Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Miền Nam trước khi “được giải phóng” ra sao?

image

Miền Nam trước 1975 như thế nào? Thử xem lại những gì được miêu tả trong quyển “Khi đồng minh tháo chạy” của ông Nguyễn Tiến Hưng, tiến sĩ kinh tế, cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, hiện là giáo sư tại Đại học Howard (Washington DC).…….
Năm 1973, tỷ lệ biết đọc, biết viết là 70% rất cao so với các nước Á Châu láng giềng hồi đó. Trước năm 1954, miền Nam không có Đại Học. Muốn học cử nhân phải ra Hà Nội. Tới 1973, Đại Học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Vài thí dụ: Bác Sĩ xuất thân từ Đại Học Y Khoa đủ sức phục vụ cho đoàn quân 1,2 triệu mà không cần đến Bác Sĩ nước ngoài. Sau này họ di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay. Luật Gia tốt nghiệp từ khuôn viên “cây dài bóng mát, con đường Duy Tân’’ đã làm việc cho các hãng Mỹ ngay ở Sài Gòn, và được thán phục. Khi họ đi du học thì thấy luật pháp Mỹ quá rõ ràng, học lại còn dễ nữa. Ngoài Đại Học Sài Gòn còn sáu Đại Học khác: Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Hòa Hảo, Cao Đài, Cần Thơ… Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 so với chỉ vỏn vẹn có 2.900 vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000 và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường cộng đồng, trường huấn nghiệp, các chương trình công nghệ mọc lên như nấm…
Ở Miền Nam, mười năm chiến tranh đã giúp có biết bao nhiêu tay nghề: Xây dựng, máy móc, lắp ráp, sửa chữa, truyền tin, kiến trúc sư. Đội ngũ thợ xây dựng Đà Nẵng được các nhà thầu ngoại quốc khen ngợi. Khối Công Binh tiếp nhận được ngành nghề cao về xây cất đường xá, cầu cống, nhà cửa. Rồi đoàn phi công bay trực thăng, máy bay vận tải, khu trục cơ, phản lực F5, ra chiến trường thì can đảm, đến khi lái máy bay dân sự có chiêu đãi viên lo cà phê, cơm nước thì lại càng vi vút hơn…
Ngoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cần Thơ có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạnh Giá, và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay tý hon, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương. Về vận chuyển đường thủy thì miền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh)…. Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá…. Còn đường xá, các nước hậu tiến trông thấy đường xá miền Nam mà thèm. Tất cả có tới 21.000 cây số đường (khoảng 13.000 dặm), trong đó gần 9.500 cây số đường nhựa, đi được quanh năm. Cầu các loại to, nhỏ bắc qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Tính ra cũng có tới gần 170.000 xe tải và trên 51.000 xe hành khách lưu thông trên hệ thống đó… Vì tài nguyên và con người như vậy, nên Miền Nam thực sự đã có triển vọng phát triển một nền kinh tế phồn thịnh, hết bị lệ thuộc… Trên con đường tiến tới tự túc tự cường, có hai của quý Trời phú: Túi dầu nằm ở thềm lục địa và Vịnh Cam Ranh…


Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) Sài Gòn 1967
Hai mươi năm sau khi Nhật rút khỏi Cam Ranh, Quân Đội Mỹ vào xây cất lên một công trình vĩ đại. Với diện tích 260 cây số vuông (100 square miles), bán đảo này giống như hình một cái chai, có chiều dài 12 cây số và chiều ngang bảy cây số ở điểm rộng nhất. Một hệ thống tiếp liệu rất lớn gồm các kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng đại tu xe tăng, nhà máy điện, khu nhà ở, giải trí được xây cất. Thêm vào là Phi Cảng Quân Sự thật lớn. Sân bay có hai đường băng 3.200 mét, phi cơ loại nào đáp xuống cũng được. Hệ thống đường bộ chằng chịt, giao thông rất thuận tiện. Là một bán đảo, hai bên là biển mà lại có hồ chứa nước ngọt lớn, với trữ lượng thường xuyên hàng trăm ngàn mét khối… Ngoài hồ, còn một số giếng nước do Quân Đội Mỹ đào, tụ lại thành 10 điểm cung cấp nước ngọt cho 15.000 lính. Hải Cảng Cam Ranh Cảng này là một trong ba cảng thiên nhiên tốt nhất thế giới, đứng sau Sydney (Úc) và hơn Rio de Janeiro (Brazil). Ngoài bốn bến tầu (trong chín bến lúc đầu) còn tốt, còn có nhiều cầu tầu có thể bỏ neo bốc rỡ hàng hóa, và 14 phao nổi được cột xuống chắc chắn. Khi Mỹ trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa vào tháng Sáu thì bán đảo Cam Ranh là một của quý. Đã có sẵn một hải cảng lớn, vừa gần biển, vừa cách biển, lại có một hạ tầng cơ sở nằm sát bên để phát triển kỹ nghệ, du lịch, thủy hải sản, đóng tầu, sửa tàu, vận tải thương thuyền hàng hải. Cam Ranh còn có hệ thống ra đa tối tân, hệ thống thông tin liên lạc qua Thái Lan và Phillippines bằng giây cáp ngầm xuyên biển, hết sức hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế…
Nhiều nhà kinh tế đã đồng ý rằng Miền Nam hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng hậu tiến, cũng giống như Đài Loan, Nam Hàn. Và việc phát triển sẽ mất ít thời gian hơn là các quốc gia kia, một phần vì đã có sẵn những xây cất hạ tầng tương đối đầy đủ… Quan sát tại chỗ, Đại Sứ Martin đã phát biểu cho ký giả tuần báo U. S. News and World Report: “Đôi khi ta thấy trong cùng một quốc gia có sự phối hợp giữa tài nguyên phong phú, một hệ thống hành chính có quyết tâm với những chính sách kinh tế hợp lý một dân tộc thông minh, khéo léo, và hết sức dẻo dai, với một khả năng cố gắng bền vững, một quyết lâm mãnh liệt và tha thiết bảo tồn tự do của mình. Khi có một kết hợp như vậy, như hiện đang có ở Miền Nam Việt Nam, thì chỉ cần một nguồn tài chính từ ngoài vào làm vai trò tác động, để nối kết tất cả những yếu tố này lại với nhau thì có thể có những kết quả thật là xuất sắc’’.
Mạnh Kim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét