồm nhà báo Lê Bình, quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện. Phóng sự được phát vào tối 23/7 đã thu hút sự chú ý, tranh cãi của cộng đồng, có nhiều ý kiến trái chiều.
"Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện bạo lực. Đó là một chân lý mà đáng lẽ ra bất cứ người nào nghiên cứu và phân tích về một cuộc chiến cần phải biết và bắt buộc phải biết. Có hai loại chiến tranh, một là chiến tranh phi nghĩa, đối nghịch lại đó là chiến tranh chính nghĩa.
Tổng thống Al - Assad đã rất nhiều lần khẳng định với thế giới rằng người Syria đang chiến đấu chống khủng bố chứ không phải là đất nước của họ đang đánh nhau. Họ chiến đấu để chống lại những tội ác ghê tởm của IS và của lực lượng đứng đằng sau giật dây. Nói theo ngôn ngữ quân sự, người Syria đang chiến đấu chống cuộc xâm lược thông qua bàn tay của người khác.
Nhà báo Lê Bình có chia sẻ: “Chúng tôi đã rơi rất nhiều nước mắt vì sự đau khổ của những người phụ nữ nông dân, họ căm phẫn và tuyệt vọng khi không hiểu vì lý do gì, người thân, chồng, cha, con mình lại chết một cách oan uổng”. Hay khi được hỏi về “màu sáng của chiến tranh Syria”, Nhà báo Lê Bình chia sẻ: “Chiến tranh không thể có ánh sáng và hy vọng”, “chiến tranh có máu, nước mắt, có nỗi đau tận cùng, có những tội ác khủng khiếp, còn với ánh sáng, tôi lại chưa nhìn thấy. Đó là bản chất của chiến tranh”.
Tôi không thể tin được chị Bình lại có thể phát biểu một câu vô lý tới mức như vậy. Chiến tranh có phi nghĩa và cũng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Hy sinh cho tổ quốc sẽ không thể là cái chết oan uổng như chị nói.
Chi tiết sai lầm trong tác nghiệp
Ảnh 1: Anh lính thuộc quân đội chính phủ giữ đại liên PKM trên lỗ châu mai, nhà báo Lê Bình mặc cái áo đỏ ghé đầu vào chỉ trỏ. Đây là hành động dại dột trên chiến trường, cái áo đỏ của chị Bình có thể lọt ngay vào mắt của một tay hoa tiêu thuộc IS nào đó đang lượn ống nhòm khắp nơi để tìm hoả lực của quân chính phủ. Khi bị lộ cứ điểm thì hoả lực tập trung vào đó, pháo, cối sẽ nã tới cái chỗ mà phóng viên Bình đang đứng. Vô hình chung, phóng viên Bình có thể hại cả đoàn phim cùng tiểu đội đang chiến đấu.
Ảnh 2: Trong công sự tối, chị Bình đeo kính râm như đang đi nghỉ mát ở Sea Links resort. Cạnh đó, chị nói "Mình làm lại nhé" với đồng nghiệp cho thấy chị đang làm đạo diễn. Đây là bộ phim tài liệu, cái tôi cần, mọi người cần là sự lột tả bản chất thật chứ không phải là sự diễn xuất.
Về 3 lần đối mặt với cái chết, có đúng sự thật?
Lần đầu "đối diện với cái chết" như quảng cáo của VTV là tại thành phố Homs. Nhà báo Lê Bình tản bộ trên một cái phố vắng người, phát biểu: "Đây là Homs, thành phố mới chỉ được giải phóng có một phần, phía bên kia IS vẫn đang chiếm đóng!" Thực chất, hướng Tây - khu vực duy nhất trong nội thành còn tồn tại phiến quân mà quân chính phủ chưa kiểm soát được, nằm trọn trong tay của lực lượng FSA (Quân đội tự do Syria) và Al - Nusra (Al - Qaeda chi nhánh Syria) chứ không phải IS.
Nội thành thành phố Homs gần như đã yên bình dù đổ nát, nghĩa là đó là vùng an toàn, cũng có nghĩa lần "đối diện với cái chết thứ 1" như giới thiệu của VTV là đã sai thông tin và nơi này không còn nguy hiểm đến tính mạng.
Lần thứ 2 "đối diện với cái chết", theo ê-kíp chia sẻ, họ rời đi 30 phút thì quả bom cài sẵn phát nổ ngay tại tu viện họ từng đến phỏng vấn.
Được biết, Maaloula là thị trấn của người Cơ Đốc giáo. Đi đường cao tốc Damas - Aleppo theo hướng Bắc lên độ 40km, đi xuyên qua Ayn At Tina thì đến. Vùng này nằm trọn trong vùng mà lực lượng thân chính phủ Syria đang kiểm soát, tức là vùng an toàn, mà an toàn thì làm gì có chuyện đối diện với cái chết.
Và trong khoảng thời gian qua, tôi đã tìm kỹ, không có một vụ tấn công nào nhằm vào tu viện Cơ Đốc Giáo tại khu vực này trong thời gian qua cả. Có thể nói, lần "đối diện với cái chết" lần thứ 2 này không đến nỗi như lời mà chị và VTV đưa ra.
Khu vực có phiến quân gần nhất cũng là phía "đối lập ôn hòa" của Mỹ và đám Al - Nusra chi nhánh Syria đóng về phía Tây, cách đó tầm 60km gần biên giới Lebanon, chứ hiện tại thì không hề có một bóng quân IS nào ở đó.
Đây là chỗ có IS, ở hướng Nam trên bản đồ chứ không phải hướng Tây.
Jobar là khu vực cách 2km về phía Đông Bắc thủ đô Damascus. Chỗ này, quân chính phủ giao tranh cùng với lực lượng "phe đối lập ôn hòa" FSA và Al - Nusra chứ cũng không có IS như nhiều người tưởng. Tình hình khu vực chiến trường nơi mà chị Lê Bình đang tác nghiệp, theo tôi quan sát thấy khá yên tĩnh. Một khu vực giao tranh căng thẳng phải có tiếng nổ của cối, B-41, tiếng lựu đạn, tiếng súng máy bắn áp chế liên hồi, tiếng người chỉ huy hò hét đốc thúc binh sĩ chiến đấu đánh trả địch, tiếng kêu gào của thương binh.
Trong cái phóng sự, tất cả mọi người ở khu vực chiến sự (kể cả binh lính và sĩ quan Syria) đều có vẻ thong thả khoan thai thay cho cái vẻ hối hả gấp gáp thường thấy của chiến trường. Thi thoảng lại vang lên vài tiếng súng, chị Bình giật mình rú lên. Xin thưa đó mới là lính chốt bắn vài loạt ngắn cầm chừng hoặc bắn thăm dò, rõ ràng nhất là anh lính giữ trung liên M-249 cũng chỉ mới kê súng bắn vài viên, khi giao tranh thật sự thì cái khẩu trung liên đó phải nhả đạn liên hồi, đạn áp chế lên đầu địch chứ không phải là bắn vài viên như trong phim đâu.
Anh lính Syria còn bắc ghế nhựa ra ngồi bắn súng: Vậy thì nguy hiểm tính mạng, đối diện cái chết là chưa xác thực. Vài 3 phát đạn, anh quay phim cho rung máy quay hết cỡ, làm ký sự như này nói không ngoa thì ai làm cũng được.
Theo bản đồ, nơi ê-kíp nhà báo Lê Bình đứng vạch hình người đỏ
Chị Bình kết luận: "Người Syria đang dùng súng của Nga, Mỹ, Israel để bắn vào nhau", chị không nắm được bản chất của cuộc chiến Syria, nơi mà quân đội chính phủ, những người đã bảo vệ các phóng viên khi mặc áo đỏ đeo kính râm đi lại thảnh thơi trong công sự, những người đang được Nga hỗ trợ chứ không phải được nhấn nhứ mạnh mẽ như là một bên gây ra chiến tranh đang cố gắng chống lại Chủ nghĩa khủng bố.
Chủ nghĩa khủng bố ấy vốn được Mỹ và Israel nhúng tay vào hỗ trợ. Chúng là lực lượng vẫn chặt đầu, ăn thịt người như các bạn khóc than trong đoạn đầu phóng sự. Các bạn cho rằng đó là "nội chiến". Nó không còn là nội chiến khi mà Syria đã trở thành nơi tập hợp tất cả các chiến binh thánh chiến từ khắp nơi và nơi đan xen nhiều lực lượng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, đặc nhiệm các nước như Nga, Iran, Hezbollah,...
Có một đoạn phỏng vấn tôi thấy anh lính trả lời rất hay. Phóng viên hỏi:
- Khi bắn anh có bao giờ run tay không?
- Tôi không bao giờ run tay, bởi vì tôi biết mình chiến đấu để bảo vệ cho Tổ quốc và nhân dân của mình.
Cách mà anh trả lời, đúng như một người lính có tình yêu, có hậu phương thân yêu và lý tưởng, đã khiến tôi nhìn thấu sự tương phản về nhân cách của hai con người trong khung hình lúc ấy.
Trương Nguyễn Thạch
***
***
Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì?
27-7-2016
Nếu muốn lột tả sự mất mát của chiến tranh, thì Việt Nam vừa trải qua 3 cuộc chiến dằng dặc và tàn khốc, những vết thương còn chưa kịp lành, ngổn ngang bao vấn đề hậu chiến, sao phải sang tận Syria? Chỉ cần đi tận cùng nỗi đau của người Việt, đã đủ nhức nhối và lay động con tim rồi, đâu cần phải thương vay khóc mướn?
Nếu định truyền thông điệp cảnh báo chiến tranh, thì dân tộc Việt hàng ngàn năm qua, cứ mỗi khi bị xâm lược là “còn cái lai quần cũng đánh”, dù rất yêu hòa bình, chứ có sợ sự đe dọa bao giờ đâu?
Trở lại vụ em Lê Bình hẹn gặp Tổng thống Syria nhưng rồi bỏ vì thích làm ký sự hơn bị báo chí cho là bịa, Lê Bình trả lời vụ gặp do Lãnh sự (LS) quán Việt Nam ở Li-Băng sắp xếp, không tin thì cứ mail bằng TIẾNG ANH (không phải tiếng Việt) để hỏi
Ngay lập tức, một diễn đàn của nhà báo đã cho biết, Việt Nam không có LS quán tại Li-băng, chỉ có LS quán danh dự, do một doanh nhân người Li -Băng làm đại diện.
Xin trích ý kiến của một vị đại sứ: “Ta có LS danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc LS danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với Tổng thống Syrie), trong khi ĐSQ ta tại Iran kiêm nhiệm Syrie không hề biết việc này. Vấn đề nữa là nếu cuộc phỏng vấn đã được thu xếp (cứ cho là như thế) mà nhóm VTV từ chối không thực hiện thì khó có thể chấp nhận được, có thể coi đó là “sự cố ngoại giao”, thậm chí ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đến những vùng chiến sự như Syrie, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với ĐSQ để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.”
Link về Lãnh sự danh dự của VN tại Li-băng ở link đây ạ: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-dan%E2%80%A6/vn2518493.html
______
27-7-2016
Nếu muốn lột tả sự mất mát của chiến tranh, thì Việt Nam vừa trải qua 3 cuộc chiến dằng dặc và tàn khốc, những vết thương còn chưa kịp lành, ngổn ngang bao vấn đề hậu chiến, sao phải sang tận Syria? Chỉ cần đi tận cùng nỗi đau của người Việt, đã đủ nhức nhối và lay động con tim rồi, đâu cần phải thương vay khóc mướn?
Nếu định truyền thông điệp cảnh báo chiến tranh, thì dân tộc Việt hàng ngàn năm qua, cứ mỗi khi bị xâm lược là “còn cái lai quần cũng đánh”, dù rất yêu hòa bình, chứ có sợ sự đe dọa bao giờ đâu?
Trở lại vụ em Lê Bình hẹn gặp Tổng thống Syria nhưng rồi bỏ vì thích làm ký sự hơn bị báo chí cho là bịa, Lê Bình trả lời vụ gặp do Lãnh sự (LS) quán Việt Nam ở Li-Băng sắp xếp, không tin thì cứ mail bằng TIẾNG ANH (không phải tiếng Việt) để hỏi
Ngay lập tức, một diễn đàn của nhà báo đã cho biết, Việt Nam không có LS quán tại Li-băng, chỉ có LS quán danh dự, do một doanh nhân người Li -Băng làm đại diện.
Xin trích ý kiến của một vị đại sứ: “Ta có LS danh dự tại Li-băng với nhiệm vụ giúp thúc đẩy quan hệ thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Khó có việc LS danh dự ở Li-băng lại có thể thu xếp được phỏng vấn với nguyên thủ nước ngoài (nhất là với Tổng thống Syrie), trong khi ĐSQ ta tại Iran kiêm nhiệm Syrie không hề biết việc này. Vấn đề nữa là nếu cuộc phỏng vấn đã được thu xếp (cứ cho là như thế) mà nhóm VTV từ chối không thực hiện thì khó có thể chấp nhận được, có thể coi đó là “sự cố ngoại giao”, thậm chí ảnh hưởng quan hệ hai nước. Đến những vùng chiến sự như Syrie, phóng viên nước ngoài thường tham khảo trước và giữ liên hệ với ĐSQ để có thêm thông tin cũng như được bảo hộ khi cần thiết.”
Link về Lãnh sự danh dự của VN tại Li-băng ở link đây ạ: http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-dan%E2%80%A6/vn2518493.html
______
LÃNH SỰ QUÁN HAY LÃNH SỰ DANH DỰ
27-7-2016
Mấy hôm nay, phây búc dậy sóng vì cái này của Lê Bình. Thú thật, mình chỉ lướt qua, không thích xem vì dài và giọng nói như ăn cướp của gái, chả có cảm tình. Thay vào đó, đọc nhiều bài viết về chị, cũng thấy hay và thú vị.
Tính chả viết gì vì bận tối mặt nhưng tối nay vô tình đọc được bài báo với câu này của Lê Bình: “Sự thật phụ thuộc vào bằng chứng. Các bạn hoàn toàn có thể gửi mail bằng tiếng Anh cho Lãnh sự quán Việt Nam tại Li-băng để hỏi về thông tin này. Tôi tin họ sẽ trả lời”. Hơi ngạc nhiên vì sao lại gửi email cho Lãnh sự quán VN ở Li Băng phải bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Việt.
Bèn hỏi ông Gu Gồ, thì ra ở Li Băng không có cơ quan đại sứ quán của VN cả (có lẽ do tình hình chính trị, chiến tranh chết chóc…) mà Đại sứ quán VN ở Ai cập kiêm nhiệm luôn. Không có đại sứ quán thì chắc chắn lãnh sự quán không mở. Mà 1 nước chả lớn, ít người Việt như Li – Băng chắc hẳn là ko cần có Lãnh sự quán rồi.
“Lãnh sự quán Việt nam” mà cô Bình nói ắt hẳn là ông lãnh sự danh dự VN tại Li – Băng. Có lẽ là ông này:http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-danh-du-cua-viet-nam-tai-li-bang-%E2%80%93-mot-dia-chi-huu-ich-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam/vn2518493.html
Cô Bình và VTV đã không phân biệt được đâu là Lãnh sự quán và Lãnh sự danh dự. Và nếu để ông lãnh sự danh sự là doanh nhân (như anh Huy mai linh làm lãnh sự danh dự cho Slovakia, anh luật sư PAT làm cho Phần Lan…) ở một nước Li Băng láng giềng hứa sắp xếp gặp anh Tổng thống Sirya thì thật là khôi hài. Như anh Huy mailinh hứa 1 sắp xếp 1 cô người Slovakia đi gặp Hun xen ở Campuchia vậy.
Chức năng và thẩm quyền của lãnh sự danh dự là gì, hãy gúc đi đừng lười.
______
27-7-2016
Mấy hôm nay, phây búc dậy sóng vì cái này của Lê Bình. Thú thật, mình chỉ lướt qua, không thích xem vì dài và giọng nói như ăn cướp của gái, chả có cảm tình. Thay vào đó, đọc nhiều bài viết về chị, cũng thấy hay và thú vị.
Tính chả viết gì vì bận tối mặt nhưng tối nay vô tình đọc được bài báo với câu này của Lê Bình: “Sự thật phụ thuộc vào bằng chứng. Các bạn hoàn toàn có thể gửi mail bằng tiếng Anh cho Lãnh sự quán Việt Nam tại Li-băng để hỏi về thông tin này. Tôi tin họ sẽ trả lời”. Hơi ngạc nhiên vì sao lại gửi email cho Lãnh sự quán VN ở Li Băng phải bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Việt.
Bèn hỏi ông Gu Gồ, thì ra ở Li Băng không có cơ quan đại sứ quán của VN cả (có lẽ do tình hình chính trị, chiến tranh chết chóc…) mà Đại sứ quán VN ở Ai cập kiêm nhiệm luôn. Không có đại sứ quán thì chắc chắn lãnh sự quán không mở. Mà 1 nước chả lớn, ít người Việt như Li – Băng chắc hẳn là ko cần có Lãnh sự quán rồi.
“Lãnh sự quán Việt nam” mà cô Bình nói ắt hẳn là ông lãnh sự danh dự VN tại Li – Băng. Có lẽ là ông này:http://vietnamexport.com/co-quan-lanh-su-danh-du-cua-viet-nam-tai-li-bang-%E2%80%93-mot-dia-chi-huu-ich-cho-cac-doanh-nghiep-viet-nam/vn2518493.html
Cô Bình và VTV đã không phân biệt được đâu là Lãnh sự quán và Lãnh sự danh dự. Và nếu để ông lãnh sự danh sự là doanh nhân (như anh Huy mai linh làm lãnh sự danh dự cho Slovakia, anh luật sư PAT làm cho Phần Lan…) ở một nước Li Băng láng giềng hứa sắp xếp gặp anh Tổng thống Sirya thì thật là khôi hài. Như anh Huy mailinh hứa 1 sắp xếp 1 cô người Slovakia đi gặp Hun xen ở Campuchia vậy.
Chức năng và thẩm quyền của lãnh sự danh dự là gì, hãy gúc đi đừng lười.
______
Biếm: Thư của TT Assad gửi BTV Lê Bình
Syria, ngày 24/7/2016,
Chị Lê Bình kính mến,
Cho đến lúc này tôi vẫn đang chưa dám cởi quần dài để đón chị tại Damascus. Tôi tin tưởng rằng, cuộc trả lời phỏng vấn với chị là cuộc trả lời phỏng vấn quan trọng nhất suốt sự nghiệp chính trị của tôi.
Việt Nam là đất nước đã trải qua chiến tranh và hẳn chị đã biết có rất nhiều phóng viên chiến trường là người Việt Nam đã tới đưa tin tại những vùng khói lửa. Các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại Việt Nam thì nhiều vô kể. Mặc cho Saigon luôn trong tình trạng có thể bị đánh bom và những cánh rừng dừa nước luôn có đạn AK47 xé giời lao lên trực thăng. Họ vẫn ở đấy như cái anh Coppola quay phim trong bài hát Hello Vietnam của cô Phạm Quỳnh Anh. Thảm sát Mỹ Lai nếu không có nhà báo Seymour Hersh thì chắc mãi mãi nằm trong kí ức của những tên lính Mỹ.
Về mặt giới tính mà nói, năm 1964 có một nữ nhà báo Pháp đã tới Hà Nội để phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Một cuộc phỏng vấn mà tôi cho rằng rất lí thú. Hà Nội lúc ấy đương nhiên không thể nói là an toàn tuyệt đối vì bom đạn chả biết bay tới lúc nào và đám trộm cướp thì ngập thành phố.
Tôi biết chiến tranh là nguy hiểm, đất nước chúng tôi đang trong một tình trạng nguy hiểm. Xin chị hãy bớt chút thời gian trong lúc trang điểm lên hình để đọc nhật kí của một phóng viên chiến trường Iraq:
“Ánh sáng loé trên bầu trời tối, một loạt tiếng nổ ầm vang vọng tới chỗ chúng tôi trên biên giới Kuwait – Iraq. Đại uý Alex Deraney, chỉ huy đại đội công binh 535, nói: “Pháo đã nổ, đã đến lúc lên đường”. Theo lệnh của ông, toàn bộ binh lính vào xe và khởi động.
Tâm trạng mọi người căng thẳng pha lẫn hoảng sợ, họ vẫn chưa thực sự hoàn hồn sau vụ tấn công tên lửa Scud trước đó. Một tên lửa Iraq đã rơi xuống cách vị trí của chúng tôi có 5 km. Tất cả nhanh chóng mặc MOPP 2 – mức thứ 2 trong số 4 mức bảo vệ khỏi vũ khí sinh hoá, gồm một bộ quần áo dày và mặt nạ phòng độc”.
Đêm qua tôi có xem clip của các chị và tôi phải vắt tivi mấy lần mới hết nước. Chắc người dân Việt Nam cũng vừa xem vừa dùng máy sấy tóc xì vào màn hình. Tôi xin thành thật nói rằng đấy là tình trạng tương đối bình thường tại đất nước chúng tôi mà chị hoàn toàn có thể hình dung khi xem thời sự quốc tế. Nhẽ nào các chị cứ xách balo lên và đi mà không hề nghiên cứu gì sao?
Mặc dù thế, tại dinh thự của tôi tại Damas thì tình hình yên bình hơn rất nhiều. Tôi rất tiếc các nhân viên văn phòng tổng thống Syria không cung cấp kịp thời thông tin cho chị. Cái bọn điên này.
Xin chị hãy nhìn tấm hình tôi gửi kèm đây. Cuộc trả lời phỏng vấn với Jeremy Bowen của BBC vào tháng 2 năm 2015 khi Nga chưa bắt đầu cuộc không kích và tình trạng đất nước tôi kinh khủng hơn gấp bội. Ngay cả ở thủ đô. Có lẽ ông nhà báo của BBC vì tuổi tác nên không còn tiếc đời lắm, tôi không hiểu. Nhưng ông ấy không tèm nhem mũi dãi chạy ra sân bay chỉ vì những âm thanh giống chơi game Beach Head. Xin chị hãy tin tôi, cuộc phỏng vấn ấy đáng giá từng xu.
Người dân Việt Nam không muốn xem lại những hình ảnh đã đầy rẫy trên internet theo phiên bản Cao Văn Lầu. Tôi nghĩ họ muốn biết ông tổng thống Syria nói gì về tình hình đất nước và chia sẻ những góc các chị không thể tới như những khách du lịch đi phượt. Chẳng phải chị đã nói mục đích của chị đến đây là vì cuộc gặp với tôi sao?
Tôi tin chị sẽ quay lại bởi một nhà báo không chỉ là một người phụ nữ thút thít khi xem phim drama. Nếu chỉ xem dân lành chịu tai ương rồi khóc thì tôi nghĩ các chị đã hết nước mắt trước khi ra tới Nội Bài để đến nước tôi rồi.
Thân ái,
Người bạn mòn mỏi của chị
Bashar al-Assad
______
Syria, ngày 24/7/2016,
Chị Lê Bình kính mến,
Cho đến lúc này tôi vẫn đang chưa dám cởi quần dài để đón chị tại Damascus. Tôi tin tưởng rằng, cuộc trả lời phỏng vấn với chị là cuộc trả lời phỏng vấn quan trọng nhất suốt sự nghiệp chính trị của tôi.
Việt Nam là đất nước đã trải qua chiến tranh và hẳn chị đã biết có rất nhiều phóng viên chiến trường là người Việt Nam đã tới đưa tin tại những vùng khói lửa. Các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại Việt Nam thì nhiều vô kể. Mặc cho Saigon luôn trong tình trạng có thể bị đánh bom và những cánh rừng dừa nước luôn có đạn AK47 xé giời lao lên trực thăng. Họ vẫn ở đấy như cái anh Coppola quay phim trong bài hát Hello Vietnam của cô Phạm Quỳnh Anh. Thảm sát Mỹ Lai nếu không có nhà báo Seymour Hersh thì chắc mãi mãi nằm trong kí ức của những tên lính Mỹ.
Về mặt giới tính mà nói, năm 1964 có một nữ nhà báo Pháp đã tới Hà Nội để phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Một cuộc phỏng vấn mà tôi cho rằng rất lí thú. Hà Nội lúc ấy đương nhiên không thể nói là an toàn tuyệt đối vì bom đạn chả biết bay tới lúc nào và đám trộm cướp thì ngập thành phố.
Tôi biết chiến tranh là nguy hiểm, đất nước chúng tôi đang trong một tình trạng nguy hiểm. Xin chị hãy bớt chút thời gian trong lúc trang điểm lên hình để đọc nhật kí của một phóng viên chiến trường Iraq:
“Ánh sáng loé trên bầu trời tối, một loạt tiếng nổ ầm vang vọng tới chỗ chúng tôi trên biên giới Kuwait – Iraq. Đại uý Alex Deraney, chỉ huy đại đội công binh 535, nói: “Pháo đã nổ, đã đến lúc lên đường”. Theo lệnh của ông, toàn bộ binh lính vào xe và khởi động.
Tâm trạng mọi người căng thẳng pha lẫn hoảng sợ, họ vẫn chưa thực sự hoàn hồn sau vụ tấn công tên lửa Scud trước đó. Một tên lửa Iraq đã rơi xuống cách vị trí của chúng tôi có 5 km. Tất cả nhanh chóng mặc MOPP 2 – mức thứ 2 trong số 4 mức bảo vệ khỏi vũ khí sinh hoá, gồm một bộ quần áo dày và mặt nạ phòng độc”.
Đêm qua tôi có xem clip của các chị và tôi phải vắt tivi mấy lần mới hết nước. Chắc người dân Việt Nam cũng vừa xem vừa dùng máy sấy tóc xì vào màn hình. Tôi xin thành thật nói rằng đấy là tình trạng tương đối bình thường tại đất nước chúng tôi mà chị hoàn toàn có thể hình dung khi xem thời sự quốc tế. Nhẽ nào các chị cứ xách balo lên và đi mà không hề nghiên cứu gì sao?
Mặc dù thế, tại dinh thự của tôi tại Damas thì tình hình yên bình hơn rất nhiều. Tôi rất tiếc các nhân viên văn phòng tổng thống Syria không cung cấp kịp thời thông tin cho chị. Cái bọn điên này.
Xin chị hãy nhìn tấm hình tôi gửi kèm đây. Cuộc trả lời phỏng vấn với Jeremy Bowen của BBC vào tháng 2 năm 2015 khi Nga chưa bắt đầu cuộc không kích và tình trạng đất nước tôi kinh khủng hơn gấp bội. Ngay cả ở thủ đô. Có lẽ ông nhà báo của BBC vì tuổi tác nên không còn tiếc đời lắm, tôi không hiểu. Nhưng ông ấy không tèm nhem mũi dãi chạy ra sân bay chỉ vì những âm thanh giống chơi game Beach Head. Xin chị hãy tin tôi, cuộc phỏng vấn ấy đáng giá từng xu.
Người dân Việt Nam không muốn xem lại những hình ảnh đã đầy rẫy trên internet theo phiên bản Cao Văn Lầu. Tôi nghĩ họ muốn biết ông tổng thống Syria nói gì về tình hình đất nước và chia sẻ những góc các chị không thể tới như những khách du lịch đi phượt. Chẳng phải chị đã nói mục đích của chị đến đây là vì cuộc gặp với tôi sao?
Tôi tin chị sẽ quay lại bởi một nhà báo không chỉ là một người phụ nữ thút thít khi xem phim drama. Nếu chỉ xem dân lành chịu tai ương rồi khóc thì tôi nghĩ các chị đã hết nước mắt trước khi ra tới Nội Bài để đến nước tôi rồi.
Thân ái,
Người bạn mòn mỏi của chị
Bashar al-Assad
ĐỘNG CƠ CỦA CÔ LÊ BÌNH LÀ GÌ? CÁI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUAN HỆ QUỐC TẾ
27-7-2016
Lần trước mình đã thẽ thọt có đôi ý kiến về cái phóng sự “Giữa sự sống và cái chết” gì đó của cô Lê Bình cùng equipe.
Bây giờ lại thêm một phóng sự nữa – mình nghĩ chuyện này không ổn rồi. Lần trước đã thế, lần này lại vẫn thế, những lý do cũ rích. Nhưng người ta sẽ hỏi, “động cơ của chị Lê Bình là gì?” hay rộng hơn, “Vê Tê Vê, động cơ của các vị là gì?”
Mình đồng ý với cái nhìn về chiến tranh – không ai muốn nó cả, và chiến tranh là điều khủng khiếp, đau khổ nhất. Trừ trẻ con ra, những người lớn chúng ta, đặc biệt là người Việt Nam ai cũng biết điều đó, quá biết. Không cần ai đó khóc ồng ộc ra trên màn ảnh, cũng không phải lên giọng “sản phẩm khốn nạn nhất của con người” tất cả ai cũng biết.
Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài 5, 6 năm nay và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, và số lượng người nhiều hơn nhiều phải đi tị nạn, tha phương cầu thực, màn trời chiếu đất. Tại sao lại có cuộc nội chiến này? Lập trường của Nhà nước Việt Nam về cuộc chiến ra sao?
Xin nói rằng, cuộc nội chiến giữa một bên là các nhóm đối lập “được Phương Tây hậu thuẫn” và bên kia là Chính phủ Syria. Trong quan hệ quốc tế, thì các bên tham chiến và các bên khởi nghĩa, đều là những chủ thể của luật quốc tế và quan hệ quốc tế, chứ không chỉ Chính phủ hay chính quyền của một nước. Chỉ hôm nay hoặc ngày mai, là bên tham chiến, khởi nghĩa đó có thể giành thắng lợi và lại trở thành lực lượng nắm quyền.
Lý lẽ của chuyện này là tổng thống Bassar Al-Assad đã lên nắm quyền bằng những cách phi dân chủ (chuyện này quá dài để nói, nhưng điều cần chú ý là ông bố cũng là cựu tổng thống và người ta cáo buộc ông con đã dùng những cách thức vi hiến để nắm quyền.) Đồng thời chính quyền của ông ta cũng bị cáo buộc những hành động vi phạm nhân quyền khác nữa, đặc biệt là gần đây là bị cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học tàn sát dân thường.
Xin trích một số đoạn của báo chí trong nước ta thôi như sau:
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 19/9, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam đối với báo cáo mới đây của Phái đoàn thanh sát Liên Hợp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria và thỏa thuận khung Nga-Mỹ về tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết:
“Lập trường của Việt Nam về vấn đề vũ khí hóa học đã được nêu rõ. Việt Nam lên án mạnh mẽ hành động sử dụng vũ khí hóa học giết hại thường dân và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ Công ước quốc tế về vũ khí hóa học.
Việt Nam hoan nghênh thỏa thuận khung ngày 14/9/2013 giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Việt Nam mong các bên liên quan triển khai nghiêm túc thỏa thuận trên, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay tại Syria, sớm đem lại hòa bình và ổn định cho nhân dân Syria.
Lên mạng chỉ cần đọc tin trong nước đã thấy hàng trăm tin về việc Liên hiệp quốc tổ chức thanh sát kho vũ khí hóa học của Syria, thậm chí Vnexpress còn có cả một chuyên trang hay topic riêng với từ khóa riêng cho dễ tìm kiếm. Ông tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon “ớn lạnh vì kho vũ khí hóa học của Syria.”
Có mỗi Nga đòi “phải khách quan khi thanh sát vũ khí hóa học Syria” (năm 2013, họ ám chỉ có thể đối lập ở Syria cũng có vũ khí hóa học.)
Riêng “đồng chí” Al-Assad thì cần đến… 1 tỷ đô la để xử lý đống vũ khí hóa học đó. Không có lửa, làm sao có khói. Nếu Al-Assad trong sạch thì dở hơi tự dưng cầm lửa tự đốt chân mình làm gì?
Nói một cách thẳng thắn, Al-Assad đi ngược lại những tư tưởng và giá trị dân chủ của phương Tây, mà tư tưởng dân chủ của họ có tính phổ quát – họ muốn áp dụng lên tất cả nhân loại. Ai đi ngược lại, sẽ bị cho là độc tài. Ủng hộ Al-Assad do đó chỉ còn các nước “đối lập phương Tây” như Nga, Bắc Hàn… Trung Quốc là đối tác khăng khít với Phương Tây về kinh tế, nhưng lại thường xuyên bị cáo buộc về nhân quyền, sẽ có thái độ lập lờ, lúc thế này, lúc thế khác.
Việt Nam với lập trường “không liên kết” với anh này để chống lại anh khác, đương nhiên không nên to tiếng làm gì. Chẳng gì thì chính quyền của ông Al-Assad trước mắt vẫn cứ là được bầu lên “hợp pháp” và đang có quan hệ ngoại giao chính thức, không nên có những lập trường thù địch với họ. Tuy nhiên, đó là một chính quyền đang bị cô lập và trong cuộc nội chiến hiện nay, đang chỉ chiếm đóng được có ¼ đến cùng lắm một phần ba diện tích lãnh thổ, vùng giàu có nhất thì trong tay… IS và đối lập.
Điều đó cũng có nghĩa là chính quyền này có thể bị lật đổ bất cứ lúc nào. Chính xác, sẽ bị lật đổ khi nào Mỹ muốn, và Nga thì buông. Chuyện này phức tạp, thôi chúng ta chẳng đoán làm gì, để chờ xem vậy.
Cô Lê Bình và equipe đã đúng khi đi theo đường chính thống, nghĩa là tiếp cận từ góc độ quan hệ chính thức giữa hai nước. Tuy nhiên họ đã không chỉ mặt đặt tên được cho nguyên nhân của cuộc nội chiến là do đâu – họ chỉ vu vơ vào chỗ họ đang đứng, và bảo rằng quân Chính phủ Syria vừa chiếm được từ tay IS. Cộng đồng cư dân mạng Facebook Việt Nam thì phát hiện chỗ đó trước đó là của lực lượng đối lập chiếm…
Lại có một khía cạnh nữa, là Mỹ đã tấn công các mục tiêu của IS từ tháng 9/2014, trước Nga 1 năm. Nhưng Nga thì bị cáo buộc là “ngoài IS, có tấn công thêm lực lượng đối lập với Chính phủ Syria của ông Assad.”
Xin trích một đoạn phát ngôn từ năm 2014 của ông Lê Hải Bình:
TTXVN: Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Mỹ tấn công các mục tiêu của IS ở Syria?
Ông Lê Hải Bình: Việt Nam ủng hộ những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chống lại những hành động khủng bố dưới mọi hình thức, với điều kiện những hành động này phải tuân thủ luật pháp quốc tế, chủ quyền của các quốc gia cũng như bảo đảm tính mạng cho dân thường.
Ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết thông tin trên trong buổi họp báo chiều 25/9. Trước tình hình lực lượng Nhà nước Hồi giáo ngày càng phát triển và tàn bạo trong khi Mỹ và các đối tác đang thực hiện nhiều cuộc tấn công vào khu vực này, ông Bình cho biết hiện không có người Việt Nam nào ở Iraq. Công dân duy nhất còn ở Syria sẽ được sớm đưa về nước.
Tình thế đã rõ ràng, Việt Nam ta đương nhiên là phải bênh Nga, và bênh luôn cả Al-Assad. Chuyện nhân quyền, dân chủ tính sau, vớ vẩn! Từ góc độ đó, động cơ của cô Lê Bình là có lý. Nhưng từ góc độ sâu xa hơn, về nguyên nhân của cuộc nội chiến, những vi phạm về nhân quyền của chính quyền Al-Assad, thì e rằng không ổn. Đừng nói một chiều, cái gì cũng có nguyên nhân của nó, và chẳng cái gì nằm ngoài nhân quả cả.
Làm phóng sự từ góc độ chính thống, tức là tiếp cận từ phía Chính phủ Syria, nhưng quên rằng chính họ đang bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và phải chấp nhận thanh sát từ Liên hiệp quốc – nào, cô Lê Bình và đồng sự, thấy điểm không ổn nó như thế nào chưa?
Trong những chuyện như thế này, tốt nhất là nên giữ im lặng. Nhà nước Việt Nam đã im lặng (anh Lê Hải Bình có nói gì đâu, chẳng lên án cái gì cả!) thì có lý gì một nhóm phóng viên cứ le te cầm đèn chạy trước ô tô? Các vị định cảnh báo cái gì đây – vì một khi cái “nghiệp chướng” của chúng ta có đến, thì các vị mỗi người có đến 10 cái lưỡi cũng chẳng thể ngăn được. Điều quan trọng là một chính quyền phải biết vì nhân dân, vì con người. Nếu không làm được điều đó, chỉ mong vơ vét, đục khoét… ních cho đầy túi, rồi tìm cách nhập… quốc tịch Malta thì thảm họa sẽ không thể tránh khỏi. Đừng nghĩ chạy đi rồi thì thoát, nghiệp báo các vị đã làm, các vị chạy trời không khỏi nắng. Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát lắm các vị ạ.
Vì chỉ xin nhắc lại một điều đơn giản này thôi: chỉ một người bán hoa quả đã châm ngòi cho vị tổng thống chui ống cống, thì chẳng có gì là không thể xảy ra. Ngày hôm nay chúng ta có thể nói thế này, thì mai có dám nói thế khác được không, đó mới là vấn đề… Làm nghề gì ăn nghề ấy, gió chiều nào che chiều ấy là khôn ngoan, nhưng làm người mà nay nói trắng, mai nói đen, e cũng tổn phước lắm thay.
Đau nhất là chính cha Al-Assad này vừa ủng hộ Trung Quốc sau khi PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.
***
PHÓNG VIÊN CHIẾN TRƯỜNG, HỌ LÀ AI?
27-7-2016
Mời đọc lại: Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và phóng viên Lê Bình — Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì?
Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin. Tự thân bài phóng sự đã thể hiện kỹ năng báo chí của người viết. Cái mà độc giả cần không phải là nghe những câu chuyện ly kỳ và rùng rợn đối mặt tử thần của phóng viên chiến trường mà là khả năng tiếp cận thông tin đồng thời cung cấp những gì mới nhất nhất đang xảy ra tại điểm nóng. Trong thực tế, độc giả không bao giờ quan tâm làm thế nào Christian Amanpour (từng ngồi trưởng thông tín viên quốc tế CNN) chạy chọt visa vất vả làm sao và vượt bao nhiêu dặm để có mặt tại một nơi hắc ám như Pakistan. Quan trọng hơn, người ta muốn xem Amanpour phỏng vấn ai và hỏi những gì. Sự kiện về cuộc chiến có giá trị vạn lần những tâm sự và kể lể mang tính cá nhân…
Chuyên nghiệp như thế nào?
Trước khi sang Pakistan (và sau đó là Afghanistan), phóng viên Vincent Laforet của tờ New York Times (Pulitzer 2002) đã đọc một đống sách với nội dung chủ yếu về khủng bố, mạng khủng bố toàn cầu Al-Qeada của Osama Bin Laden, hiện tượng khủng bố Hồi giáo cực đoan và cả kinh Koran. Trên đường đến Pakistan, Laforet đã hình dung gặp ai, tiếp cận thông tin từ đâu và viết những gì. Đó là một phần của sự thể hiện tính chuyên nghiệp. Hơn nữa, với một số báo lớn, tiêu chuẩn ưu tiên cho cuộc hành trình sang chiến địa Afghanistan là kỹ năng ngôn ngữ.
Tuy gần như không phóng viên quốc tế nào của làng báo Mỹ nói được bất kỳ thứ tiếng địa phương nào ở Afghanistan nhưng có nhiều phóng viên thông thạo tiếng Urdu, Arabic, Farsi và Nga. Tờ Boston Globe đã phái phóng viên biết tiếng Arabic Anthony Shadid sang Cairo; Los Angeles Times cử phóng viên biết tiếng Farsi Soraya Sorhaddi Nelson sang Teheran. Tòa soạn cũng ưu tiên cho phóng viên có kỹ năng viết tốt và kiến thức nền đủ rộng để có thể dẫn chứng và bình luận chớp nhoáng, chẳng hạn Jay Tolson của tờ U.S. News & World Report, với kiến thức sâu về Hồi giáo nhờ có thời gian làm giáo viên sử và văn học. Tổng biên tập Brian Duffy của U.S. News & World Report cũng phái phóng viên biết tiếng Urdu Michael Schaffer sang Islamabad, nơi Michael từng sống vài năm hồi còn trẻ khi bố anh là nhà ngoại giao ở Pakistan…
Khi đến điểm nóng, họ nhanh chóng thích nghi và có thể bắt tay vào việc mà không lúng túng. Thực tế cho thấy phóng viên chiến trường phương Tây đều là những tay chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Tình trạng xung đột chưa bao giờ ngưng tại khắp thế giới đã trở thành một trong những yếu tố rèn luyện tính chuyên nghiệp cho phóng viên phương Tây – với ba siêu cường báo chí: Mỹ, Anh và Pháp. Cần nhắc lại, trong lịch sử 126 năm của mình, hãng tin AP đã mất 26 phóng viên chiến trường trong đó có 9 người thiệt mạng trong 9 năm qua – nhiều hơn so với mỗi trong hai kỳ thế chiến hay tại cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Hỗ trợ cho chuyên nghiệp
Bởi tính chất nguy hiểm của chiến trường, nhiều tờ báo-hãng tin đều trang bị xe chống đạn cho phóng viên, cùng áo chống đạn, mũ bảo hiểm… Và phóng viên cũng trải qua các khóa huấn luyện về an toàn cá nhân với cố vấn là giới chức quân đội nghỉ hưu và chuyên gia ngành an ninh. BBC, Reuters, AP, AFP… đều buộc phóng viên chiến trường phải học các lớp này. Người ta còn dạy tâm lý học để giúp phóng viên nhanh chóng lấy lại quân bình lúc trở về sau khi chứng kiến những cảnh đổ máu ghê rợn tại chiến trường. Ngoài ra, phóng viên cũng học sự nhận biết các mối nguy hiểm tiềm tàng, như cách quan sát để có thể băng qua một dãy nhà (nhằm tránh hứng đạn bắn tỉa) để không thiệt mạng như trường hợp phóng viên Hà Lan Sander Thoenes – làm cho tờ Christian Science Monitor và Financial Times – bị bắn chết tại Đông Timor năm 1999.
Họ cũng học cách sống trong môi trường khắc nghiệt nếu bị bắt cóc… Tất cả đều thể hiện tính chuyên nghiệp hóa. Bản thân phóng viên cũng tự chuyên nghiệp hóa bằng kinh nghiệm riêng. Họ sẽ không liều mạng ôm máy ra một con đường khi không thấy bóng dáng trẻ em nô đùa hay vào một ngôi làng mà các cửa hàng đóng cửa kín mít. Họ học cách hoàn thành bài viết (và gửi về) vào giữa trưa vì buổi tối thường bị cắt điện. Họ quan sát kỹ phòng khách sạn để bảo đảm rằng cửa và ổ khóa tốt, nhằm hạn chế khả năng bị bắt cóc. Họ luôn xin những số điện thoại cần thiết tại những vùng nguy hiểm đến mức khó có khả năng quay trở lại.
Họ luôn thủ sẵn thư giới thiệu từ giới chức trách địa phương của cả hai bên xung đột và học cách bỏ chúng vào ngăn túi khác nhau để khi cần móc ra khỏi bị nhầm. Và với các phóng viên không bao giờ hút thuốc, họ cũng lận gói thuốc thơm trong bụng để có thể “mời thân thiện” lính kiểm tra tại các chốt gác. Đó là chưa kể những tờ 10 USD đổi sẵn nhằm làm lót tay những tên lính canh. Quan trọng hơn hết, phóng viên chiến trường bao giờ cũng có bản đồ chi tiết khu vực-vùng xung đột để có thể thâm nhập và thoát ra an toàn (vài tờ báo-hãng tin lớn như CNN hoặc BBC còn mua cả bản đồ vệ tinh quân đội).
Tuy nhiên, tính cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều phóng viên vất bỏ những qui định an toàn cá nhân để có mặt trên chiến tuyến. Cựu binh Robin Wright – từng lăn lộn tại chiến trường Trung Đông và nhiều nước châu Phi khi còn làm thông tín viên cho Christian Science Monitor, Sunday Times of London, CBS News và hiện là thông tín viên ngoại giao của Los Angeles Times – kể rằng hầu hết phóng viên chiến trường đều là những tay liều mạng, với những lý do cá nhân khác nhau và mục đích khác nhau. Vài người trong số đó tin rằng họ đang tường thuật lịch sử đương đại, là nhân chứng của một tấn bi kịch nhân loại hay một thay đổi chính trị nghiêm trọng. Có vô số lần các phóng viên đã bất chấp lệnh triệu hồi của ban biên tập – như thông tín viên Los Angeles Times Paul Watson vẫn ở lì Kosovo hồi năm 1999 hay Loren Jenkins phớt lờ lệnh của ban biên tập Newsweek khi tiếp tục nán lại Sài Gòn (và chỉ rời đi cùng ngày với đại sứ Mỹ)… Câu chuyện kể về tình trạng hỗn loạn tại Sài Gòn vào những ngày tháng 4-1975 lịch sử chính là điều mà độc giả quan tâm, chứ không phải chuyện bản thân Loren Jenkins lấy tin như thế nào…
Phóng viên phương Tây được trang bị đủ đồ chơi chuyên dụng và đắt tiền. Trang thiết bị hiện đại giúp họ hoàn thiện kỹ năng làm báo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn nằm ở chỗ con người. Chỉ có con người chuyên nghiệp mới sử dụng hiệu quả kỹ thuật chuyên nghiệp và tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp.
……..
Bài này tôi làm cách đây hơn 10 năm. Đến nay kỹ năng tác nghiệp của phóng viên chiến trường phương Tây có thể thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản các chi tiết nêu trong bài vẫn còn tính thời sự. Vấn đề đáng nói nhất, như được nhấn mạnh trong bài, điều mà độc giả quan tâm là tin tức chứ không phải cá nhân người làm tin. Chẳng phóng viên chiến trường chuyên nghiệp nào ‘tường thuật” về bản thân họ hơn là nội dung bản tin. Điều đó, với giới nhà báo chuyên nghiệp, sẽ là rất buồn cười.
Mạnh Kim
27-7-2016
Mời đọc lại: Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và phóng viên Lê Bình — Nghĩ mãi vẫn không hiểu ký sự Syria của em Lê Bình nói cái gì?
Họ sẽ không bao giờ kể lại cuộc hành trình đến điểm nóng như thế nào và cũng không bao giờ nhắc đến những chi tiết rườm rà liên quan kỹ thuật lấy tin. Tự thân bài phóng sự đã thể hiện kỹ năng báo chí của người viết. Cái mà độc giả cần không phải là nghe những câu chuyện ly kỳ và rùng rợn đối mặt tử thần của phóng viên chiến trường mà là khả năng tiếp cận thông tin đồng thời cung cấp những gì mới nhất nhất đang xảy ra tại điểm nóng. Trong thực tế, độc giả không bao giờ quan tâm làm thế nào Christian Amanpour (từng ngồi trưởng thông tín viên quốc tế CNN) chạy chọt visa vất vả làm sao và vượt bao nhiêu dặm để có mặt tại một nơi hắc ám như Pakistan. Quan trọng hơn, người ta muốn xem Amanpour phỏng vấn ai và hỏi những gì. Sự kiện về cuộc chiến có giá trị vạn lần những tâm sự và kể lể mang tính cá nhân…
Chuyên nghiệp như thế nào?
Trước khi sang Pakistan (và sau đó là Afghanistan), phóng viên Vincent Laforet của tờ New York Times (Pulitzer 2002) đã đọc một đống sách với nội dung chủ yếu về khủng bố, mạng khủng bố toàn cầu Al-Qeada của Osama Bin Laden, hiện tượng khủng bố Hồi giáo cực đoan và cả kinh Koran. Trên đường đến Pakistan, Laforet đã hình dung gặp ai, tiếp cận thông tin từ đâu và viết những gì. Đó là một phần của sự thể hiện tính chuyên nghiệp. Hơn nữa, với một số báo lớn, tiêu chuẩn ưu tiên cho cuộc hành trình sang chiến địa Afghanistan là kỹ năng ngôn ngữ.
Tuy gần như không phóng viên quốc tế nào của làng báo Mỹ nói được bất kỳ thứ tiếng địa phương nào ở Afghanistan nhưng có nhiều phóng viên thông thạo tiếng Urdu, Arabic, Farsi và Nga. Tờ Boston Globe đã phái phóng viên biết tiếng Arabic Anthony Shadid sang Cairo; Los Angeles Times cử phóng viên biết tiếng Farsi Soraya Sorhaddi Nelson sang Teheran. Tòa soạn cũng ưu tiên cho phóng viên có kỹ năng viết tốt và kiến thức nền đủ rộng để có thể dẫn chứng và bình luận chớp nhoáng, chẳng hạn Jay Tolson của tờ U.S. News & World Report, với kiến thức sâu về Hồi giáo nhờ có thời gian làm giáo viên sử và văn học. Tổng biên tập Brian Duffy của U.S. News & World Report cũng phái phóng viên biết tiếng Urdu Michael Schaffer sang Islamabad, nơi Michael từng sống vài năm hồi còn trẻ khi bố anh là nhà ngoại giao ở Pakistan…
Khi đến điểm nóng, họ nhanh chóng thích nghi và có thể bắt tay vào việc mà không lúng túng. Thực tế cho thấy phóng viên chiến trường phương Tây đều là những tay chuyên nghiệp và nhiều kinh nghiệm. Tình trạng xung đột chưa bao giờ ngưng tại khắp thế giới đã trở thành một trong những yếu tố rèn luyện tính chuyên nghiệp cho phóng viên phương Tây – với ba siêu cường báo chí: Mỹ, Anh và Pháp. Cần nhắc lại, trong lịch sử 126 năm của mình, hãng tin AP đã mất 26 phóng viên chiến trường trong đó có 9 người thiệt mạng trong 9 năm qua – nhiều hơn so với mỗi trong hai kỳ thế chiến hay tại cuộc chiến Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam.
Hỗ trợ cho chuyên nghiệp
Bởi tính chất nguy hiểm của chiến trường, nhiều tờ báo-hãng tin đều trang bị xe chống đạn cho phóng viên, cùng áo chống đạn, mũ bảo hiểm… Và phóng viên cũng trải qua các khóa huấn luyện về an toàn cá nhân với cố vấn là giới chức quân đội nghỉ hưu và chuyên gia ngành an ninh. BBC, Reuters, AP, AFP… đều buộc phóng viên chiến trường phải học các lớp này. Người ta còn dạy tâm lý học để giúp phóng viên nhanh chóng lấy lại quân bình lúc trở về sau khi chứng kiến những cảnh đổ máu ghê rợn tại chiến trường. Ngoài ra, phóng viên cũng học sự nhận biết các mối nguy hiểm tiềm tàng, như cách quan sát để có thể băng qua một dãy nhà (nhằm tránh hứng đạn bắn tỉa) để không thiệt mạng như trường hợp phóng viên Hà Lan Sander Thoenes – làm cho tờ Christian Science Monitor và Financial Times – bị bắn chết tại Đông Timor năm 1999.
Họ cũng học cách sống trong môi trường khắc nghiệt nếu bị bắt cóc… Tất cả đều thể hiện tính chuyên nghiệp hóa. Bản thân phóng viên cũng tự chuyên nghiệp hóa bằng kinh nghiệm riêng. Họ sẽ không liều mạng ôm máy ra một con đường khi không thấy bóng dáng trẻ em nô đùa hay vào một ngôi làng mà các cửa hàng đóng cửa kín mít. Họ học cách hoàn thành bài viết (và gửi về) vào giữa trưa vì buổi tối thường bị cắt điện. Họ quan sát kỹ phòng khách sạn để bảo đảm rằng cửa và ổ khóa tốt, nhằm hạn chế khả năng bị bắt cóc. Họ luôn xin những số điện thoại cần thiết tại những vùng nguy hiểm đến mức khó có khả năng quay trở lại.
Họ luôn thủ sẵn thư giới thiệu từ giới chức trách địa phương của cả hai bên xung đột và học cách bỏ chúng vào ngăn túi khác nhau để khi cần móc ra khỏi bị nhầm. Và với các phóng viên không bao giờ hút thuốc, họ cũng lận gói thuốc thơm trong bụng để có thể “mời thân thiện” lính kiểm tra tại các chốt gác. Đó là chưa kể những tờ 10 USD đổi sẵn nhằm làm lót tay những tên lính canh. Quan trọng hơn hết, phóng viên chiến trường bao giờ cũng có bản đồ chi tiết khu vực-vùng xung đột để có thể thâm nhập và thoát ra an toàn (vài tờ báo-hãng tin lớn như CNN hoặc BBC còn mua cả bản đồ vệ tinh quân đội).
Tuy nhiên, tính cạnh tranh gay gắt đã khiến nhiều phóng viên vất bỏ những qui định an toàn cá nhân để có mặt trên chiến tuyến. Cựu binh Robin Wright – từng lăn lộn tại chiến trường Trung Đông và nhiều nước châu Phi khi còn làm thông tín viên cho Christian Science Monitor, Sunday Times of London, CBS News và hiện là thông tín viên ngoại giao của Los Angeles Times – kể rằng hầu hết phóng viên chiến trường đều là những tay liều mạng, với những lý do cá nhân khác nhau và mục đích khác nhau. Vài người trong số đó tin rằng họ đang tường thuật lịch sử đương đại, là nhân chứng của một tấn bi kịch nhân loại hay một thay đổi chính trị nghiêm trọng. Có vô số lần các phóng viên đã bất chấp lệnh triệu hồi của ban biên tập – như thông tín viên Los Angeles Times Paul Watson vẫn ở lì Kosovo hồi năm 1999 hay Loren Jenkins phớt lờ lệnh của ban biên tập Newsweek khi tiếp tục nán lại Sài Gòn (và chỉ rời đi cùng ngày với đại sứ Mỹ)… Câu chuyện kể về tình trạng hỗn loạn tại Sài Gòn vào những ngày tháng 4-1975 lịch sử chính là điều mà độc giả quan tâm, chứ không phải chuyện bản thân Loren Jenkins lấy tin như thế nào…
Phóng viên phương Tây được trang bị đủ đồ chơi chuyên dụng và đắt tiền. Trang thiết bị hiện đại giúp họ hoàn thiện kỹ năng làm báo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn nằm ở chỗ con người. Chỉ có con người chuyên nghiệp mới sử dụng hiệu quả kỹ thuật chuyên nghiệp và tạo ra sản phẩm chuyên nghiệp.
……..
Bài này tôi làm cách đây hơn 10 năm. Đến nay kỹ năng tác nghiệp của phóng viên chiến trường phương Tây có thể thay đổi ít nhiều nhưng về cơ bản các chi tiết nêu trong bài vẫn còn tính thời sự. Vấn đề đáng nói nhất, như được nhấn mạnh trong bài, điều mà độc giả quan tâm là tin tức chứ không phải cá nhân người làm tin. Chẳng phóng viên chiến trường chuyên nghiệp nào ‘tường thuật” về bản thân họ hơn là nội dung bản tin. Điều đó, với giới nhà báo chuyên nghiệp, sẽ là rất buồn cười.
Mạnh Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét