ABS: Ai Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa ? Không có, mà chỉ có một bản tin của TTXVN thôi! Thật đáng xấu hổ và buồn thay cho Dân tộc VN khi nhiều tháng nay “người phát ngôn” đã chính thức tắt tiếng, cùng lắm là đẩy cho Ủy ban Biên giới cấp dưới rên rỉ vài câu, như thể đã có quyết định ngấm ngầm chấp nhận cho Trung Quốc lấn chiếm biển đảo nước mình.
ABS vừa mới nhắc nhở thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng rồi nè:
Việt Nam ra tuyên bố phản đối nhiều hành động của Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền” tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuyên bố đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/10 nói Trung Quốc “vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011”.
Tuyên bố này đề cập các động thái của Trung Quốc như đã tổ chức lễ kéo cờ kỉ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm hôm 1/10, diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa hôm 3/10.
Việt Nam cũng phản đối việc Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa hôm 8/10.
Người phát ngôn của Việt Nam, Lương Thanh Nghị, nói thêm các hành động này “hoàn toàn vô giá trị”.
Ông nói: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”
Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc về biển đảo trong lúc Hội nghị Trung ương 6 của Đảng Cộng sản cầm quyền đang bước vào hồi kết sau gần hai tuần họp kín.
Dù hội nghị bắt đầu hôm 1/10 với chủ đề là bàn về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất đai, phê bình và tự phê, các diễn biến quốc tế đã khiến ban lãnh đạo Việt Nam không thể không lên tiếng.
Cùng thời gian, Trung Quốc đã có một loạt động thái mới về biển đảo ở Hoàng Sa, và Hoa Kỳ cử hai nhóm chiến hạm lớn vào Tây Thái Bình Dương giữa lúc tranh chấp Trung – Nhật về Điếu Ngư/Senkaku lên cao.
Mâu thuẫn Mỹ – Trung về thương mại cũng đang nhanh chóng trở thành một phần của chiến dịch tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ.
Chuyến thăm và cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Phó Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc tại Quảng Tây ngay trước Hội nghị cũng gây ra các bình luận trái chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét