BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG
*
Số 217-QĐ/TW
|
ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT
Hà
Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
về việc ban hành Quy chế giám sát và
phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể chính trị - xã hội
-
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI “Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay”;
- Xét đề nghị của Ban Dân vận Trung ương,
BỘ CHÍNH TRỊ
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế giám sát
và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội”.
Điều 2. Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực
hiện Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được phổ
biến đến chi bộ.
Nơi
nhận: T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
- Các tỉnh ủy, thành ủy,
-
Các ban đảng, ban cán sự đảng,
đảng
đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
-
Các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương, (Đã ký)
-
Các đồng chí Ủy viên
Ban
Chấp hành Trung ương,
-
Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
Lê Hồng Anh
QUY CHẾ
giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12-12-2013
của Bộ Chính trị)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, một số từ ngữ được
hiểu như sau:
1- “Giám sát” là việc theo dõi, phát
hiện, xem xét; đánh giá kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan, tổ chức và cán
bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về việc thực hiện
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2- “Phản biện xã hội” là việc nhận
xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
3- “Giám sát và phản biện xã hội” là
giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội.
4- “Cơ quan, tổ chức” là cấp ủy, tổ
chức đảng, cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp và doanh
nghiệp.
Điều
2. Mục đích, tính chất của giám sát và phản biện xã hội
1- Giám sát nhằm góp phần xây dựng và thực hiện đúng
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các
chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp
thời phát hiện những sai sót, khuyết điểm, yếu kém và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các chính sách cho phù hợp; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, những
mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà
nước trong sạch, vững mạnh.
2- Phản biện xã hội nhằm phát hiện
những nội dung còn thiếu, chưa sát, chưa đúng, chưa phù hợp trong các văn bản
dự thảo của các cơ quan Đảng, Nhà nước; kiến nghị những nội dung thiết thực,
góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính
hiệu quả trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; phát huy dân
chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.
3- Giám sát và phản biện xã hội mang
tính nhân dân, tính dân chủ xã hội chủ nghĩa, tính xây dựng, tính khoa học và
thực tiễn.
Điều
3. Nguyên tắc giám sát và phản biện xã hội
1- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với Hiến
pháp, pháp luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Điều lệ các đoàn thể
chính trị - xã hội.
2- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ
chức có liên quan; không làm trở ngại các hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá
nhân được giám sát và phản biện xã hội.
3- Bảo đảm dân chủ, công khai, khách
quan và mang tính xây dựng.
4- Tôn trọng các ý kiến khác nhau,
nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, đoàn
viên, hội viên, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Điều
4. Chủ thể giám sát và phản biện xã hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến
binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Chương II
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều
5. Đối tượng và nội dung giám sát
1- Đối tượng giám sát
a) Các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở.
b) Cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,viên
chức nhà nước (sau đây gọi chung là cá nhân).
2- Nội dung giám sát
Việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) của
cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Điều 6. Phạm
vi giám sát
1- Đối với cơ quan, tổ chức
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Chủ trì giám sát việc
thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ
của mình.
b) Các đoàn thể chính trị - xã hội: Chủ trì giám sát
việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mất quốc gia) có liên quan trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, chức năng, nhiệm
vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
giám sát đối với những nội dung có liên quan.
2- Đối với cá nhân
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội giám sát theo các nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Quy chế
này ở nơi công tác và nơi cư trú.
Điều 7.
Phương pháp giám sát
1- Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm xây dựng
chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước
khi triển khai. Khi cần thiết có thể tổ chức giám sát ngoài kế hoạch.
Chương trình, kế hoạch giám sát được thống nhất với cơ
quan quản lý nhà nước liên quan để hỗ trợ triển khai, bảo đảm giám sát thiết
thực, đúng thực tế, có tác động tốt với đời sống chính trị, xã hội và nhân dân.
2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị
- xã hội tiếp thu ý kiến phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội viên, ý
kiến của nhân dân, ý kiến của các chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có
cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp.
3- Giám sát thông qua việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban
giám sát đầu tư của cộng đồng.
4- Giám sát thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu,
báo cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị của các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội và qua phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
5- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội tham gia các hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử đề nghị.
Điều 8.
Quyền và trách nhiệm trong giám sát
1- Đối với chủ thể giám sát
a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị -
xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát;
yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên
quan đến nội dung giám sát.
b) Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối
tượng giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên có yêu cầu.
c) Gửi báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản (văn bản
phải được đóng dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến các cơ quan được
quy định ở điều này; kiến nghị và theo dõi việc giải quyết của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền.
d) Định kỳ 6 tháng và hằng năm, Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương báo cáo kết
quả giám sát với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ; Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội địa phương báo cáo kết quả
giám sát với cấp ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp để các cơ
quan, tổ chức được báo cáo cho ý kiến về việc thực hiện các kiến nghị sau giám
sát.
đ) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan và cơ
quan thông tin đại chúng phổ biến các điển hình tiên tiến, góp phần tạo phong
trào thi đua học tập các điển hình tiên tiến.
e) Chịu trách nhiệm về những nội dung kết quả giám sát
của tổ chức, đoàn thể mình.
2- Đối với đối tượng được giám sát
a) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát;
góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị.
b) Yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám
sát khi cần thiết.
c) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp
hoặc các cơ quan, ban, ngành chức năng liên quan, nếu chủ thể giám sát vi phạm
Quy chế này.
d) Tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát
bằng văn bản cho chủ thể giám sát theo quy định.
đ) Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cấp ủy đảng các cấp
có trách nhiệm bố trí thời gian trong phiên họp định kỳ 6 tháng và cuối hằng
năm để nghe Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp báo cáo kết quả giám sát đối với
cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện trách
nhiệm giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị - xã hội.
Chương III
HOẠT ĐỘNG VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
Điều 9. Đối
tượng và nội dung phản biện xã hội
1- Đối tượng phản biện xã hội
Các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của Nhà nước (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia)
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình.
2- Nội dung phản biện xã hội
- Sự cần thiết, tính cấp thiết của văn bản dự thảo.
- Sự phù hợp của văn bản dự thảo với chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; thực tiễn của
đơn vị, địa phương.
- Tính
đúng đắn, khoa học, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính khả thi của
văn bản dự thảo.
- Dự báo
tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại của văn bảo dự thảo.
Điều 10. Phạm vi phản biện xã hội
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Chủ trì phản biện xã hội
đối với các văn bản dự thảo về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
2- Các đoàn thể chính trị - xã hội
Chủ trì phản biện xã hội đối với các văn bản dự thảo
về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên
quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, tổ chức,
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể mình; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thực hiện nhiệm vụ phản biện xã hội.
Điều 11. Phương
pháp phản biện xã hội
1- Tổ chức hội nghị các cơ quan lãnh đạo trực thuộc Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ;
Ban Chấp hành các đoàn thể chính trị - xã hội từng cấp.
2- Tổ chức lấy ý kiến phản biện (thông qua tổ chức, cá
nhân, đoàn viên, hội viên) trong hệ thống của tổ chức, đoàn thể mình hoặc gửi
văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến
phản biện.
3- Khi cần thiết, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa chủ
thể phản biện với cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo được phản biện.
Điều 12.
Quyền và trách nhiệm trong phản biện xã hội
1- Chủ thể phản biện xã hội
a) Xây dựng kế hoạch phản biện xã hội phù hợp với kế
hoạch, yêu cầu phản biện của cơ quan, tổ chức cần phản biện.
b) Tổ chức đối thoại với cơ quan, tổ chức có yêu cầu
phản biện khi cần thiết.
c) Gửi kết quả phản biện bằng văn bản (văn bản phải
được đóng dấu và có chữ ký của người có thầm quyền) đến cơ quan, tổ chức yêu
cầu phản biện.
d) Chịu trách nhiệm về những nội dung phản biện của
mình.
đ) Bảo đảm bí mật nội dung thông tin phản biện theo
yêu cầu của cơ quan, tổ chức có văn bản dự thảo (nếu có).
2- Cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội
a) Gửi văn bản dự thảo và cung cấp đầy đủ những thông
tin, tài liệu cần thiết đến chủ thể phản biện.
b) Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình
tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối thoại
theo yêu cầu của chủ thể phản biện.
c) Trả lời bằng văn bản với chủ thể phản biện về việc
tiếp thu ý kiến phản biện. Báo cáo đầy đủ (bằng văn bản) các ý kiến phản biện
của chủ thể phản biện với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.
Chương IV
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM,
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13.
Điều kiện bảo đảm
1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị
- xã hội các cấp thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động
của tổ chức, bộ máy, cán bộ; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ năng về giám sát và phản biện xã hội cho đội ngũ cán bộ.
2- Kinh phí giám sát và phản biện xã hội được ngân
sách nhà nước bảo đảm theo kế hoạch hằng năm do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp lập kế hoạch và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Điều 14.
Khen thưởng
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt
động giám sát và phản biện xã hội thì được khen thưởng theo quy định của Luật
Thi đua, khen thưởng.
Điều 15. Xử
lý vi phạm
1- Tổ chức, cá nhân có hành vi trả thù, trù dập, cản
trở tổ chức, cá nhân giám sát, phản biện xã hội hoặc bao che cho người có hành
vi trả thù, trù dập, cản trở hoặc can thiệp trái quy định của Quy chế này thì
tùy theo mức độ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của
Nhà nước.
2- Những hành vi lợi dụng quyền giám sát và phản biện
xã hội làm cản trở hoạt động, gây tổn hại đến uy tín hoặc danh dự của cơ quan,
tổ chức, cá nhân đều bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật, Điều lệ Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và điều lệ các đoàn thể chính trị - xã hội.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội
và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm:
1- Hằng năm, lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng chương
trình, kế hoạch giám sát và phản biện xã hội, báo cáo với cấp ủy và thống nhất
với cơ quan nhà nước liên quan cùng cấp; kịp thời bổ sung nội dung giám sát và
phản biện xã hội (khi có yêu cầu) theo quy định tại Quy chế này.
2- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các đoàn thể chính trị - xã hội Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện
Quy chế tới các cấp thuộc tổ chức, đoàn thể mình.
Điều 17.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ có trách nhiệm:
1- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện những nội dung có
liên quan trong Quy chế.
2- Phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ,
đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh thống nhất thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của tổ chức mình.
Điều 18. Các
tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm:
1- Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp và cấp dưới tổ
chức thực hiện Quy chế.
2- Định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư
tình hình, kết quả thực hiện Quy chế (qua Ban Dân vận Trung ương).
Điều 19. Các
ban đảng, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
1- Lãnh đạo triển khai thực hiện Quy chế ở tổ chức, đơn
vị mình.
2- Ban Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng
đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đảng đoàn các đoàn thể chính trị - xã hội, Ban
Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan của Trung
ương Đảng có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo
Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Quy chế và kiến nghị sửa đổi, bổ
sung Quy chế khi thấy cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét