Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Chủ nghĩa duy vật dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

Q-U (7)
The modern science has proved that Kurt Gödel was totally right in saying “Materialism is wrong”. The building blocks of the universe are not materials but informations. That’s what La Thieu Binh, a researcher of science and Buddhism, wrote in an article sent to PVHg’s Home. I have honour to introduce it to the readers…
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng Kurt Gödel hoàn toàn đúng khi tuyên bố “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm”. Thành phần cơ bản tạo dựng nên vũ trụ không phải là vật chất mà là thông tin. Đó là điều nhà nghiên cứu khoa học và Phật học La Thiếu Bình viết trong một bài báo gửi tới PVHg’s Home. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả…

CHỦ NGHĨA DUY VẬT LÀ SAI LẦM

Bài viết của La Thiếu Bình, 10/12/2015
Đề tài “Chủ nghĩa duy vật là sai lầm” của Anh Phạm Việt Hưng quá cơ bản, quá quan trọng nên tôi phải trở đi trở lại với nó nhiều lần. Tôi là kẻ hậu sinh (sinh 1953) nên có cơ hội chứng kiến những phát hiện phi phàm của khoa học, từ đó tôi tin chắc rằng Kurt Gödel hoàn toàn đúng khi tuyên bố chủ nghĩa duy vật là sai lầm.
Năm 1982, Alain Aspect, một nhà vật lý nổi tiếng người Pháp [1], đã chứng minh một cách dứt khoát ai đúng ai sai trong cuộc tranh luận thế kỷ giữa Niels Bohr và Albert Einstein [2]. Như mọi người đều biết, phần thắng đã nghiêng về Niels Bohr, khiến cho người có công lớn trong việc thiết kế bộ máy để tiến hành thí nghiệm là John Clauser phải thất vọng vì ông ta vốn ủng hộ lập trường của Einstein. Từ cuộc thí nghiệm này, người ta rút ra được hai kết luận vô cùng quan trọng :
● Một, vật (ví dụ hạt photon hoặc hạt electron) không hiện thực (non-real), tức là không có thật.
● Hai, vật bất định xứ hay vô sở trụ (non locality), tức là không có vị trí nhất định.
1024px-0012-alain-asp_preview_ecranNhiều người tưởng rằng chỉ có trong thế giới lượng tử thì vật mới bất định xứ còn trong thế giới đời thường thì vật (ví dụ cái bàn) có vị trí nhất định.
Nhà khoa học Việt Nam Trương Văn Tân trong bài báo đăng trên Vietsciences ngày 11/03/2006 nhan đề “Cảm tưởng về quyển The Quantum and The Lotus” (The Quantum and The Lotus là một bản dịch tiếng Anh có sửa đổi của quyển L’Infini dans la paume de la main – du Big Bang à l’éveil, tên đầy đủ của bản dịch là A Journey To The Frontiers Where Science and Buddhism Meet: The Quantum and the Lotus, xuất bản tại Mỹ năm 2001), có đưa ra nhận xét như sau :
Trong thế giới vĩ mô (macrocosm), nguyên lý bất định Heisenberg mất ý nghĩa. Khác với những vật cực nhỏ mà vị trí của nó dựa vào tính xác suất ở nhiều nơi A, B, C…. khác nhau, một vật to như cái bàn không thể lúc thì ở trong phòng học lúc thì tự động nhảy vào nhà bếp hoặc “rong chơi” ngoài sân. Cái bàn trong phòng học sẽ mãi mãi ở đúng vị trí của nó trừ khi ta phải xê dịch. Như vậy, trong thế giới vật lý vĩ mô khác vi mô.”
Điều mà ông Trương Văn Tân không ngờ là cái bàn cũng có thể hành xử giống như photon trong thế giới lượng tử. Hạt photon dễ dàng bị ý thức của người quan sát làm thay đổi vị trí vì hạt photon không có khối lượng, nó không có quán tính hay sức ỳ, trong khi cái bàn có khối lượng, có quán tính khá lớn nên ý thức của người bình thường khó làm cho nó di động, nhưng nếu nói ý thức hay tâm niệm hoàn toàn không thể làm cho nó di chuyển là không đúng.
Năm 1991, một nhà đặc dị công năng là Hầu Hi Quý đã biểu diễn cho ông Lý Gia Thành (Li Ka Shing), nhà tỉ phú Hong Kong thấy rằng cái bàn mạ vàng của ông Thành có thể tùy tiện biến mất khỏi nhà riêng của ông, và xuất hiện tại văn phòng làm việc của ông. Để kỷ niệm cuộc biểu diễn hết sức kỳ lạ này, hai người đã khoác tay chụp hình lưu niệm. Ông Thành đã tặng Hầu Hi Quý một triệu nhân dân tệ để tỏ lòng khâm phục.
