Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Ông Đinh Đức Lập chỉ đạo thông tin trên báo Đại Đoàn Kết có khuynh hướng coi thường hoạt động của nhiều vị lãnh đạo MTTQ Việt Nam

Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết [6]

Bài 06:

Ông Đinh Đức Lập chỉ đạo thông tin trên báo Đại Đoàn Kết có khuynh hướng coi thường hoạt động của nhiều vị lãnh đạo MTTQ Việt Nam


Báo Đại Đoàn Kết là cơ quan của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTWMTTQVN). Bên cạnh các nhiệm vụ chính trị là phản ảnh các vấn đề thời sự nổi bật, quan trọng của đất nước, các hoạt động mang tính chất và tầm vóc quốc gia, quốc tế của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn phải đặc biệt quan tâm và đăng tải đầy đủ thông tin hoạt động chủ yếu của MTTQVN. Đặc biệt là của các vị lãnh đạo MTTQVN trong cương vị là người đại diện cho tổ chức chính trị rộng lớn này.

Hoạt động của tập thể Ban thường trực hoặc của từng vị lãnh đạo MTTQVN và hình ảnh của các vị đó không phải là chuyện cá nhân mà là đại diện cho một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn đáp ứng mục tiêu chính trị mà tổ chức này ra đời, tồn tại và phát triển.

Tại Hội nghị sơ kết 7 năm thực hiện Nghị quyết 03 ngày 6/3/2002 của Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN về đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển báo Đại Đoàn Kết trong tình hình mới (Hà Nội ngày 8/5/2009), Ban Thường trực UBTWMTTQVN đã chỉ đạo báo Đại Đoàn Kết phải: “Nâng cao chất lượng tuyên truyền, phản ánh về các hoạt động của Mặt trận các cấp vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc, cải tiến tờ báo về mọi mặt để báo mang đậm tính chất, bản sắc của mặt trận, phục vụ tốt hơn cho công tác Mặt trận, cho các khu dân cư, phấn đấu xây dựng tờ báo Đại Đoàn Kết xứng đáng là tờ báo của MTTQVN”.

Tổng biên tập Đinh Đức Lập là người đứng đầu cơ quan truyền thông có bề dày truyền thống của MTTQVN nhưng lại tỏ ra yếu kém, lệch lạc về nhận thức, về nghiệp vụ. Điều đó thể hiện khá rõ thông qua việc ông Lập điều hành, xử lý nghiệp vụ vừa có khuynh hướng sử dụng tờ báo của MTTQVN như là công cụ phục vụ chủ nghĩa cá nhân, ngược lại vừa coi thường hoạt động của MTTQVN cũng như của các vị lãnh đạo MTTQVN.

Trong khi lợi dụng địa vị tổng biên tập để tự đánh bóng hình ảnh cá nhân mình trên báo Đại Đoàn Kết, thì ông Lập lại tỏ ra khắt khe với việc thực hiện chức năng truyền thông đúng đắn của một tờ báo MT là truyền tải các thông tin có liên quan tới hoạt động của hệ thống MT, của các vị lãnh đạo MT thể hiện vai trò, vị trí, tác động xã hội của tổ chức MTTQVN.

Nhiều hoạt động của các vị lãnh đạo MTTQVN dưới quyền điều hành, xử lý nghiệp vụ của tổng biên tập Đinh Đức Lập đã bị báo Đại Đoàn Kết cắt xén, đưa thông tin không đúng tầm mức hoặc chỉ thông tin qua loa chiếu lệ. Thậm chí không ít lần trong cùng số báo, có bài viết và hình ảnh của ông Lập thì bao giờ các loại bài có liên quan tới việc đề cao cá nhân ông Lập cũng được ưu tiên, nhấn mạnh hơn là các hoạt động của lãnh đạo MTTQVN.

Với tư cách đảng viên, việc tổng biên tập Đinh Đức Lập lợi dụng vị trí công tác để ra sức thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ hẹp hòi là vi phạm nghiêm trọng các Nghị quyết của Đảng. Cụ thể là vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị về công tác quy họach cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy định cán bộ lãnh đạo như phải có “đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng”; Với tư cách là cán bộ công chức Nhà nước, tổng biên tập Đinh Đức Lập đã vi phạm nghiêm trọng Khỏan 3, Điều 18, Luật Cán bộ công chức năm 2008 do có hàng loạt hành vi “Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để trục lợi” qua việc lạm dụng báo Đại Đoàn Kết để đánh bóng tên tuổi cá nhân; Với tư cách là cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Lập đã vi phạm Nghị quyết 03 của Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN cũng như các chỉ đạo định hướng về tôn chỉ mục đích của Ban Thường trực UBTWMTTQVN đối với báo Đại Đoàn Kết.

Sau đây là một vài dẫn chứng tiêu biểu từ các số báo trong năm 2011 và vài tháng đầu năm 2012:

Năm 2011:

1) Số 132 (3/6):



Trang 2 đưa tin ngắn ngủn về việc Chủ tịch Huỳnh Đảm thăm và làm việc tại tỉnh Bình Thuận chỉ vỏn vẹn khoảng 1/8 trang báo, không có hình ảnh Chủ tịch hoạt động tại Bình Thuận.

Đáng lưu ý là các phóng viên theo đoàn công tác của Chủ tịch Huỳnh Đảm (hay của một vài vị lãnh đạo MTTQVN khác) đã tác nghiệp rất nghiêm túc,  có bài tường thuật chi tiết, kịp thời, tương xứng với tầm vóc, vị trí nhân vật và sự kiện, có hình ảnh kèm theo nhưng thường xuyên bị ông Lập chỉ đạo cho tòa soạn cắt xén và bỏ ảnh.

Có lẽ cũng cần nhắc lại bối cảnh liên quan tới nhân sự cấp cao của UBTWMTTQVN thời gian ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI kết thúc để quý vị hiểu rõ hơn nguồn gốc, vì sao có các hành vi, thái độ coi thường, hoặc bên trọng bên khinh của tổng biên tập Đinh Đức Lập đối với các vị lãnh đạo MTTQVN lúc đó.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Chủ tịch Huỳnh Đảm đã xin rút tên không ứng cử vào BCH Trung ương mới theo nguyện vọng cá nhân của ông và được Đại hội đồng ý. Theo suy diễn của nhiều người, trong đó có thể có ông Lập, Chủ tịch Huỳnh Đảm đang chuẩn bị về nghỉ hưu trong thời gian ngắn nữa thôi và sẽ bàn giao vị trí Chủ tịch MTTQVN lại cho người khác. Do vậy mà những thông tin liên quan tới hoạt động của Chủ tịch Huỳnh Đảm này (sau Đại hội Đảng lần thứ XI) thường bị tổng biên tập Đinh Đức Lập cắt xén, rút ngắn theo kiểu đưa tin qua loa, chiếu lệ, hoàn toàn không xứng tầm hoạt động của một Chủ tịch UBTWMTTQVN. Nhất là nếu so sánh với các bài báo của ông Lập hoặc nói về ông Lập và có hình ảnh của ông Lập (như đã dẫn chứng trong các bài trước). Mặc dù chỉ là những họat động nội bộ, mang tính xã giao, vận động bán báo thôi nhưng lại có bài lên hết cả trang báo, luôn phải có hình ảnh và phát biểu của TBT Đinh Đức Lập, chiếm những vị trí tiêu điểm nhất trên trang báo.

Thậm chí khi có chuyện không hài lòng về Chủ tịch Huỳnh Đảm, ông Lập còn chỉ đạo cho phóng viên phụ trách công tác Mặt trận của báo viết bài chỉ trích không chỉ trực tiếp Chủ tịch Huỳnh Đảm mà còn chỉ trích nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước khác. Bài “Trách nhiệm” đăng trên báo Đại Đoàn Kết số 182 ra ngày 1-8-2011 có nội dung miệt thị lãnh đạo, vi phạm chức trách công vụ, lạm dụng tờ báo Đại Đoàn Kết thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân của ông Lập mà chúng tôi đã dẫn chứng trong các bài trước là một ví vụ tiêu biểu.

2) Số 143 (16/6):



Trang 7 đưa 2 tin ghép vào với nhau chiếm ¼ trang báo, không có hình ảnh. Phần đầu là thông tin hoạt động của Chủ tịch Huỳnh Đảm thăm và làm việc tại Cần Thơ; phần thứ hai là thông tin Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Pha thăm và làm việc ở Kom Tum.  Hoạt động quan trọng của cả hai vị lãnh đạo của MTTQVN đều không được đăng hình ảnh, và chỉ đưa tin rất vắn tắt,  không được như các bài có liên quan tới ông Lập. Lưu ý là bài gốc và hình ảnh của phóng viên tác nghiệp trong các chuyến công tác gởi về tòa soạn đầy đủ, tường thuật chi tiết và có nhiều hình ảnh đều bị cắt xén, bỏ mất ảnh.

3) Số 144 (17/6):



Trang 3 có tin Chủ tịch Huỳnh Đảm làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ. Chỉ đưa tin ngắn gọn vài trăm chữ và cũng không có hình ảnh của Chủ tịch Huỳnh Đảm trong các nội dung của hoạt động này. Đáng nói là phóng viên theo đoàn của Chủ tịch đã tác nghiệp nghiêm túc, gởi bài tường thuật đầy đủ, kịp thời có kèm theo hình ảnh, nhưng khi gởi về tòa soạn đều bị chỉ đạo cắt xén và bỏ mất ảnh.

4) Số 178 (27/7):




Số báo này ra đúng ngày tưởng niệm Thương binh – Liệt sĩ (27/7), vậy mà một hoạt động tiêu điểm của Chủ tịch Huỳnh Đảm thăm, tặng quà gia dình thương bình, liệt sĩ bị ông Lập đưa tận vào trang 6, chỉ chiếm diện tích khiêm tốn và cũng không hề có hình ảnh của Chủ tịch đi thăm gia đình TB-LS. Một sự kiện nhân văn, và đầy ý nghĩa của vị lãnh đạo cao nhất của MTTQVN đã bị tổng biên tập Đinh Đức lập coi thường.

Trong khi đó, một thông tin về việc Văn phòng Chính phủ đồng ý tổ chức chương trình tự hào thương hiệu Việt lần thứ II – 2011 lại được ông Lập chỉ đạo đăng trang trọng tại góc phải trang 2 (trang thời sự tiêu điểm của đất nước)  của chính số báo này. Có cả hình ảnh của chiếc Cúp Tự hào Thương hiệu Việt (một danh hiệu trao cho doanh nghiệp do ông Lập chủ trì thực hiện trái với quy định của pháp luật gây ra nhiều tai tiếng cho báo Đại Đoàn Kết). Cũng cần nói thêm rằng, chương trình trao cúp “Tự hào Thương hiệu Việt” 2011 cho doanh nghiệp được ông Lập chủ trì tổ chức tới lần thứ 2 mới phát hiện ra là vi phạm các quy định về trao giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp. Đặc biệt là chưa hề có sự cho phép của Chính phủ theo quy định của pháp luật. Đến giờ phút cuối, nhờ “chạy vạy” ông Lập mới có được công văn của Văn phòng Chính phủ nói trên nên vội vàng đăng lên rất hoành tráng. Tuy nhiên, đối chiếu nội dung công văn, các quy định của Chính phủ và việc triển khai chương trình này của ông Lập đã xuất hiện  nhiều sai phạm nghiêm trọng mà chúng tôi sẽ có dịp đề cập tới chi tiết và tường tận hơn trong các bài sau.

5) Số 186 (5/8):



Trang 6 có bài ngắn “MTTQVN phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài: Phối hợp phải đi vào chiều sâu”. Hội nghị này do Phó chủ tịch MTTQVN Nguyễn Lam chủ trì, bàn một vấn đề quan trọng trong chính sách kiều bào của Đảng và Nhà nước. MTTQ là một kênh quan trọng. Thế nhưng báo ĐĐK đưa tin sơ sài, không  có cả hình ảnh của lãnh đạo MTTQVN.

6) Số 188 (8/8):



Trang 6 có bài ngắn “Ban thường trực UBTUMTTQVN thăm và làm việc với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam”. Có sự tham gia của 2 lãnh đạo MTTQVN là Phó chủ tịch Hà Thị Liên và Phó Chủ tịch Lê Bá Trình, chứng tỏ sự kiện quan trọng đáng quan tâm, và vấn đề nạn nhân chất độc da cam cũng đang thu hút sự quan tâm của xã hội. Thế nhưng báo ĐĐK chỉ đưa bài ngắn, không hình ảnh, nhét vào tận vào trang 6 bên trong.

7) Số 189 (9/8):


Trang 6 bên trong đưa tin Chủ tịch Huỳnh Đảm tiếp Thư ký Bộ ngoại giao Ấn Độ. Hoạt động ngoại giao với Ấn Độ thời điểm này trong lúc Biển Đông đang bị TQ đe dọa là một trong các hoạt động quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Ông Lập cũng chỉ cho báo Đại Đoàn Kết đưa tin ngắn, không hình ảnh và nằm bên trang trong.

8) Số 199 (20/8):



Nhân kỷ niệm CM tháng Tám và Quốc khánh 2/9/2011, Đoàn của UBTUMTTQVN đã dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đoàn do Chủ tịch Huỳnh Đảm dẫn đầu, tháp tùng có Phó chủ tịch kiêm TTK Vũ Trọng Kim, các Phó chủ tịch Lê Bá Trình, Bùi Thị Thanh. Nhưng báo Đại Đoàn Kết dưới sự chỉ đạo của tổng biên tập Đinh Đức Lập chỉ đưa tin rất ngắn, không có hình ảnh ở một góc trang 2, chỉ có ba trăm chữ.

9) Số 201 (23/8):



Trang 2 đưa tin rất ngắn, chỉ khoảng hai trăm chữ về việc Chủ tịch Huỳnh Đảm mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là sự kiện quan trọng liên quan tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người được cả thế giới quan tâm, được nhân dân yêu mến, là nhân vật lịch sử của Việt Nam. Chủ tịch Huỳnh Đảm cũng là người lãnh đạo cao nhất của tổ chức MTTQVM, thế nhưng sự kiện này chỉ được ĐĐK đưa tin cực ngắn, không có cả hình ảnh.

10) Số 215 (8/9):



Trang 2 đưa tin khoảng 300 chữ về sự kiện Chủ tịch Huỳnh Đảm cùng các vụ trong ban Thường Trực  UBTUMTTQVN làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Tin ngắn gọn, không có hình ảnh. Không tương xứng với tầm vóc của các vị lãnh đạo MTTQVN và ý nghĩa của sự kiện.

11) Số 191 (11/8):



Trong trang 2 (thời sự tiêu điểm quan trọng) có bài về hoạt động tiếp xúc cử tri tại Quảng Ngãi của Đại biểu Quốc hội, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký UBTWMTTQVN Vũ Trọng Kim, chiếm 1/3 trang báo, có hình ảnh trang trọng.

12) Số 192 (12/8):



 Trang 3 số báo này cùng đưa các tin: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP.HCM; Phó chủ tịch Vũ Trọng Kim tiếp xúc xử tri Quảng Ngãi. Hai tin của TBT và CTN rất ngắn gọn không có hình ảnh, trong khi tin của Phó chủ tịch Vũ Trọng Kim thì chiếm diện tích gấp đôi các tin nói trên và có hình ảnh của Phó chủ tịch Vũ Trọng Kim.

13) Số 193 (13/8):



Trang 2 (thời sự tiêu điểm) tiếp tục đưa bài về hoạt động tiếp xúc cử tri Quảng Ngãi của Phó Chủ tịch Vũ Trọng Kim, có hình ảnh rất trang trọng.

Như vậy là chuỗi hoạt động tiếp xúc cử tri của Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim tại Quảng Ngãi đã được ông Lập cho đăng liên tục trên 3 kỳ báo với bài và ảnh, chiếm những vị trí trang trọng, không giống như các trường hợp của Chủ tịch Huỳnh Đảm cùng nhiều vị Phó chủ tịch  khác của MTTQVN. Trong các vị lãnh đạo MTTQVN ngoài ông Vũ Trọng Kim đang là đại biểu Quốc hội còn có Phó chủ tịch Nguyễn Văn Pha cũng là đại biểu Quốc hội đương nhiệm, song ít thấy báo Đại Đoàn Kết đưa thông tin về hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Nguyễn Văn Pha.

Sự bất thường trong điều hành nghiệp vụ này của tổng biên tập Đinh Đức Lập đã hướng báo ĐĐK tới tình trạng chuyển tải thông tin, thực hiện chức năng tuyền thông của báo Đại Đoàn kết cơ quan của MTTQVN một cách khó hiểu, bất cập. Hiện tượng đó đã  khiến những bạn đọc quan tâm sâu đến báo và MTQVN buộc phải rút ra nhận xét báo Đại Đoàn Kết thời TBT Đinh Đức Lập điều hành đã có tình trạng “bên trọng bên khinh” đối với các vị lãnh đạo MTTQVN như đã chứng minh ở phần trên.


Năm 2012 (chỉ tính vài tháng đầu năm):

1) Số 130 (9/5):



Trang 7 có đăng một thông tin rất ngắn gọn về hoạt động của các lãnh đạo MTTQVN khảo sát việc thực hiện Kết luận 62/KL/TƯ của Bộ Chính Trị tại SÓc Trăng và Cao Bằng. Các hoạt động này dưới sự chủ trì của các Phó chủ tịch Bùi Thị Thanh và Nguyễn Lam, nhưng cũng đều không có đăng ảnh hoạt động.

Trong khi phóng viên tác nghiệp tại Sóc Trăng đã đưa thông tin đầy đủ và có kèm theo hình ảnh hoạt động của PCT Bùi Thị Thanh tại đây, song với cách điều hành nghiệp vụ khó hiểu của ông Đinh Đức Lập các thông tin này đã phải bị cắt bỏ hầu hết, chỉ còn lại tin tức ngắn.

2) Số 131 (10/5):




Trang 7 cũng đưa tin với chủ đề như trên (số 130) ngày làm việc thứ hai của hai PCT Nguyễn Lam và Bùi Thị Thanh tại Cao Bằng và Sóc Trăng. Phóng viên tác nghiệp theo đoàn công tác tiếp tục đưa thông tin đầy đủ và hình ảnh, song vẫn bị ông Lập tiếp tục cắt bỏ và chỉ cho đăng tin ngắn, vắn tắt, không có hình ảnh.

3) Số 132 (11/5):




Trang 7 đưa thông tin rất vắn tắt về chuyến làm việc của PCT Bùi Thị Thanh tại tỉnh Trà Vinh, không có hình ảnh như vẫn thường đưa thông tin về hoạt động của tổng iên tập Đinh Đức Lập, dù chỉ là những cuộc làm việc vận động bán báo chứ không có những nội dung quan trọng như các vị lãnh đạo MTTQVN đi làm việc.

4) Số 143 (22/5):




Trang 7 có đưa thông tin chỉ trong một tin về hai cuộc làm việc của hai PCT MTTQVN Nguyễn Lam và Trần Hoàng Thám tại Quảng Ninh và Bình Dương. Thông tin vắn tắt và cũng không có hình ảnh hoạt động của các vị lãnh đạo MTTQVM tại các địa phương này. Trong khi đó, PV tác nghiệp đã đưa thông tin rất đầy đủ về cuộc làm việc của PCT Trần Hoàng Thám và có kèm theo hình ảnh, nhưng do có chỉ đạo của tổng biên tập Đinh Đức Lập khiến loại thông tin này bị cắt bỏ.

5) Số 144 (23/5):




Trang 7 cũng chỉ đưa tin về chuyến làm việc của PCT MTTQVM Trần Hoàng Thám tại Bình Dương về nội dung Kết luận 62. Cũng không có đăng ảnh, trong khi PV tác nghiệp đầy đủ thông tin và hình ảnh.

6) Số 180 (28/6):




Trang 6 đưa một thông tin rất ngắn về việc “Khai mạc Hội nghị lần thứ 9 Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN (khóa VII)”. Báo ĐĐK là cơ quan của MTTQVN mà đưa thông tin về một hội nghị quan trọng của MT rất sơ sài và qua loa như thế này thì không đúng với tôn chỉ, mục đích, nội dung mà báo ĐĐK cần phải bám sát. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu báo Đại Đoàn Kết là tổng biên tập Đinh Đức Lập. Nhất là ông Lập vẫn thường xuyên lạm dụng các trang báo Đại Đoàn Kết để thỏa mãn chủ nghĩa cá nhân, thường xuyên cho đăng bài viết, phát biểu, hình ảnh của chính ông trên tờ báo mà ông là tổng biên tập nhiều lần đến mức khác thường.

(Còn tiếp)

                                                                 

1 nhận xét:

  1. Đã là kẻ háo danh thì thường tự suy tôn mình mà dìm thấp vị trí vai trò của người khác. Lập không chri là kẻ háo danh mà còn háo tiền, háo sắc

    Trả lờiXóa