Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Ông Đinh Đức Lập bị tước Giải báo chí quốc gia và không còn là Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết

“Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã quyết định tước Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013 đã trao cho Đức Anh tức ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết -  vì vi phạm quy định tại Hướng dẫn dự giải, không phải là tác giả của tác phẩm dự giải”.

Đó là nội dung thông báo của ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, tại buổi giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí hàng tuần thường lệ của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông, vào sáng nay (Thứ Ba, 8/7/2014). 

Việc xem xét trách nhiệm và xử lý thích đáng hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan càng là vấn đề bức thiết để khẳng định rằng các tổ chức, đơn vị có liên quan tới hành vi này của ông Lập là hết sức coi trọng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, uy tín chính trị, quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Trong khi hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia và thông tin về việc tước giải thưởng này đối với ông Lập đang khiến cho dư luận sôi sục thì tại báo Đại Đoàn Kết có thông tin cho rằng kể từ ngày 7/7/2014: ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP CHÍNH THỨC KHÔNG CÒN LÀ TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT.


Giải B Giải báo chí Quốc gia do Bộ trưởng TTTT  Nguyễn Bắc Son trực tiếp trao cho ông Đinh Đức Lập nay đã bị Hội đồng Giải báo chí Quốc gia rút lại vì phát hiện có sự gian lận qua tố cáo và bài phê phán trên báo Người Cao Tuổi 13 ngày trước đây


“Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã quyết định tước Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013 đã trao cho Đức Anh tức ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết -  vì vi phạm quy định tại Hướng dẫn dự giải, không phải là tác giả của tác phẩm dự giải”.

Đó là nội dung thông báo của ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, tại buổi giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí hàng tuần thường lệ của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông, vào sáng nay (Thứ Ba, 8/7/2014). 


Như vậy, sau đúng 13 ngày kể từ khi báo Người cao tuổi công bố bài điều tra “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia” ngày 25/6/2014, 
xin xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/ban-doc/ong-dinh-duc-lap-gian-doi-nhan-giai-bao-chi-quoc-gia.html thì Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã có thông báo chính thức về vụ việc mang lậi nhiều tai tiếng cho Giải báo chí được cho là  uy tín hàng đầu của làng báo Việt Nam.

Quyết định tước giải báo chí quốc gia đã trao cho  ông Đinh Đức Lập được đưa ra sau khi có buổi làm việc giữa giờ Ngọ ngày 1/7/2014 tại Hội Nhà báo Việt Nam để làm rõ sự việc mà báo Người Cao Tuổi có bài phê phán, chỉ ra hành vi gian lận của tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập trong việc nhận giải.

Chủ trì cuộc họp là nhà báo Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, cùng sự có mặt của nhà báo Kim Quốc Hoa – Tổng biên tập báo Người cao tuổi và ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Trước những chứng cứ và lý lẽ không thể chối cãi của báo Người cao tuổi, ông Đinh Đức Lập đã phải thừa nhận hành vi gian lận, làm sai quy chế giải cũng như các quy định của pháp luật về quyền tác giả, pháp luật về thi đua khen thưởng…

Cùng chung hành vi sai phạm với ông Đinh Đức Lập còn có các thành viên trong Ban chấp hành Chi Hội nhà báo báo Đại Đoàn kết (gồm: Thư ký chi hội Hà trọng Nghĩa, Phó thư ký chi hội Nguyễn Thị Cẩm Thúy, ủy viên chi hội Lê Thị Thu Hương). Về phía Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, lỗi vi phạm cũng thuộc Ban thư ký tổng hợp đã không kiểm tra kỹ báo cáo bổ sung về danh sách tác giả đoạt giải của chi hội báo Đại Đoàn kết.

Thực ra, nếu không bị tước giải vì không phải là tác giả của bất kỳ bài báo nào trong loạt bài đoạt Giải B Giải Báo chí Quốc gia, thì ông Lập cũng sẽ bị tước giải kể cả khi ông là một tác giả trong nhóm tác giả có loạt bài đoạt giải.

Vì theo quy định tại Hướng dẫn số 01/HD-HĐGBCQG ngày 15/1/2014 của Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia thì “Tác giả dự Giải không vi phạm các Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, không vi phạm Luật Báo chí và luật pháp khác”.

Trong khi tại thời điểm tham dự giải, ông Đinh Đức Lập đã và đang vi phạm nhiều quy định của pháp luật. 

Đơn cử như việc vi phạm về Quy chế quản lí tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức trao cúp tự hào thương hiệu Việt, huy động kinh phí; vi phạm Điều 8 Quyết định 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khi tuyển lái xe riêng phục vụ gia đình mà cơ quan phải trả lương… mà báo Người cao tuổi cũng đã có bài phản ánh, phê phán.

Tổng biên tập Đinh Đức Lập trong năm 2013 (thời điểm có bài viết tham dự theo quy định của giải) cũng đã bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng và chính quyền bởi có nhiều sai phạm bị phát hiện qua tố cáo.

Nhà báo Hà Minh Huệ đồng thời cũng có đề nghị báo Người Cao Tuổi và các báo khác không nên đăng tin về quyết định tước giải báo chí quốc gia lần thứ VIII đối với ông Đinh Đức Lập để tránh gây ảnh hưởng xấu tới Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam…

Đề nghị này thể hiện sự không công bằng và thiếu trung thực trong cách xử lý thông tin của những nhà lãnh đạo các cơ quan truyền thông quốc gia.

Khi nhận giải, ông Đinh Đức Lập đã xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia, hàng loạt báo chí trung ương, địa phương đưa tin. Bản thân báo Đại Đoàn Kết cũng có nhiều bài và tin tức rình rang về việc ông Lập nhận Giải báo chí Quốc gia. Bản thân ông Lập cũng xuất hiện trên truyển hình với tư cách là tác giả đoạt giải để nói về Giải thưởng báo chí này… Nay, qua tố cáo của nhiều nhà báo và nhất là có sự phát hiện, phê phán của báo Người Cao Tuổi, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia mới nhận ra sai phạm này.

Để khắc phục hậu quả đáng tiếc của việc trao nhầm giải cho ông Đinh Đức Lập, đồng thời khẳng định tính chất nghiêm túc và uy tín của Giải báo chí Quốc gia lẽ ra cần phải cho các cơ quan truyền thông công khai minh bạch thông tin này để công luận được rõ.

Quyết định tước Giải Báo chí Quốc gia đã trao cho ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết) của Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia sau 13 ngày sau khi báo Người Cao Tuổi công bố bài điều tra về có sự gian lận của ông Đinh Đức Lập trong việc nhận giải Báo chí Quốc gia cho thấy có sự nghiêm túc và quyết tâm bảo vệ uy tín của Giải thưởng báo chí hàng đầu này của những nhà tổ chức.

Tuy nhiên, việc tước giải không có nghĩa ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan để xảy ra sai phạm chưa từng có trong lịch sử Giải báo chí Quốc gia, làm ảnh hưởng xấu tới hàng loạt cơ quan, tổ chức như Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, báo Đại Đoàn Kết, MTTQ Việt Nam… sẽ sạch tội.

Quyết định này chỉ làm rõ hơn và khẳng định hành vi gian lận Giải báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập - Ủy viên trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà báo Việt Nam, Đảng ủy viên Đảng ủy UBTƯ MTTQ Việt Nam, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết…. là không thể chối cãi.

Hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mà còn vi phạm các quy định về phẩm chất đạo đức của người đảng viên, vi phạm quy chế, điều lệ của Giải Báo chí Quốc gia, nghiêm trọng hơn vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật về quyền tác giả, về báo chí và về thi đua khen thưởng…

Trường hợp gian lận này của ông Đinh Đức Lập được cho là hết sức hy hữu, chưa từng có trong lịch sử Giải Báo chí Quốc gia làm ảnh hưởng xấu không chỉ với uy tín của Giải thưởng quốc gia này mà còn bộ tro trát trấu vào hình ảnh những người làm báo, những người làm tổng biên tập, lãnh đạo báo chí ở Việt Nam. Ngoài ra, ông Lập còn là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, việc làm gian dối ngay trong hoạt động quan trọng của Hội nghề nghiệp này của một ủy viên BCH như ông Lập càng làm ảnh hưởng xấu nghiêm trọng hơn cho Hội Nhà báo Việt Nam. Ông Lập còn là Ủy viên trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo một tờ báo lớn của tổ chức MTTQ Việt Nam (báo Đại Đoàn Kết), hành vi gian lận của một người có cương vị quan trọng như vậy ở MTTQ Việt Nam nhất định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của tổ chức chính trị rộng lớn này.

Việc xem xét trách nhiệm và xử lý thích đáng hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan càng là vấn đề bức thiết để khẳng định rằng các tổ chức, đơn vị có liên quan tới hành vi này của ông Lập là hết sức coi trọng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, uy tín chính trị, quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Trong khi hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia và thông tin về việc tước giải thưởng này đối với ông Lập đang khiến cho dư luận sôi sục thì tại báo Đại Đoàn Kết có thông tin cho rằng kể từ ngày 7/7/2014: ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP CHÍNH THỨC KHÔNG CÒN LÀ TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng biên tập, cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Việc chính thức không còn là Tổng biên tập và Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết của ông Lập và ông Khánh được căn cứ vào quy định của pháp luật tính từ ngày hôm qua (7/7/2014) khi Quyết định bổ nhiệm ông Lập, ông Khánh đã hết  thời hạn mà Ban thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam hiện không có Quyết định bổ nhiệm lại.

Xem bản chụp Quyết định số 2732/QĐ-MTTW-BTT ngày 3/7/2009 do ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, ký với tư cách đại diện Ban Thường trực Ủy Ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 6/7/2009. Còn ông Khánh được bổ nhiệm Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết thời hạn 5 năm bắt đầu từ 6/7/2009 theo Quyết định 2733/QĐ-MTTW-BTT cũng do ông Vũ Trọng Kim ký ngày 3/7/2009 cùng thời gian có hiệu lực như quyết định của ông Lập.



Đã không còn là Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết nữa nên tất cả các chữ ký của ông Đinh Đức Lập và ông Nguyễn Quốc Khánh nhân danh hai vị trí lãnh đạo này sau ngày quyết định bổ nhiệm hết hiệu lực cũng đều không còn hiệu lực.

Nếu như lãnh đạo MTTQ Việt Nam không có bất kỳ văn bản nào gia hạn tạm thời cho hai ông này hoặc cho bất kỳ một ai khác tạm thời nhận lãnh trách nhiệm đứng đầu báo Đại Đoàn kết, chịu trách nhiệm theo pháp luật kể từ ngày quyết định bổ nhiệm nói trên hết hạn.

Vì vậy, có thể nói rằng việc các nhà in: Công ty in Hà Nội mới; công ty in báo Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Công ty in Nhân dân Đà Nẵng đã in ấn và cho xuất xưởng báo Đại Đoàn Kết ra ngày hôm qua 7/7/2014 là đã sản xuất và cho lưu hành một ấn phẩm không có người chịu trách nhiệm theo quy định của  pháp luật.

Sở dĩ báo Đại Đoàn Kết lâm vào tình trạng không có ban biên tập kể từ ngày hôm qua gây ra hàng loạt hệ lụy, nếu tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, có một phần không nhỏ từ sự bao che, bưng bít và bảo trợ hết cỡ của ông Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam trong việc xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật ông Đinh Đức Lập sau khi có hàng loạt sai phạm bị tố cáo được công nhận.

Sự che chắn và cố tình xử lý nhẹ, cứu nguy cho ông Lập thoát khỏi hàng loạt trách nhiệm trong nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong thời gian qua của “thủ trưởng” Vũ Trọng Kim đã góp phần không nhỏ đầy báo Đại Đoàn kết lâm vào tình cảnh khủng hoảng lãnh đạo, không có người đứng đầu đủ uy tín và năng lực, phẩm chất như hiện nay.

Việc xem xét để củng cố và nâng cao khả năng lãnh đạo,  khả năng nghiệp vụ của Ban biên tập báo Đại Đoàn kết thời gian qua cũng không được xem xét một cách thấu đáo, rạch ròi, minh bạch tuân thủ nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước.

Như đã phân tích, sở dĩ ông Đinh Đức Lập có thể liên tiếp phá lỷ lục quốc gia để trở thành một tổng biên tập tai tiếng nhất làng báo Việt Nam ngày nay có phần trách nhiệm không nhỏ của lãnh đạo cơ quan chủ quản báo Đại Đoàn kết. Cụ thể chính là Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam (xem ở đây).

Bởi vì, chỉ cần một trong hàng loạt sai phạm như của ông Đinh Đức Lập thôi, hầu như các tổng biên tập của các cơ quan báo chí khác đều được cơ quan chủ quản xử lý nghiêm túc và thích đáng, khiến cho họ không còn cơ hội, điều kiện và khả năng để trượt dài trên cương vị tổng biên tập, sai phạm chồng lên sai phạm như ông Đinh Đức Lập. 

Phải chăng trong quan niệm về tổ chức nhân sự của ông Vũ Trọng Kim, tổng biên tập Đinh Đức Lập là “người tài giỏi, đức độ và làm việc hiệu quả tới mức không có ai để thay thế”? Cho nên lúc nào cũng được “thủ trưởng” lạm dụng quyền lực che chắn, cho qua, xử lý sai phạm không triệt để, góp phần “giúp đỡ” ông Lập liên tiếp vi phạm pháp luật, khiến cho sai phạm sau chồng lên sai phạm trước nghiêm trọng hơn mà không hề bị xử lý gì?
Ngọc Minh

 Bài do tác giả gởi tới blog HN

11 nhận xét:

  1. Vấn nạn "xử lý không nghiêm" trong xã hội Việt Nam đã tràn ngập từ lâu chứ chả riêng gì với vụ Đinh Đức Lập. Vua chèo còn chẳng ra gì / Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề! Hệ thống nát bét cả rồi! Cảm ơn Huu Nguyen đã đăng bài đáng giá này.

    Trả lờiXóa
  2. Hai ông Kim và Lập là bản sao của nhau, hai ông hỗ trộ nhau và cả 2 ông đều đầy tai tiếng . Ông Kim đi đến đâu là ở đó nội bộ mất đoàn kết trầm trọng , kết quả là ông không hoàn thành nhiệm vụ được giao ( lần lượt tại Quang Trị rồi Mặt trận ) , phải xử lý ông Kim trước mới đúng .

    Trả lờiXóa
  3. be bét thế này mà ông Nhân vẫn điềm nhiên ngửi được à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tin gì cái ông chỉ biết "nói không", còn chả "có" trách nhiệm gì. Độc "nói không" mà cũng nên ông nọ bà kia. lạ quá đi mất

      Xóa
  4. Chán như con rán cái lãnh đạo mặt trận

    Trả lờiXóa
  5. Đảng viên nhà báo gì cái giống bẩn thỉu này? Sai phạm chồng chất, sao ông Nguyễn Thiện Nhân không chỉ đạo cách chức ngay mà nghe nói còn làm thủ tục tái bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập??? Mấy ông Mặt trận tổ quốc xem dư luận và pháp luật chẳng ra cái quái gì cả!

    Trả lờiXóa
  6. Có thật không anh??? nghi ngờ quá vì tình hình ở cơ quan vẫn diễn ra bình thường mà

    Trả lờiXóa
  7. Lời bình của Huy Đức rất hay: Nhét tên mình vào, chia "giải báo chí quốc gia" với lính lác, tranh phần xuất hiện trước ống kính VTV truyền trực tiếp; bị phát hiện thì cãi chày cãi cối cho tới khi báo Người Cao Tuổi dồn đến chân tường, chỉ xét về độ trung thực, loại người như thế không đáng cho làm phóng viên quèn, vậy mà vẫn chễm chệ trên ghế Tổng biên tập của một tờ báo mà người đứng đầu có "hàm gần như thứ trưởng". Trong vụ này không chỉ có ông Đinh Đức Lập (TBT báo Đại Đoàn Kết), cách hành xử của Hội Nhà báo cũng cho thấy, nền "báo chí cách mạng" đã nát tới mức chẳng còn ai muốn giữ lề. Những nhà báo tử tế phải đứng cạnh những tổng biên tập như vậy, ở cùng những ông lãnh đạo Hội như vậy, chắc là đau đớn lắm!

    Trả lờiXóa
  8. Hình như ông Nhân đang làm xiếc với uy tín của mình hay sao ấy.

    Trả lờiXóa
  9. Có mỗi một cái ông Đinh quèn mà mấy năm mới xử tạm gọi là xong thì những việc quốc gia đại sự khác hòng trông cậy được gì ở cái cơ chế này???
    Chán hơn cả con gián!!

    Trả lờiXóa
  10. Không chỉ tước giẩi là xong. Rõ ràng không được giải vây thi sao lại công bó , kẻ nào dám liều đưa tên vào danh sách nhận giải, sao ban tổ chức lễ trao giải không phát hiện.. Phải truy nguyên đến tận cùng để ra cái mánh lừa đảo, dối trá, nhất là tránh xảy ra những chuyện thối tha.
    Nói vậy chứ chẳng trông mong gì , bản chất cái hội nhà báo cách mạng vốn dĩ là thế mà

    Trả lờiXóa