HHQ-LyGiaThanh copy
Ảnh trên: Ông Lý Gia Thành (trái) và Hầu Hi Quý (phải)
Năm 2012, Maria Chekhova và các đồng sự tại Viện Khoa học Ánh sáng Max Planck và Đại học Moscow vừa tạo ra những trạng thái lượng tử chứa tới 100.000 photon, và tất cả chúng đều bị vướng víu với nhau. Có nghĩa là một hạt photon xuất hiện đồng thời ở 100.000 vị trí khác nhau.
Maria-chekhova
Ảnh trên: Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow
Thí nghiệm của Maria Chekhova có thể cho phép chúng ta rút ra một kết luận hết sức quan trọng : số lượng không có thật (non quantity). Thật ra giả thuyết Big Bang về sự hình thành vũ trụ cũng đã nói lên điều này. Vũ trụ ban sơ chỉ là một hạt cực vi có kích thước 10-33 (mười lũy thừa âm 33) cm. Giả thuyết Big Bang cũng có thể cho phép chúng ta kết luận rằng Một là Tất cà. Tất cả là Một. Số lượng là không có thật. Kết luận này khiến tôi tin chắc câu chuyện trong Kinh Thánh kể rằng trong một buổi thuyết giảng bên hồ Galilee (Kineret) Chúa Giê Su đã chia 5 ổ bánh mì và 2 con cá cho 5000 đàn ông chưa kể đàn bà và trẻ con ăn no bụng, xong vẫn còn dư lại 12 giỏ bánh. Câu chuyện này có thể tin là thật, có cơ sở khoa học chứ không phải bịa.
Cũng trong năm 2012 các nhà khoa học Anh và Đức làm việc trong dự án GEO600 đã phát hiện ra tiếng ốn toàn ảnh. Craig Hogan, Giám đốc Trung tâm Vật lý thiên văn các hạt cơ bản, Phòng thí nghiệm Gia tốc quốc gia Fermi , GS Đại học Chicago, Illinois, giải thích rằng tiếng ồn toàn ảnh là một hiện tượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là dấu hiệu thực nghiệm chứng tỏ vũ trụ có bản chất là số (The Universe is digital) nghĩa là vũ trụ có bản chất là thông tin, vật chất cũng là thông tin. Ông đề xuất bit thông tin của vũ trụ là thế này :
vutrulaso-1
Bit thông tin vũ trụ nằm trong mặt phẳng 2 chiều, khi phóng hiện thành vật thể trong không gian 3 chiều, kích thước tăng lên quá lớn nên có một độ nhòe nhất định, giống như khi ta phóng to quá mức một tấm ảnh, thì đường nét của tấm ảnh bị bể không còn mịn. Độ nhòe đó biểu hiện thành tiếng ồn toàn ảnh mà nhóm GEO600 đã phát hiện năm 2012.
Nếu vũ trụ có bản chất là thông tin, là số (digital), thì rõ ràng chủ nghĩa duy vật bị phá sản, vì vũ trụ vạn vật có một nền tảng khác cơ bản hơn là vật chất, vật chất không độc lập tồn tại, điều đó đã quá rõ ràng trong các thí nghiệm khoa học về hai khe hở, về liên kết lượng tử (quantum entanglement).
Vậy nền tảng thật sự của vũ trụ vạn vật là gì ? Craig Hogan không ngần ngại trả lời rằng đó là thông tin, là số. Mà thông tin hay số không phải là vật chất, mà đó là Thức. Các nhà khoa học hiện nay bối rối không biết dùng từ ngữ gì để diễn tả cái Thức đó, họ tạm dùng từ Conciousness. Từ này có ý nghĩa thông thường là Ý thức. Nhưng cái Thức cơ bản của vũ trụ không phải chỉ là Ý thức. Nó sâu xa rộng lớn hơn ý thức gấp cả tỉ tỉ lần. Chúng ta đành phải trở lại một truyền thống xa xưa của Phật giáo, phái Duy Thức Học, để hiểu Thức là gì. Duy Thức Học PG giải thích rằng Tâm có 8 thức : Thấy, Nghe, Ngửi, Nếm, Tiếp xúc và Ý thức, đây là 6 thức mà mọi người đều biết. Nhưng Duy Thức Học còn nêu thêm 2 thức khác cơ bản hơn nữa : Mạt-na thức (Manas) và A-lại-da thức (Alaya). Manas là thức chấp ngã, nó tự phân biệt mình với phần còn lại của thế giới, tạo thành cái ta của mỗi chúng sinh. Alaya là kho chứa vĩ đại, không phân biệt tốt xấu, đúng sai, ta người. Alaya là kho chứa dữ liệu của cả 8 thức. Như vậy Thức hay Alaya là nền tảng thực sự vô hình, vô lượng, vô sở trụ của vũ trụ vạn vật, từ Thức mới sinh ra không gian, thời gian và vật chất. Cái Thức cơ bản đó nên dịch là Alaya thì tốt hơn là Conciousness. Alaya chính là Tâm, là Phật, là Như Lai, là Chúa, là Thượng Đế, là Trời, là Đạo (của Lão Tử).
Chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa. Nền tảng cơ bản nhất của vũ trụ không phải là vật chất, vật chất chỉ là thứ cấp, nền tảng thực tế là Thức, là Tâm, là Phật tánh, là Chúa Trời. Tất cả danh từ khác nhau chỉ là Một mà thôi.
Tóm lại chủ nghĩa duy vật đã chính thức bị khoa học bác bỏ từ thí nghiệm của Alain Aspect tại Paris năm 1982 với hai kết luận quan trọng : vật phi hiện thực (non realism) và vô sở trụ (non locality). Năm 2012, với thí nghiệm của Maria Chekhova, có thể rút ra kết luận thứ ba : vật phi số lượng (non quantity). Vấn đề này không phải dễ hiểu, nhất là đối với những người quá sùng bái vật chất. Do đó đến nay vẫn còn rất nhiều người, kể cả một số nhà khoa học, hãy còn mơ hồ.
Tôi xin bổ sung với Anh Hưng, danh sách một số nhà khoa học hàng đầu thế giới hiện nay đã không còn tin tưởng ở chủ nghĩa duy vật, trong video sau đây :
La Thiếu Bình

Bình luận của PVHg’s Home

● Tư tưởng về bản chất thông tin của thế giới bác bỏ thuyết tiến hóa Darwin: sự sống không thể nẩy sinh một cách tự phát từ sự kết hợp ngẫu nhiên của vật chất không sống, mà hình thành theo chương trình đã được xác lập trong DNA. Bản chất tận cùng của sự sống chính là thông tin trong DNA. Thông tin không thể tự phát từ vật chất, mà bắt buộc phải xuất phát từ một nguồn có ý thức. Nguồn đó là Đấng Sáng tạo. Theo nghĩa hiện đại, có thể nói sự sống là sự vận động của thông tin, được điều khiển bởi Đấng Sáng tạo.
● Càng hiểu ý nghĩa của thông tin càng thấy rõ chủ nghĩa duy vật là một chướng ngại vật trên con đường nhận thức thế giới.
● Tư tưởng về bản chất thông tin của thế giới giúp chúng ta hiểu con người là gì. Tôi tán thưởng ý kiến của tác giả La Thiếu Bình rằng bản chất NGƯỜI là THỨC, mà theo ông, chữ “Conciousness” chỉ là một phần của”Thức”.
● Vấn đề bản chất thông tin của thế giới mà tác giả La Thiếu Bình nêu lên làm tôi nghĩ đến Niels Bohr với những phát ngôn bất hủ (mà những cái đầu 1 + 1 = 2 không thể hiểu được). Bohr nói:
There is no quantum world. There is only an abstract quantum physical description.(Không có thế giới lượng tử. Chỉ có một sự mô tả về thế giới vật lý lượng tử trừu tượng).
The fact that religions through the ages have spoken in images, parables, and paradoxes means simply that there are no other ways of grasping the reality to which they refer. But that does not mean that it is not a genuine reality (Việc các tôn giáo trong hàng thế kỷ qua vẫn mô tả thế giới bằng các hình ảnh, truyện ngụ ngôn, và các nghịch lý đơn giản nói lên rằng không có cách nào khác để nắm bắt hiện thực mà nó muốn mô tả. Nhưng điều đó không có nghĩa là điều nó mô tả không phải là một hiện thực thực sự.)
Với những phát ngôn trên, Niels Bohr quả thật đã đi trước thời đại của ông quá xa, và vô tình ông đã với tới thế giới thông tin của gần một thế kỷ sau. Rất khó để hiểu tư tưởng của Bohr – khó đến nỗi nhà vật lý Basil Hiley phải thốt lên lời phàn nàn rằng “Các nhà vật lý ngoài miệng thì nói theo Bohr và phủ nhận Einstein, nhưng cuối cùng phần lớn trong số họ lại chẳng hiểu những gì Bohr nghĩ và rồi vẫn suy nghĩ như Einstein”. Để thấm nhuần Bohr, tôi cho rằng chúng ta phải tập suy nghĩ theo cách như sau: Cái mà ta tưởng là tồn tại ở ngoài kia thực ra không có đâu, cái mà ta tưởng là không có thực ra là có đấy. Tất nhiên điều này không thể biến thành một công thức áp dụng tùy tiện được, mà phải kết hợp nhận thức lý tính với trực giác. Điều kiện thiết yếu là phải thành thực và từ bỏ định kiến. Không thể gân cổ cãi lý ở đây được, vì tư tưởng của Bohr trái ngược với cảm nhận bằng giác quan thông thường. Nhưng cũng đừng ngoài miệng nói theo Bohr mà bụng thì nghĩ như Einstein. Đây chính là chỗ để ta hiểu tại sao Einstein không thể vươn xa tới thế giới tâm linh như Kurt Gödel, mà dừng lại ở thế giới vật chất, mặc dù ông tin có Đấng Sáng tạo ra vũ trụ.
● Theo tôi, khái niệm về bản chất thông tin của thế giới, tức khái niệm THỨC như tác giả La Thiếu Bình đề cập, sẽ là một cuộc CÁCH MẠNG LỚN làm thay đổi hoàn toàn khái niệm khoa học thống trị trong tư tưởng nhân loại mấy trăm năm nay. Có lẽ đây là dấu hiệu chuẩn bị để loài người bước sang một KỶ mới, trong đó tư tưởng duy vật không còn chỗ đứng, và khi đó sự giành giât, chiến tranh,… sẽ lỗi thời. Thực tế hiện nay cho thấy sự giành giật và chiến tranh đang đưa loài người tới thảm họa diệt vong. Đó là dấu hiệu buộc loài người phải hồi tỉnh lại, nếu muốn chuyển sang một KỶ mới tốt đẹp hơn. Để chuẩn bị cho KỶ mới đó, tư tưởng phải đi trước, đó chính là TƯ TƯỞNG VỀ BẢN CHẤT THÔNG TIN CỦA THẾ GIỚI. Tư tưởng này sẽ ném chủ nghĩa duy vật vào sọt rác. Sẽ đến ngày loài người hiểu ra lời Chúa dạy, lời Phật dạy, rằng vật chất là hư ảo. Sẽ đến ngày loài người giác ngộ ra rằng chỉ có ĐẠO mới cứu nổi giống loài của mình và bản thân mình.
Xin chân thành cảm ơn tác giả La Thiếu Bình vì một bài viết rất hay, rất bổ ích.
PVHg’s Home 10/12/2015
GHI CHÚ:
[1] Alain Aspect: Sinh năm 1947, tốt nghiệp École Normale Supérieure, hiện là Giáo sư Viện Quang học thuộc Đại học Bách khoa Pháp, Giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp (CNRS), từng đoạt nhiều giải thưởng lớn về vật lý như Giải Wolf (2010), Huân chương Albert Einstein (2012), Giải ForMemRS (2015).
[2] Cuộc tranh luận về bản chất bất định của thế giới lượng tử, trong đó Einstein cho rằng không có sự bất định, “Chúa không chơi trò xúc xắc”,rằng thế giới dù ở cấp độ nào cũng là những hệ thống vật chất xác định, chỉ có sự kém cỏi của khoa học trong việc xác định hiện thực lượng tử; trong khi Bohr cho rằng thế giới lượng tử mang một bản chất hoàn toàn khác với thế giới thông thường, đó là bản chất bất định, thậm chí không tồn tại hiện thực lượng tử. Vấn đề hiện thực lượng tử có tồn tại hay không đã trở thành mâu thuẫn lớn giữa Einstein và Bohr đến nỗi Einstein nói “Nếu không có mặt trăng thì tôi ngừng nghiên cứu vật lý”. Nhưng với thí nghiệm của Alain Aspect thì Niels Bohr đúng. Để hiểu rõ vấn đề này, có thể đọc Chương 1 cuốn “Từ Xác định đến Bất định” của David Peat, bản dịch của Phạm Việt Hưng, NXB Tri Thức 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét