Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Formosa Hà Tĩnh phải đền bù như thế nào mới thỏa đáng?

FB Chau Doan

Con số 11,000 tỷ đồng nếu là thực thì như muối bỏ biển nhưng chúng ta không cần nói kĩ về một con số được đưa ra bởi tin đồn. Đọc lướt trên mạng thì một số bạn bảo con số ấy khá lớn nhưng các bạn sẽ thấy con số này không là gì cả khi chia cho những hộ gia đình sống bằng nghề đánh cá. Điều này chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng dễ dàng. Nhưng khi đọc về con số này tôi vẫn có cảm giác lo lắng bởi biết đâu tin đồn này là thật. 

Theo ý kiến của một nhà khoa học thì tác hại của thảm hoạ này như một quả bom nguyên tử dưới biển, di chứng của nó trong thiên nhiên còn kéo dài tới gần một trăm năm sau. 


Theo Dân Trí: "Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị có đến 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Thời gian qua, do ảnh hưởng cá chết, hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt, làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Một số bà con chuyển sang làm trang trại chăn nuôi bước đầu ổn định cuộc sống."


Qua đây chúng ta thấy tác hại là kinh khủng đến đâu. Tôi đưa thêm thông tin này để các bạn thấy con số ấy là bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô la cho đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai. 


So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc hẳn phải lớn hơn nhiều. 


Nếu quả thực con số này là thật thì đây là một trò đùa thô bỉ của cả chính quyền và Formosa. Có thể chính quyền tưởng con số này là lớn, bởi họ không có chuyên gia kinh tế tính toán giỏi và họ không quan tâm tới những vụ bồi thường tương tự trên thế giới. Nếu thế thì đây lại là một sai lầm vô cùng đáng tiếc của chính quyền. 


Tôi xin lỗi đã sa đà vào một chủ đề tôi không dự định đi sâu khi con số chưa chính thức nhưng lòng tôi như lửa đốt vì sợ con số này là thật nên không đừng được. Ở đây có mấy điểm chính tôi muốn nói là: 


1. Khi một thảm hoạ này nảy xảy ra thì nhất định phải có quan chức chịu trách nhiệm, họ phải từ chức, phải bị truy cứu trách nhiệm tại sao để thảm hoạ xảy ra. 
Hãy bỏ đi cái kiểu xử lý chung chung không ai chịu trách nhiệm. 
Quá trình này đòi hỏi một sự đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ chính quyền. Nhưng đây là một việc làm cần thiết để lấy lại được lòng tin của dân chúng. 


2. Khi có tiền đền bù, cũng giống như tiền phân bổ ngân sách về các tỉnh, sự thất thoát là rất lớn. Cần phải có một uỷ ban kiểm soát sự minh bạch trong việc phân bổ, chi tiêu. Đây cũng là một hành động cần thiết để lấy lòng tin của dân chúng. 


3. Cần huy động lực lượng báo chí trong việc kiểm soát này. Bởi báo chí vẫn có một sự độc lập nhất định đối với những cơ quan thực hiện việc đền bù cho người dân. 


4. Không phải chỉ đền bù cho người dân mà còn cần một khoản tiền để thực hiện một công việc vô cùng khó khăn và tốn kém là hút chất độc từ đáy biển lên. Việc này cần thiết để trả lại môi trường trong lành của biển. Và đây cũng là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin người tiêu dùng vào hải sản và cũng là củng cố niềm tin của dân chúng vào chính quyền. 
Tuy nhiên, ở đây có hai loại chất độc, phản ứng nhanh và chậm. Phản ứng nhanh thì đã một phần vào cá. Phản ứng chậm như thuỷ ngân thì tác hại của nó sẽ thể hiện trong nhiều năm nữa. Do vậy, có được thành phần hoá học của chất xả thải là rất quan trọng. 


5. Formosa phải mang ống thải nên mặt đất và có phương án xử lý chất thải trên bờ. 


6. Bất luận điều gì sẽ được công bố sau cuộc họp báo thì người dân cũng không nên có hành động dại dột trong phản ứng với Formosa. Dân ta nông nổi, rất dễ manh động, nhất là sau thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tồi tệ đến chính cuộc sống hàng ngày thì điều này rất dễ xảy ra. Khi xảy ra hỗn loạn như năm 2014 thì lại phải tốn tiền đền bù.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét