Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

BBC và Người Cao Tuổi khẳng định việc tước giải báo chí của ông Đinh Đức Lập

Thiếu trung thực, có nhiều hành vi gian dối, vi phạm pháp luật như ông Đinh Đức Lập liệu có thể tiếp tục làm tổng biên tập báo Đại đoàn kết được hay không?

Đồng loạt trong các ngày 9 và 10/7/2014 BBC và báo Người Cao Tuổi cùng đưa tin về việc ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết bị Hội đồng Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 tước giải báo chí.

Báo Người Cao Tuổi cho rằng với việc làm gian dối này, ông Đinh Đức Lập đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thể có được vinh dự đứng vào hàng ngũ những tác giả được giải báo chí của loạt bài “25 năm cuộc chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của báo Đại Đoàn Kết.

Việc Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia nhanh chóng sửa sai, quyết định tước giải báo chí đã trao cho ông Đinh Đức Lập được báo Người Cao Tuổi đánh giá cao và cho rằng: “Đây là việc làm thể hiện tính nghiêm minh của Hội đồng Chung khảo và lãnh đạo Hội, trả lại sự công bằng cho các tác giả của loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” bảo vệ uy tín và danh dự cho những nhà báo chân chính”.

Trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ, bà Hà Kim Chi, Ủy viên BCH, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết chi hội Nhà báo Đại Đoàn Kết đã đề nghị "bổ sung tên" ông Lập vào nhóm tác giả, và cũng chính chi hội Nhà báo Đại Đoàn Kết sau này đề nghị rút tên. Bà Chi thừa nhận ông Lập không có tên trong nhóm tác giả của loạt bài báo đoạt giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 của báo Đại Đoàn kết. Do đó, hành vi bổ sung tên Đức Anh (tức Đinh Đức Lập) vào nhóm tác giả sau khi có kết quả đoạt giải là việc làm sai trái.

Phóng viên BBC thẳng thắn đặt câu hỏi về tư cách của người làm báo, lãnh đạo một tờ báo nhà nước như ông Đinh Đức Lập lại có hành vi gian dối, thiếu trung thực (không có tác phẩm mà vẫn đưa tên mình vào nhóm tác giả được giải để lên sân khấu nhận giải thưởng) có xứng đáng được tiếp tục làm tổng biên tập nữa hay không?

Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, có rất nhiều tiêu chí để xem xét bổ nhiệm một tổng biên tập. Tuy nhiên, cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết là Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ xem xét trường hợp này. Còn đối với Hội Nhà báo Việt Nam và Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, trong trường hợp này đã có quyết định xóa tên, rút tên ông Đinh Đức Lập ra khỏi loạt bài đoạt giải thưởng đó rồi.

Dư luận xã hội mà đặc biệt là với những người làm báo những ngày qua hết sức phẫn nộ với hành vi gian lận giải báo chí quốc gia của ông Đinh Đức Lập. Hầu hết đều cho rằng đó là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp nghiêm trọng, không thể tha thứ, nếu không muốn nói đó là hành vi vô liêm sỉ, không biết xấu hổ. Nhất là khi người vi phạm lại còn là một đảng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí cấp quốc gia.

Nhà báo Huy Đức bình luận: “Nhét tên mình vào, chia "giải báo chí quốc gia" với lính lác, tranh phần xuất hiện trước ống kính VTV truyền trực tiếp; bị phát hiện thì cãi chày cãi cối cho tới khi báo Người Cao Tuổi dồn đến chân tường, chỉ xét về độ trung thực, loại người như thế không đáng cho làm phóng viên quèn, vậy mà vẫn chễm chệ trên ghế Tổng biên tập của một tờ báo mà người đứng đầu có "hàm gần như thứ trưởng". Trong vụ này không chỉ có ông Đinh Đức Lập (TBT báo Đại Đoàn Kết), cách hành xử của Hội Nhà báo cũng cho thấy, nền "báo chí cách mạng" đã nát tới mức chẳng còn ai muốn giữ lề. Những nhà báo tử tế phải đứng cạnh những tổng biên tập như vậy, ở cùng những ông lãnh đạo Hội như vậy, chắc là đau đớn lắm!” (Xem Osin HuyDuc)

Một chi tiết trùng hợp có thể không phải là ngẫu nhiên nhưng thể hiện khá đầy đủ bản chất “ngưu tầm ngưu mã tầm mã” như ông bà ta từng nói của ông Đinh Đức Lập trong vai trò tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết cũng được nhiều người nhắc tới trong mấy ngày qua.

Đó là chuyện ông Đinh Đức Lập từng chỉ đạo đăng bài “giải cứu” cho ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế, trong thời gian ông Mãn đang bị nhiều cán bộ lão thành, cựu chiến binh tố cáo các sai phạmn nghiêm trọng vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước.(Xem ở đây)

Đặc biệt nghiêm trọng là việc ông Mãn khai man thành tích, cướp công đồng đội, làm giả hồ sơ để được phong tặng danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến.

Nay sự thật đã rõ ràng, những sai phạm của ông Mãn đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận và xử lý. (Xem ở đây)

Báo Đại Đoàn Kết mà ông Đinh Đức Lập là tổng biên tập chịu trách nhiệm về các nội dung đăng tải sẽ phải nói sao đây với bạn đọc của báo nói riêng và công luận nói chung về những bài viết rõ ràng có sự bẻ cong ngòi bút này?

Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ, là những bằng chứng cụ thể, rõ ràng cho thấy cách làm báo, cách chỉ đạo nội dung của ông Đinh Đức Lập trong thời gian làm tổng biên tập tại báo Đại Đoàn kết là hết sức có vấn đề. Nếu không phải do trình độ nhận thức, bản lĩnh nghề nghiệp của ông Lập quá yếu kém để có thể  thẩm định nội dung trước khi đăng tải  thì chỉ có thể hiểu các bài viết như thế này xuất phát từ động cơ không trong sáng. Là điển hình của sự bẻ cong ngòi bút vì lợi ích cá nhân của người đứng đầu tờ báo cũng như của những người viết ra những bài báo như thế này.

Làm báo kiểu Đinh Đức Lập như dẫn chừng về vụ ông Hồ Xuân Mãn chỉ làm mất uy tín, phá hỏng truyền thống của báo Đại Đoàn kết và làm mang tiếng xấu cho MTTQVN. Nay lại thêm chuyện bê bối trong vụ gian lận Giải Báo chí Quốc gia, khiến dư luận xã hội buộc lòng phải xem tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết như là người vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách vô liêm sỉ.

Đúng như bà Hà Kim Chi đã nói với BBC ở trên, chính Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phải là người quyết định việc có hay không bổ nhiệm lại ông Đinh Đức Lập vào chức vụ tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Thế nhưng, lãnh đạo cơ quan MTTQ Việt Nam cũng không thể bỏ qua những tiêu chuẩn tối thiểu mang tính giá trị chung cho một người làm báo chân chính chứ chưa nói tới cho một cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí có truyền thống và bề dày như báo Đại Đoàn Kết.

Không thể có những tiêu chuẩn bổ nhiệm dành cho loại cán bộ hư hỏng, tha hóa, gian dối, vô liêm sỉ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước hàng loạt như ông Đinh Đức Lập đã và đang làm, được dư luận xem là tổng biên tập ghi nhiều kỷ lục tai tiếng nhất làng báo Việt Nam.
  





Ông Đinh Đức Lập bị thu hồi Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013

Sau Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII – 2013 được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 21/6/2014, ngày 25/6/2014 Báo Người Cao Tuổi số 101(1418) đã đăng bài: “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận Giải Báo chí Quốc gia” của Huy Dũng. Bài báo đã thu hút được sự quan tâm rộng rãi của những người làm báo trong cả nước cũng như dư luận xã hội. Có rất nhiều ý kiến đề nghị Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam làm rõ việc này, nếu đúng thì phải xử lý thích đáng bởi ông Đinh Đức Lập, Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Ngày 1/7/2014, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013 đã chủ trì cuộc đối chất (từ của ông Hà Minh Huệ) giữa nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập Báo Người Cao Tuổi và ông Đinh Đức Lập, Tổng biên tập Báo Đại Đoàn Kết về những nội dung liên quan đến ông Đinh Đức Lập mà Báo Người Cao Tuổi đã nêu. Tham dự cuộc đối chất còn có một số cán bộ ban chức năng của Hội Nhà báo Việt Nam.

Tại cuộc đối chất, nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập Báo Người Cao Tuổi đã nêu ra những bằng chứng xác đáng khẳng định ông Đinh Đức Lập (bút danh Đức Anh) không phải là một trong số các tác giả của loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” đăng trên báo Đại Đoàn Kết từ ngày 11 đến ngày 14/3/2013. Những tác giả đích thực chỉ có 4 người gồm: Luật gia Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly và Hoàng Thu Phố. Do đó, ông Đinh Đức Lập không thể được vinh dự nhận giải.

Bảy ngày sau (8/7/2014), trong buổi giao ban báo chí trung ương tại Hà Nội, ông Hà Minh Huệ công khai thông báo về Quyết định của Hội đồng Chung khảo Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII-2013, xóa tên Đức Anh (tức Đinh Đức Lập) khỏi danh sách tác giả được trao giải. Đây là việc làm thể hiện tính nghiêm minh của Hội đồng Chung khảo và lãnh đạo Hội, trả lại sự công bằng cho các tác giả của loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” bảo vệ uy tín và danh dự cho những nhà báo chân chính.


TẤT THẮNG



Ông Đinh Đức Lập 'mất giải báo chí'

Cập nhật: 11:58 GMT - thứ tư, 9 tháng 7, 2014
Hội Nhà báo Việt Nam sẽ công bố quyết định tước giải Báo chí Quốc gia lần VIII cho ông Đinh Đức Lập, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, do ông này "không có tên trong loạt bài được giải", một đại diện cho biết.
Bà Hà Kim Chi, Ủy viên Hội Nhà báo Việt Nam, nói với BBC Tiếng Việt hôm 09/07 từ Hà Nội rằng chi hội Nhà báo Đại Đoàn Kết đã đề nghị "bổ sung tên" ông Lập vào nhóm tác giả, và cũng chính chi hội sau này đề nghị rút tên.
Trong lễ trao giải tối hôm 25/06 tại Hà Nội, ông Đinh Đức Lập đã được ông Nguyễn Bắc Son trao giải B cho loạt bài về trận chiến Trường Sa 1988.
Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam cũng trả lời về các thông tin đang lưu truyền trên mạng đối với nhiệm kỳ Tổng Biên Tập của ông Đinh Đức Lập được cho là đã hết hạn từ hôm 07/07.
Bà Kim Chi khẳng định, chỉ riêng ông Lập 'bị rút tên', và giải thưởng vẫn có giá trị đối với các tác giả của loạt bài.

Nguồn BBC

3 nhận xét:

  1. Người Mặt trậnlúc 11:54 10 tháng 7, 2014

    Cái mặt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có cục ung nhọt bốc mùi xú uế thành vết nhơ nhuốc không thể tẩy rửa và một nỗi nhục nhã ê chề mang tên Vũ Trọng Kim và Đinh Đức Lập! Để tồn tại những cán bộ tồi bại, vi phạm chồng chất thế này trong đội ngũ quan lại Mặt trận thì công tác dân vận "vì đại đòan kết tòan dân tộc", "nói cho dân nghe và nghe dân nói", "giám sát và phản biện xã hội" cực kỳ hay ho lắm đây! Người dân đâu phải bầy cừu để các vị bịp bợm trơ trẽn như thế. Thật khốn nạn!

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ có mỗi cái thứ Đinh "ốc" quèn mà xử lý mãi không xong, để dư luận lăn tăn từ năm này qua năm khác, thử hỏi làm được cái quái gì cho quốc gia đại sự? Đúng là cái thứ Mặt trận chuyên mỗi cái việc ...vỗ tay.

    Trả lờiXóa
  3. Rõ chán ông Nhân. Thối như thế này mà vẫn cố giữ. Mang tiếng là UV BCT. Không bằng ông Đinh La Thăng, nói là làm, chứ ông "ba không" này chỉ chém: cử tri có gì cứ gửi cho tôi, hãy xử lý việc trong MTTQ đi

    Trả lờiXóa