Mới
đây, hãng Ernst & Young nhìn nhận Việt Nam là “ngôi sao đang lên” bất chấp
các khó khăn hiện nay. Nhưng Ernst & Young cũng nói so với các thị trường
phát triển nhanh khác, Việt Nam là cơ hội đầu tư dài hạn có những rủi ro mà ẩn chứa
trong đó là thành công.
Tháng
Giêng năm 2008, tờ The Economist cũng từng ví Việt Nam là “ngôi sao đang lên”. Song, tất cả chúng ta đều
biết ngay sau đó “ngôi sao” Việt Nam không hề lên được tí nào mà hầu như tất cả mọi mặt từ
kinh tế đến an sinh xã hội đều tụt dốc thê thảm. Tới nay, nhiều chuyên gia còn
nhận xét sự rơi xuống của “ngôi sao” này có nhiều lĩnh vực hiện vẫn chưa chạm
đáy. Có nghĩa là cái sự rơi của “ngôi sao” vẫn còn đang diễn ra trên nhiều bình
diện khác nhau.
Ngay
sau khi tờ The Economist đăng bài ca ngợi Việt Nam như là “ngôi sao đang lên”,
chủ blog này từng có một bài viết đăng trên mục Thời luận báo Đại Đoàn Kết số
ra ngày 10/01/2008 với lời cảnh báo dành cho những người cầm cân nảy mực nền
kinh tế nước nhà chớ có mà vội vui mừng. Truyền thông quốc tế đôi khi cũng xuất
chiêu “dương đông kích tây” và mục tiêu của từng tờ báo, của từng hãng truyền
thông vẫn là nhắm vào sự quan tâm của giới độc giả đông đảo nhất của họ.
Tất
nhiên, những tờ báo danh tiếng này luôn thận trọng, khi nói Việt Nam là “ngôi
sao đang lên” bao giờ họ cũng kèm theo các cảnh báo và đặt ra một số điều kiện
để Việt Nam có thể thành “sao” thật sự. Còn khi mà việt Nam trở thành “sao xẹt”
băng ngang qua bầu trời rồi vụt tắt trong chớp nhoáng thì họ sẽ đổ thừa rằng cái
đó là tại người Việt Nam, không phải lỗi của các cây bút bình luận chuyên
nghiệp và già đời của họ.
He he... Vì vậy mà giờ đây khi Ernst & Young nhìn
nhận Việt Nam là “ngôi sao đang lên”, thiết nghĩ chúng ta cũng nên
hiểu nội hàm của nhận xét này trong một bối cảnh hết sức phức tạp. Và các
nhà lãnh đạo sính thành tích, đang tìm kiếm phao cấp cứu cho nền kinh tế cũng
chớ có vội mà mừng.
Sau đây là bài viết châm biếm “ngôi sao đang lên” của
chủ blog cách đây 4 năm, ngay sau khi tờ The Economist tặng cho nền kinh tế Việt Nam cái danh hiệu “ngôi
sao đang lên” (để rồi sau đó "ngôi sao" chưa kịp lên đã xìu xuống và rơi tự do cho tới hôm nay).
Thời luận 10-01-2008 (Trên báo Đại Đoàn Kết):
‘NGÔI SAO ĐANG LÊN”!
Tờ The Economist mới đây đã ví Việt
Nam như là một “ngôi sao đang lên” khi nói về kết quả của sự “trổi dậy” sau 22
năm đổi mới. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng mở cửa nhiều hơn với
thế giới và bước đi dài nhất trong quá trình hội nhập là trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam
đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong chuỗi mắt xích thương
mại châu Á và thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của các nhà đầu tư hàng đầu
trên thế giới. Tạo ra một sự chuyển dịch mới về dòng chảy của vốn đầu tư trong
khu vực.
Những nhìn nhận rất lạc quan về hình
ảnh Việt Nam ngày
nay cho thấy sự quan tâm và thiện cảm của cộng đồng thế giới khi dõi theo những
bước phát triển của Việt Nam
thời gian qua. Tuy nhiên, theo rất nhiều chuyên gia, Việt Nam
cũng chỉ đang đi những bước đầu tiên trên con đường phát triển. Xét trên góc độ
dân số, Việt Nam
là một nước lớn thứ 13 trên thế giới. Nhưng trên góc độ GDP, Việt Nam
vẫn còn là một quốc gia nhỏ và nghèo.
Sự lạc quan chỉ giúp chúng ta tự tin hơn để
tiếp tục có những bước đi chắc chắn và định hướng đúng trong tương lai chứ không
thể trở thành cứu cánh cho cả quá trình tăng trưởng. Lịch sử đã từng minh chứng,
mỗi khi các nhà lãnh đạo tự mãn về thành tích, ngủ say trên chiến thắng thì
ngay lập tức cả dân tộc phải trả giá.
“Ngôi sao đang lên” còn đang phải
đối mặt với nhiều vấn đề để có thể tỏa sáng đúng như tiềm năng và sự khát khao
của cả dân tộc.
Năm 2007 cho thấy rõ những lực cản và sự khiếm khuyết của nền
kinh tế Việt Nam
khiến nó có nguy cơ thiếu bền vững. Tỷ lệ lạm phát cao hơn mức tăng trưởng và tốc
độ tăng giá của hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã tạo nên sự bất ổn trên thị trường
cũng như trong đời sống của mỗi gia đình. Cơ sở hạ tầng mà đặc biệt là hệ thống
giao thông ngày càng trở nên quá tải, là vấn nạn hàng đầu của những vùng trọng điểm
phát triển.
Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp lý và nền hành chính nặng nề,
kém hiệu quả khiến cho tham nhũng và lãng phí trở nên phổ biến gây nên sự trì
trệ, chán chường trong tâm thức của dân chúng cũng như của nhiều nhà đầu tư. Chữ
“nhẫn” trở thành một trong những slogan hàng đầu cho mọi ứng xử của dân chúng mà
đặc biệt là với giới doanh nhân, ngay cả với những nhà đầu tư nước ngoài mỗi
khi phải tiếp cận với giới công quyền.
Một đất nuớc có trên 70% dân số
sinh sống ở vùng nông thôn và trong số đó có đến khoảng 70% là những hộ thuần nông.
Tức là chỉ biết gắn bó với đồng ruộng bằng các phương thức cổ truyền từ đời này
sang đời khác. Đầu tư cho nông nghiêp và phát triển nông thôn hàng năm chỉ chiếm
khoảng trên duới 10% tổng ngân sách quốc gia. Hầu hết các khoản phúc lợi, an
sinh dành cho khu vực nông thôn lại được mang đến từ các nguồn quỹ nhân đạo quốc
tế.
Chính sách quốc gia về phát triển nông thôn hiện vẫn chưa thực sự mang lại
những lợi ích hữu hiệu cho chính người nông dân cũng như các thế hệ con cái của
họ mai sau.
Tình trạng đất đai manh mún, sản xuất thủ công vẫn đang phổ biến như
hàng trăm năm qua. Hệ thống pháp lý về đất đai không tạo điều kiện cho những người
có khả năng tích tụ nguồn tài nguyên đặc biệt giàu có này để phát triển sản xuất.
Nhưng lại tạo điều kiện cho những người có chức, có quyền chia chác cho nhau,
bao chiếm đất đai với số luợng lớn để trục lợi. Không ít dự án quy hoạch treo, chính
sách giải tỏa đền bù thiếu công khai, dân chủ, không mang lại hiệu quả cho xã hội
mà chỉ nhằm phục vụ lợi ích của những người có liên quan khiến cho một bộ phận
không nhỏ nông dân bị mất đất, bất an và nhiều vùng đất bị hoang hóa vô thời hạn.
Nguồn nhân lực được đánh giá là dồi
dào, phong phú nhưng trên thực tế lại đang thiếu gay gắt lao động có kỹ năng.
Không ít dự án đầu tư phải chậm lại hoặc phải hủy bỏ trong thời gian qua vì thiếu
nguồn nhân lực chất luợng cao. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cao không
chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn đang là một mảng tối trên bầu trời của “ngôi
sao đang lên” khi mà ngành giáo dục vẫn còn đang trong tình trạng loay
hoay tìm cho mình một “triết lý” để hành
động. Lợi thế lao động giá rẻ không phải là một tài nguyên vĩnh cữu. Sự chuyển
dịch một khối lượng rất lớn nguồn lao động phổ thông, thiếu kỹ năng từ các vùng
nông thôn về thành thị còn mang lại những hệ lụy xã hội lâu dài.
“Ngôi sao đang lên” trước tiên là
mục tiêu để cả thế giới có cơ hội ngắm nhìn.
Người xưa có câu “trăm nghe không
bằng một thấy”. Lâu nay khi chưa bước chân vào sân chơi toàn cầu, có nhiều người
chỉ nghe nhưng chưa nhìn thấy hình ảnh thực của Việt Nam .
Nay cuộc chơi đòi hỏi sự công khai minh bạch và tôn trọng những thỏa ước chung.
Thế giới ngắm nhìn, có nghĩa là họ trông chờ những gì mà chúng ta cam kết sẽ trở
thành hành động thực sự. Đến khi đó, cuộc chơi mới thực sự bắt đầu bước qua
giai đoạn “lắng nghe, ngắm nhìn”… để thăm dò độ tin cậy về lộ trình đi tới các
cam kết của “ngôi sao”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét