Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2016

Văn hóa khinh bỉ là gì?

Văn hóa khinh bỉ?

“Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” là câu nói đang nhận được rất nhiều cười cợt từ người dân trên trang mạng xã hội lẫn bên ngoài đời sống. Câu nói có khả năng trở thành một slogan chế nhạo cho cả người phát ngôn ra nó lẫn nội dung mà nó chuyển tải đến người nghe.
Câu phát biểu này từ ông Đinh Thế Huynh hiện là một Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Vai vế và vị trí trong Đảng của ông Huynh chính là nguyên nhân làm cho người dân bức xúc bởi sự khinh bỉ mà phải xây dựng cho thành một “văn hóa” thì xem ra mọi giá trị đạo đức đã bị đảo lộn. Tham nhũng là một thói xấu nếu nhỏ, lớn hơn một chút là vi phạm pháp luật, lớn hơn nữa là phản dân hại nước, chẳng những bị khinh bỉ mà kẻ tham nhũng không thoát được sự phán xét của lịch sử trong hàng chục năm về sau.
Khởi đầu câu chuyện này dính dấp tới chủ trương chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vụ Trịnh Xuân Thanh một đảng viên trung cấp đang làm cho Đảng bối rối vì không xử lý được một con sâu trong nội bộ đảng.
Qua phát biểu tuy mang tính chất chính trị nhưng lại dẫm lên hai chữ văn hóa vốn đang được khai thác một cách vô tội vạ, tràn lan trên báo chí lẫn phát ngôn của chính phủ. Người ta nói văn hóa lưu thông, văn hóa từ chức, văn hóa xếp hàng rồi bây giờ tới văn hóa khinh bỉ. Những cái được khoác áo văn hóa ấy có thật là văn hóa hay không khi người ta muốn nó phải như thế này phải như thế khác?
Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.
- Giáo sư Tương Lai
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với Giáo sư Tương Lai, ông nguyên là Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam kiêm nhiệm Tông biên tập Tạp chí Xã hội học. Ông cũng là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.
Là một đảng viên, một nhà văn hóa xã hội cái nhìn của ông về phát biểu của ông Đinh Thế Huynh trước tiên như sau:
Giáo sư Tương Lai: Kể ra “văn hóa khinh bỉ” cũng hay đấy nhỉ? Nhưng mà đâu có mới! Cần gì phải chủ nghĩa Mác Lê nin, cần gì phải định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới khinh bỉ tham nhũng?
Từ thời xa xưa cha ông chúng ta vấn đề tham nhũng là một cái bệnh của con người vì vậy trong cái quan chế của những triều đại phong kiến thì nó đã có chính sách “dưỡng liêm” và kèm theo đó là những quy định rất ngặt nghèo để muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được. Đã làm quan thì “nén bạc đâm toạc tờ giấy” từ ngàn xưa đã có rất lâu rồi và trong văn hóa Việt Nam nói chung thì cái chuyện tham nhũng thì người ta đã khinh bỉ từ lâu. Những câu chuyện tiếu lâm ông quan tuổi tí hay tuổi sửu đã trở thành phổ biến, từ trong xa xưa nó đã trở thành vấn đề không phải chỉ là đạo lý mà nó đã trở thành ứng xử văn hóa chứ đâu có cái gì mới?
Vậy bây giờ muốn tạo nên một văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tốt quá, rất tốt. Nhưng cái văn hóa khinh bỉ tham nhũng thì phải nói như thế này: Không ai khác chính hồi gần đây trong bài viết của ông nguyên Chủ tịch nước thừa nhận sau 5 cái đại hội, từ đại hội thứ 7 cho đến đại hội 11 thì tham nhũng càng ngày càng trầm trọng hơn. Ông ấy viết như thế này “Qua các kỳ đại hội tiếp theo tình trạng không những không suy giảm, chẳng những ít tìm ra được ai trong bộ phận không nhỏ mà tham nhũng suy thoái còn diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi hơn trắng trợn hơn, như vậy là gì? Bản thân tham nhũng này bị sáu kỳ đại hội tính từ đại hội 12 nữa nhưng ông đã trừ ra. Tình từ đại hội 12 này thì vấn đề tham nhũng nó còn tồi tệ hơn nữa.
Bây giờ kêu gọi văn hóa khinh bỉ thì khinh bỉ cái gì chứ? Bản thân anh tham nhũng thì bị khinh bỉ là đúng rồi nhưng có gì mới? Bây giờ khinh bỉ là khinh bỉ cái cơ chế nào cái nguồn gốc nào nó đẻ ra tham nhũng.
Một thể chế phản dân chủ toàn trị vừa đá bóng vừa thổi còi, ngồi xổm trên luật pháp, cai trị đất nước chỉ bằng một nhóm người, không thượng tôn pháp luật mà chỉ có nghị quyết. Chính vì không có pháp quyền cho nên mới có tham nhũng và không trị được tham nhũng. Tham nhũng càng trị thì nó càng phát triển. Khinh bỉ là phải khinh bỉ cái cội nguồn đẻ ra tham nhũng chứ không phải khinh bỉ hiện tượng tham nhũng. Khinh bỉ hiện tượng tham nhũng thì người ta nói từ lâu rồi chứ có phải mới bây giờ đâu?

Có quyền mới tham nhũng?

Mặc Lâm: Theo nhận xét của chúng tôi thì có lẽ ông Đinh Thế Huynh phát biểu “Phải xây dựng văn hóa khinh bỉ” nhắm vào hơn bốn triệu đảng viên dưới quyền của ông ấy, vì mọi người đều biết Đảng đang lâm vào tình thế khá nan giải vì không thể đối phó với tham nhũng từ nội thân của Đảng. GS có ghi nhận gì khác hay không?
Giáo sư Tương Lai: Bây giờ ông Đinh Thế Huynh nói rằng phải dấy lên văn hóa khinh bỉ đối với tham nhũng thì tôi không cho rằng ông chỉ nói riêng cho đảng viên đâu mà chắc là ông dùng chung. Có một sự thật là người có quyền thì mới tham nhũng được. Họ không có quyền thì lấy đâu ra tham nhũng? Quyền đây là quyền gì? Quyền nằm trong bộ máy cai trị, quyền nằm trong cấp ủy, và trong bộ máy nhà nước. Cấp ủy là tôi nói hệ thống đảng, bộ máy nhà nước tức là các chủ tịch Ủy ban nhân dân… từ dưới lên trên.
Vừa qua đài VTV1 hàng ngày họ đưa ra chuyện của một ông trưởng thôn ỉm đi tiền thủy lợi phí của dân, hay là dìm sổ đỏ của dân trong mười mấy năm… nó trắng trợn từ một cái thôn là cấp mạt hạng ở dưới. Nhưng mà thượng bất chính nên hạ mới tắc loạn.
Từ ông thôn ông ấy bảo thằng xã nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng xã bảo thằng huyện nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng huyện bảo thằng tỉnh nó ăn được thì tại sao tao không ăn được? Thằng tỉnh bảo Bộ chính trị nó còn ăn, thằng Tổng bí thư nó còn ăn tại sao tao không ăn… cái đó nó trở thành một nỗi nhục nhã, đó là một sự thật nhưng mà khinh bỉ tham nhũng không thì đấy là đánh chuột nhưng đánh vuốt đuôi và là lời nói mị dân.
Khinh bỉ cơ chế đẻ ra tham nhũng. Khinh bỉ cái sự giả dối lừa bịp. Thực chất của việc chống tham nhũng là gì? Thực chất anh nào cũng tham nhũng, thằng nào cũng tham nhũng thằng ít thằng nhiều. Thằng này tham nhũng chùi mép sạch còn thằng kia chùi mép chưa sạch. Không có thằng nào thanh toán tham nhũng cả. Thực chất bây giờ là cuộc thanh toán chính trị giống hệt như Tập Cận Bình làm với Giang Trạch Dân và cả hệ thống bộ sậu. Ngay bây giờ giữa hai thằng đầu sỏ bên cạnh nhau là thằng Tập Cận Bình và thằng Lý Khắc Cường đâu phải nó bắt tay nhau mà chỉ cần sơ hở là nó thọc tiết nhau lập tức.
Cả một cơ chế như thế thì văn hóa khinh bỉ phải khinh bỉ cội nguồn nào đẻ ra tham nhũng.
Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.
- Giáo sư Tương Lai
Mặc Lâm: Người dân thì rõ ràng là nạn nhân tuy có ý kiến nói là không đưa thì làm sao có tham nhũng. Thế nhưng nhìn vào những sự việc xảy ra hàng ngày ngay trước mắt mọi người trên đường phố thì hình như đâu đâu cũng thể hiện sự khinh bỉ đến tận cùng ý thức của dân chúng. Chẳng hạn như cảnh sát giao thông thổi phạt thì người dân chỉ biết móc tiền ra là xong mặc dù họ không vi phạm điều gì. Bài học khinh bỉ chắc đâu cần phải học cho thành cái văn hóa mà ông Đinh Thế Huynh phát động phải không thưa Giáo sư?
Giáo sư Tương Lai: Tôi cho đó là câu nói ngu xuẩn, bởi vì sao? Thực ra việc gì mà phải kêu gọi nền văn hóa khinh bỉ. Bản thân người ta đã khinh bỉ lắm rồi. Cái người phải móc tiền ra khi đi trên đường để dúi cho công an thì người ta đã coi cái đối tượng mà mình ném đồng tiền vào mặt hắn hay dúi vào tay hắn với một thái độ cung kính hay sợ sệt chăng nữa nhưng thằng nhận cũng như người ném ra đều biết rằng “khinh nhau như mẻ”.
Trong câu chuyện đó người ta bảo, thôi tọng cho nó ăn, nó nuốt đi để mình được việc mình. Lúc ấy thì đã khinh bỉ rồi việc gì phải kêu gọi là văn hóa khinh bỉ.
Nếu thằng có liêm sỉ thì thằng ấy làm sao thò tay ra lấy đồng tiền tham nhũng được? Khi nó đã vô liêm sỉ rồi, dây thần kinh xấu hổ đã đứt rồi thì nó màng gì tới chuyện văn hóa khinh bỉ? Đây chẳng qua là một lời nói mị dân.
Mặc Lâm: Xin cám ơn GS Tương Lai.
Nói đến văn hóa, các nhà nghiên cứu văn hóa xã hội nghĩ ngay đến một quá trình dài hàng trăm năm để hình thành từ những đóng góp của cả xã hội. Văn hóa không thể kêu gọi hay ép buộc người dân hay bất cứ tổ chức nào. Sinh hoạt cộng đồng trở thành văn hóa sau khi tích lũy kinh nghiệm, thích hợp với đời sống cư dân, thời điểm lịch sử và kể cả khí hậu, môi trường cũng góp phần vào một nền văn hóa. Vì vậy khi kêu gọi xây dựng một thái độ đã có sẵn trong mỗi con người bình thường khó thể gọi đó là văn hóa cho dù tên gọi của nó hoa mỹ đến thế nào chăng nữa.

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Nhà văn Nguyên Ngọc: "Giá chúng ta giữ Tây Nguyên như một Bhutan"

Đức Tâm

Sáng ngày 17-9, nhà văn Nguyên Ngọc có buổi nói chuyện cùng các bạn trẻ TPHCM về Tây Nguyên, mảnh đất mà ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời. Câu chuyện nói về Tây Nguyên nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm trong bối cảnh hôm nay.TBKTSG Online lược ghi.
Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống.
Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật.
Thế nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay ở Tây Nguyên là sự đổ vỡ của các làng và rừng thì bị tàn phá.
Rừng tự nhiên đến nay đã không còn nữa. Một số bị thay thế bởi cây công nghiệp như cà phê, cao su. Người ta gọi những mảnh đất rộng trồng cao su là rừng cao su. Nhưng nói đến rừng là nói đến tính đa tầng, độ che phủ; là nói đến yếu tố giữ nước. Cao su, rễ cọc, không giữ nước được nên hiểu theo nghĩa tự nhiên, cao su không được gọi là rừng. Rừng tạp mất đi, độ che phủ không còn và rồi Tây Nguyên sẽ mọc lên những rừng gai thấp lúp xúp. Chúng ta sẽ để lại cho con cháu những rừng gai lúp xúp? Chúng ta có muốn như vậy không?
Để khôi phục rừng Tây Nguyên, chúng ta phải trồng lại rừng, tạo rừng đa tạp. Có người hỏi tôi mất bao lâu? Tôi cho rằng chúng ta phải thực hiện trong 100 năm. Gì mà nhiều vậy? Thử nghĩ xem, 41 năm qua, mình đã khai thác rừng cạn kiệt mà. Giờ phải kiên trì trồng lại, cắn răng mà làm và 100 năm là không nhiều. Nếu không có rừng thì không còn Tây Nguyên đâu.
Chúng ta cần phải cứu Tây Nguyên. Đây là một tấm gương về nông nghiệp sinh thái, phụng dưỡng đất đai. Tôi bảo người Tây Nguyên là những nông dân Mansanobu Fukuoka. Họ làm nông nghiệp giống hệt như người cha đẻ của "Cuộc cách mạng một cọng rơm", không hóa chất, không thuốc trừ sâu với phương pháp chọc tỉa. Người chồng đi trước, dùng cây gậy chọc xuống đất, người vợ theo sau, tỉa hạt rồi dùng chân lấp đất lại. Họ rất tin đất đủ sức mạnh nuôi cây trồng. Họ không làm lười đất bằng phân bón.
Trước đây, dân số Tây Nguyên không nhiều. Với đất nước, họ là dân tộc thiểu số nhưng trên mảnh đất Tây Nguyên, họ chính là đa số tuyệt đối. Mỗi gia đình có 10-20 rẫy. Mỗi rẫy họ trồng 3-4 năm, đất bạc màu thì chuyển qua rẫy khác. Lúc đầu chúng tôi gọi là luân canh, nhưng luân canh dễ gây hiểu nhầm rằng trồng cây này rồi chuyển sang cây khác. Do vậy, sau, chúng tôi gọi là luân khoảnh. Lưu ý, họ luân khoảnh chứ không du canh du cư như ta từng nghĩ.
Trong tư duy người Tây Nguyên, đất chính là rừng và rừng chính là đất. Đất rẫy là khoảnh đất mà con người ở đây mượn của rừng, làm rẫy, rồi trả lại cho rừng. Rừng mạnh lắm, sẽ lấn lại ngay. Người Kinh thấy rừng là gỗ, còn người dân tộc thấy rừng là Mẹ, là cội nguồn sự sống, là tôn trọng, là phụng dưỡng. Đây cũng chính là bài học tôn trọng tự nhiên và sống khiêm nhường giữa trời đất.
Sau năm 1975, chúng ta thực hiện một cuộc đại di dân và dân số Tây Nguyên tăng gấp 5,5 lần, đến nay người Kinh chiếm 80% dân số tại đây và người dân tộc, từ tuyệt đại đa số, trở thành thiểu số trên chính mảnh đất xưa nay họ sinh sống. Đi kèm với di dân là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Người dân tộc mất đất, trước họ có 10-20 rẫy, nay còn một, làm một thời gian, bạc màu, đâu còn đất để luân khoảnh, họ bán rẻ lại cho người Kinh, thậm chí cho không qua một cuộc rượu. Người dân tộc mất đất, bị đẩy sâu vào rừng, rồi sinh ra phá rừng và bắt đầu du canh du cư. Cấu trúc làng xã bị phá vỡ. Rừng bị tàn phá.
Các tộc người Tây Nguyên cũng rất văn minh. Với họ, loạn luân được xem là tội nặng nhất vì làm ô uế tinh thần của làng. Họ đặt tinh thần cao hơn vật chất trong đời sống của họ. Như vậy không văn minh sao?
Họ có một nền văn minh rất đặc biệt mà người Kinh nên tôn trọng, học tập. Ngay từ năm 1937, hai anh em Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi, qua tác phẩm Mọi Kontum đã viết,"Người Bahnar có những điều tốt hơn hơn chúng ta rất nhiều".
Xin nói qua từ mọi. Lâu nay chúng ta hiểu sai từ mọi và càng sai khi dùng từ mọi rợ theo nghĩa khinh miệt để chỉ các tộc người Tây Nguyên.
Thật ra, từ mọi vốn ban đầu không hề có ý nghĩa xấu. Nó bắt nguồn từ từ tơmoi trong tiếng Bahnar, có nghĩa là khách đến thăm nhà mình; hoặc khách mời từ một làng khác đến; hoặc kẻ thù hoặc người ngoại quốc theo từ điển Bahnar - Pháp của Guilleminet. Những người phương Tây đầu tiên lên Tây Nguyên là các linh mục Thiên chúa giáo. Họ đến được vùng người Bahnar ở Kon Tum, lập xứ đạo Kon Tum, là xứ đạo Thiên chúa giáo đầu tiên tại đây, đến nay vẫn là xứ đạo Thiên chúa lớn nhất và quan trọng nhất ở Tây Nguyên. Bấy giờ những người Bahanr Kon Tum đến gặp các nhà truyền giáo thường xưng là tơmoi, là khách. Các nhà truyền giáo lại hiểu rằng đấy là họ tự giới thiệu tên tộc người của họ. Về sau dần dần tiền tố  bị rớt đi, còn lại moi, moi nghiễm nhiên trở thành tên gọi người bản địa. Người Pháp gọi là moi, người Việt gọi là mọi, hoàn toàn là một danh xưng.
Nói tiếp chuyện văn minh. Tôi lấy ví dụ về nghệ thuật. Trong nghệ thuật Tây Nguyên, tượng nhà mồ Tây Nguyên là những tác phẩm đẹp tuyệt vời. Họ làm rồi bỏ hoang và để mưa gió tàn phá.
Tôi từng thấy một bức tượng gỗ tuyệt đẹp. Hỏi dò thì biết một thanh niên kia làm. Trong chờ bữa rượu, tôi hỏi chàng thanh niên đó xem ở nhà còn bức tượng tương tự nào không. Đột nhiên anh ta nổi giận: "Nói tầm bậy". Và những thanh niên trong xung quanh cũng bày tỏ thái độ như vậy.
Sau, tôi được anh Núp, một người bạn của tôi ở Tây Nguyên giải thích rằng với họ, làm nghệ thuật không phải để ngắm hay để bán mà làm vì có cái gì đó thôi thúc trong lòng, cần làm để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với thần linh. Họ thăng hoa trong quá trình làm ra tác phẩm chứ không phải lúc tác phẩm hoàn thành.
Tôi chia sẻ điều này với một người bạn học nghệ thuật ở Frankfurt - Đức và cô rất ngạc nhiên bởi nó giống như quan điểm của nghệ thuật đương đại, tức nghệ thuật là con đường chứ không phải đích đến. Cô bạn lên Tây Nguyên khám phá rồi mời vị giáo sư của mình bên Đức sang. Vị giáo sư sang xong rồi lại dẫn cả lớp của ông ấy sang.
Sau năm 1975, giá như chúng ta dũng cảm giữ Tây Nguyên như một Bhutan thì thật tốt. Chúng ta sẽ có một tấm gương để học cách sống sao cho có hạnh phúc, sống thế nào để khiêm nhường với trời đất.
Ngày xưa người nông dân không dám làm điều ác, họ sợ thất đức. Ngày ngay, xã hội không còn khái niệm về thất đức nữa. Người nông dân, những người bình thường nhất, đã không còn sợ cái ác, không còn sợ làm điều ác. Và đây là điều đáng sợ nhất. Con người, ở giữa đất trời, sống vô thần và không biết đến trời đất thì nguy hiểm quá.
Nay tôi đã 84 tuổi, tính tuổi ta thì 85. Những năm cuối đời, tôi sẽ viết để kể với mọi người về một nền văn minh ở Tây Nguyên, rằng chúng ta có một nền văn minh như thế. Tôi sẵn lòng đi chia sẻ để nói tất cả mọi điều về Tây Nguyên. Tôi  mong khơi gợi trong các bạn lòng ham muốn hiểu về Tây Nguyên và tìm được người kế tục để sau cùng có thể cùng chung sức cứu được Tây Nguyên.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

VIỄN TƯỢNG ĐEN TỐI BAO TRÙM KHẮP HÀNH TINH

Nguyễn Trần Sâm

Chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà tiên tri cũng như các văn bản tôn giáo cách đây hàng trăm năm đã tiên đoán về ngày tận thế hoặc những thảm họa khủng khiếp xảy ra vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Mặc dù có những chi tiết sai, nhưng có vẻ như những lời tiên tri đó là sự cảnh báo mà loài người không được phép bỏ qua. Trên thực tế, những sự kiện lớn ở Việt Nam và trên thế giới xảy ra trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2016 này, làm những người thường xuyên theo dõi tình hình khó có thể lạc quan về tương lai của nhân loại.
Còn nhớ, vào đầu thập niên 1960, ở Việt Nam xuất hiện bản dịch một cuốn sách nước ngoài với tiêu đề “Thế kỷ hai mốt”. Tôi không nhớ tên tác giả là gì, chỉ nhớ nội dung nói về những thành tựu to lớn mà khoa học và kỹ thuật đem lại cho loài người. Cộng với sự lạc quan kiểu cộng sản thời đó, tác giả cuốn sách vẽ ra cuộc sống của con người trên Trái Đất đúng như ở thiên đường. Mọi việc đều có máy móc tự động làm. Con người chủ yếu chỉ bấm vài cái nút rồi ngồi hưởng thụ mọi khoái lạc. Mọi người ở mọi nơi đều như vậy, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Xã hội thì gồm toàn những con người thông minh, nhân ái,… Tóm lại là thực hiện được lý tưởng của các vị như K. Marx, F. Engels, V. Lenin,…
Đến nay thì gần 16 năm của thế kỷ XXI đã trôi qua. Và hãy thử nhìn lại xem loài người đã đạt được những gì? Cuộc sống của hàng tỉ người bây giờ ra sao?
Trong lĩnh vực khoa học – công nghệ, loài người quả là đã tiến những bước dài mà ngay cả người viết “Thế kỷ hai mốt” chắc cũng không tưởng tượng ra. Những chiếc máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây; những chiếc điện thoại thông minh có thể tham gia tạo ra môi trường tương tác, điều khiển công việc kinh doanh; những con robot biết nghe, nói và làm rất nhiều việc theo lệnh của con người hoặc tự “xử thế” trong những tình huống khác nhau. Kỹ nghệ gène có thể “nhân bản” động vật, kể cả con người, hoặc tạo ra những giống loài sinh vật mới, thậm chí tạo ra cá thể lai giữa động vật và thực vật. Lĩnh vực liên ngành lý-hóa có thể làm ra những vật liệu nano có tính năng giống như những bộ phận của cơ thể sống. Thời gian gần đây, người ta còn đang thay thế dần các bộ phận của cơ thể con người, kể cả các phần của hệ thần kinh trung ương, bằng những con chip, nghĩa là tạo ra sự lai ghép giữa cơ thể sinh học và máy móc, vân vân và vân vân. Những thành tựu thực sự vĩ đại đó nhiều đến mức không ai có thể biết hết.
Nếu có một “người ngoài hành tinh” không biết đến sự đốn mạt của loài người, thì khi nhìn vào những thành tựu đó, “người” này sẽ cho rằng hơn 7 tỉ người trên Trái Đất đang sống vô cùng hạnh phúc.
Nhưng than ôi, những thành tựu khoa học – công nghệ đó, mặc dù đã làm bộ mặt Trái Đất hoàn toàn thay đổi, nhưng không đem lại hạnh phúc cho toàn thể hay đa số nhân loại! Số người đói ăn và không bao giờ dám mơ đến bất kỳ một thiết bị kỹ thuật nào vẫn còn đến hàng trăm triệu. Với những con người này thì tiến bộ kỹ thuật càng làm họ khốn đốn thêm, vì nó giúp những người làm chủ được sự tiến bộ đó thu hút tiền của về mình. Chiến tranh và các kiểu tàn sát lẫn nhau nói chung vẫn đang đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh chết chóc, nhà tan cửa nát, và nếu sống sót qua bom đạn thì lại chết vì đói khát, bệnh tật hoặc sống lắt lay trong tâm trạng hoảng loạn, đau đớn. Ngay cả những kẻ lắm quyền, nhiều tiền, có được quyền và tiền do lừa lọc, cướp bóc, đẩy những người khác vào cảnh bần hàn, cũng không có được cuộc sống yên lành. Chúng chết hoặc chịu khốn khổ vì mưu hại nhau, nhân danh công lý để tiêu diệt nhau. Chúng thanh toán nhau có thể vì mục tiêu chấn chỉnh nội bộ để duy trì quyền thống trị lâu dài, cũng có thể do mâu thuẫn cá nhân vì quyền lợi.
Ngay cả ở một vùng đất mà ít nhất 70 năm qua là nơi có cuộc sống thanh bình, thịnh vượng, xã hội văn minh, môi trường trong lành như Tây Âu, những thành tựu của bao năm kiến tạo và xây dựng cũng đang bị đe dọa, nếu không phải là xóa sổ thì ít nhất cũng gây xáo trộn và tổn hại.
Vì sao đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu nào chắc chắn để chứng tỏ loài người có thể thoát khỏi những bi kịch, thậm chí còn có những dấu hiệu ngược lại, cho thấy dường như loài sinh vật này không bao giờ thoát khỏi thảm họa, thậm chí có thể còn đang đi đến bờ vực diệt vong?
Tất cả đều do lòng tham, sự vô minh và điên loạn.
Đáng sợ nhất là lòng tham. Tham ăn, tham tiền, ham muốn quyền lực,… Những thứ ham muốn đó dẫn đến những hành vi chiếm đoạt, đẩy hàng ngàn, hàng triệu người khác vào cảnh bần cùng. Lòng tham làm cho giới chủ bóc lột thậm tệ người lao động. Lòng tham làm cho những doanh nhân triển khai những dự án đầu tư, xây dựng bất chấp việc môi trường bị hủy hoại. Lòng tham làm cho giới kinh doanh ở những cường quốc văn minh gây sức ép với chính phủ để mở ra những mối quan hệ làm ăn với các quốc gia độc tài, giúp duy trì những chế độ phản động thối nát. Lòng tham làm cho quan chức sẵn sàng hút máu dân không thương tiếc. Ham muốn quyền lực làm kẻ cầm quyền tìm mọi cách duy trì hệ thống cai trị, bất kể việc cái hệ thống đó tàn phá đất nước, đẩy nhân dân đến cảnh lầm than.
Trong cuộc sống, ta thấy những người học hành nghiêm chỉnh thường biết điều hơn trong cư xử với người chung quanh. Từ đó sinh ra một nhận định, cho rằng học nhiều sẽ làm người ta tốt lên. Có thể thông thường là như vậy. Nhưng đáng tiếc là trên thế giới này có khá nhiều những kẻ rất giỏi giang về một lĩnh vực tri thức nào đó nhưng vẫn là kẻ điên loạn. Có những kẻ học tin để làm tin tặc phá phách trên mạng, tìm mọi cách rút tiền của người khác từ ngân hàng. Có những kẻ bỏ ra nhiều năm học làm vũ khí, để sau đó chỉ đơn giản giết người, càng nhiều càng tốt. Rõ ràng, khó có thể hy vọng rằng khoa học, kỹ thuật phát triển thì loài người ngày càng tốt lên, và đến một ngày nào đó sẽ có cái gọi là “tứ hải giai huynh đệ”.
Hãy điểm lại tình hình ở một số quốc gia và khu vực để có thể tiên lượng thế giới sẽ đi về đâu.
Trước hết là gã láng giềng khổng lồ phương Bắc. Một nước độc đảng với chính quyền sẵn sàng tàn sát hàng triệu người để giữ quyền thống trị. Kinh tế phát triển khá nhanh nhưng chứa đựng những yếu tố giả tạo, có nhiều nguy cơ sụp đổ dẫn đến hỗn loạn. Đời sống của dân khá thấp. Bất mãn tràn lan. Rừng bị chặt trụi, môi trường khắp nơi nhiễm độc. Chính quyền hiếu chiến, dễ gây chiến với các lân bang. Nó chính là một trong những thế lực sẵn sàng đẩy cả nhân loại vào thảm họa.
Xa hơn chút nữa là Triều Tiên. Hàng chục triệu người không biết làm gì để thoát khỏi nanh vuốt của một kẻ điên loạn. Dân đói rã họng, nhưng thằng điên vẫn huy động mọi nguồn lực làm bom hạt nhân để đe dọa các nước. Nếu thế giới này không chặn được bàn tay của kẻ điên này thì sẽ có ngày hứng chịu hậu quả.
Nhìn sang anh Nga La Tư. Một chính thể về hình thức là đa đảng nhưng thực chất mọi quyền lực nằm trong tay một nhóm người được cầm đầu bởi Putin, một kẻ sẵn sàng thanh toán mọi nhân vật có ít nhiều uy tín chính trị và dám thách thức quyền lực của ông ta. Tham vọng thao túng tất cả các nước từng thuộc Liên bang Xô-viết, một tham vọng thừa kế từ các lãnh đạo Liên Xô và các Sa hoàng, đã làm cho nhiều nước “đàn em” này xa lánh, hướng sang phương Tây tìm chỗ dựa tử tế hơn, nếu có thể thoát khỏi vòng tay lông lá của “ông anh”. Điều này làm cho Putin rất điên tiết và sẵn sàng ra tay “trừng phạt”, như đã làm với Gruzia và Ukraina. Với một nền kinh tế què quặt, chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu thô và khí đốt, nước này đang lâm vào tình thế rất khó khăn do giá dầu giảm và bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế do phương Tây thực hiện. Tuy nhiên, Nga có một kho vũ khí hạt nhân khổng lồ mà khi Putin cảm thấy không còn gì để mất thì rất có thể đó là tai họa cho nhân loại. Ngoài ra, với tham vọng bành trướng và nhu cầu bán vũ khí, trong những thập niên qua Nga cũng đã cố tình gây rối tại một số nơi trên thế giới và ra sức bảo vệ những chính thể độc tài.
Phía tây-nam nước Nga là khu vực Cận Đông với những lò lửa cháy suốt nhiều thập niên, thậm chí nhiều thế kỷ. Mâu thuẫn giữa Israel với thế giới A Rập, nội chiến ở Yemen, Syria,… không những gây ra thảm cảnh ở những nơi này mà còn gây bất ổn cho toàn thế giới. Đặc biệt, các tổ chức khủng bố dã man nhất trong lịch sử loài người luôn có nơi ẩn náu tại đây và luôn là mối đe dọa đối với văn minh nhân loại.
Sát khu vực Cận Đông là châu Âu. Như đã nói trên, khu vực văn minh thịnh vượng này đang phải chịu những bất ổn nghiêm trọng do nạn khủng bố gây ra, nhất là từ khi dòng người nhập cư từ Cận Đông đổ vào châu lục này như thác lũ. Với vai trò là một trong những thế lực lớn giúp duy trì sự ổn định của thế giới, rất tiếc là châu Âu đang yếu đi do sự bất ổn nói trên, do chia rẽ nội bộ, trong đó có sự ra đi của nước Anh.
Hãy nhìn sang châu Mỹ. Ở các nước Mỹ Latin, nạn tham nhũng lan tràn, những tổ chức tội phạm, trong đó có bọn người kinh doanh ma túy, hoành hành tự do như ở nơi không có chính quyền. Những nước này tuy rất ít có khả năng gây ra hiểm họa chiến tranh thế giới, nhưng cũng có thể tạo ra những bất ổn đáng kể.
Dịch lên trên là Bắc Mỹ, gồm Hoa Kỳ và Canada. Đây là một trong hai khu vực văn minh nhất. Tuy nhiên, do ở Hoa Kỳ có những thế lực đối đầu nhau rất mạnh và có cả những thế lực ngầm chi phối chính trường và đời sống xã hội nên sự phát triển của đất nước này vẫn có thể có những khúc ngoặt không lường trước được. Đặc biệt, chiến dịch vận động bầu cử tổng thống Mỹ năm nay cho thấy những kẻ khùng có thể thao túng chính trường. Chính tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama cũng đã từng nói rằng vẫn có khả năng Donald Trump trở thành tổng thống. Ông nói đó sẽ là một sự điên rồ, nhưng trong hai nhiệm kỳ ông làm tổng thống, ông đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự điên rồ khác.
Nếu Trump đắc cử tổng thống thì không hẳn đã là tai họa quá lớn, tuy nhiên, xã hội Mỹ sẽ càng phân hóa mạnh, trước hết bởi ngay trong chính quyền của ông này sẽ có những lực lượng bất tuân. Điều đó sẽ làm nước Mỹ yếu đi đáng kể (nhưng còn hơn là khi họ làm theo mọi ý muốn của Trump).
Một khi nước Mỹ và châu Âu mất đi vai trò hàng đầu trong việc duy trì sự ổn định của thế giới, các chính thể độc tài, các tổ chức tôn giáo cực đoan sẽ mặc sức tự tung tự tác. Chính quyền các quốc gia lớn với chính thể độc tài, đặc biệt là Trung Cộng, sẽ thả sức chèn ép các nước nhỏ.
Trở lại khu vực quanh biển Đông. Dưới thời các tổng thống trước, nhất là thời của Benigno Aquino III, Philippines là một khâu quan trọng trong vành đai chiến lược kiềm tỏa Trung Cộng về quân sự. Nay thì với kiểu cầm quyền tùy tiện và chính sách bỏ Mỹ đi với Tàu của Rodrigo Duterte, khâu quan trọng này không còn nữa, nếu không có những lực lượng đủ mạnh có thể tước quyền của Duterte. Đây là một thất bại nghiêm trọng của chính sách đối ngoại mà ông Obama theo đuổi suốt 8 năm trời, và cũng là thất bại của liên minh kiềm tỏa Trung Cộng.
Với dân chúng Việt Nam ta, hy vọng có những người bạn có thể giúp tạo ra thế cân bằng và khả năng giữ được chủ quyền đang vô cùng mong manh, thậm chí có thể tắt ngấm trong nay mai. Tình hình càng trở nên vô vọng, khi nước láng giềng Cam Bốt đang ngày càng xích gần lại với Bắc Kinh. Nước bạn Lào ngày nay cũng có vẻ không còn tuyệt đối tin cậy được nữa. Với việc môi trường sống của người dân bị đầu độc khắp nơi, Việt Nam có lẽ đang là một trong những nơi bất hạnh nhất, kể cả khi kinh tế có tăng trưởng thật đi nữa.
Những tháng năm này hiện đang là khoảng thời gian mà viễn tượng đen tối bao trùm cả hành tinh một cách tệ hại chưa từng có.

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016

NGU GÌ KHÔNG LÀM THÉP … Ở NINH THUẬN!

FB Vu Thanh Tu Anh

Ngày 22/8/2016, UBND Ninh Thuận gửi công văn khẩn cho các sở ngành hữu quan, đề nghị cho ý kiến về Dự thảo “Thỏa thuận hợp tác chiến lược” với Tập đoàn Hoa Sen (HSG) không muộn hơn 25/8/2016.

Ngày 25/8/2016, Bộ Công Thương bổ sung Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận vào “Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối thép giai đoạn 2020, xét đến 2025”.

Ngày 27/8/2016, bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND Ninh Thuận với Tập đoàn Hoa Sen được ký kết tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh.

Điểm nổi bật (và then chốt) của bản Thỏa thuận hợp tác chiến lược này là các ưu đãi mà UBND Ninh Thuận cam kết với HSG nếu không vượt trần thì cũng kịch trần. Cụ thể là:

1. Tỉnh chịu toàn bộ chi phí thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.500 ha đất dự án.
2. Tỉnh chịu toàn bộ chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án.
3. Áp dụng miễn hoàn toàn tiền thuê đất, mặt nước cho toàn bộ 70 năm vòng đời dự án.
4. Cho phép HSG toàn quyền ấn định giá thuê đất cho các nhà đầu tư thứ cấp trong suốt thời hạn dự án.
5. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (hưởng thuế TNDN 0%), giảm 50% trong 9 năm kế tiếp (hưởng thuế TNDN 5%), và áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi 10% trong 30 năm đối với Dự án KCN Hoa Sen – Cà Ná và Dự án Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen – Cà Ná. Riêng với Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen – Cà Ná, thời gian hưởng thuế ưu đãi 10% lên tới 70 năm.
6. Áp dụng mức thuế suất thấp nhất của Luật thuế tài nguyên.
7. Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thường xuyên và không thường xuyên, trong và ngoài nước làm việc tại tất cả các dự án cho HSG làm chủ đầu tư tại Ninh Thuận.
8. UNND Ninh Thuận cam kết tự lo ngân sách và tự chịu trách nhiệm xây dựng 2 đê chắn sóng.
9. UBND Ninh Thuận cam kết cùng với HSG vận động trung ương để xây đường sắt từ dự án đến ga Cà Ná, ưu tiên xây dựng hạ tầng đường bộ đảm bảo xe trọng tải lớn hoạt động, đáp ứng yêu cầu cung ứng điện đủ công suất cho toàn Dự án.
10. UBND đảm bảo cung cấp nguồn nước đầy đủ, ổn định cho các dự án của HSG.
11. UBND Ninh Thuận tạo điều kiện để cấp phép cho cán bộ, công nhân viên liên quan đến dự án của HSG được đưa đi đào tạo ở nước ngoài.
12. Tỉnh hỗ trợ kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Khu liên hợp nhà máy.

Với tất cả những ưu đãi này, quả thật phải rất ngu mới không lợi dụng. Nếu trách Tập đoàn Hoa Sen một thì phải trách UBND Ninh Thuận n (n>1).

Đã đến lúc pháp luật Việt Nam phải kiểm soát “GIA ĐÌNH TRỊ”?

Nguyễn Quốc Tấn Trung
19-9-2016
Bí Thư Triệu Tài Vinh trong một buổi họp. Ảnh: nguoilaodong.
Bí Thư Triệu Tài Vinh trong một buổi họp. Ảnh: nguoilaodong.
Dư luận gần đây lại tiếp tục nóng lên với việc có thông tin xác nhận rất nhiều người thân của Bí Thư Triệu Tài Vinh hiện đang nắm rất nhiều chức vụ có tính chất lãnh đạo tại tỉnh Hà Giang, cũng là nơi công tác của ông.
Bí Thư Triệu Tài Vinh, sinh năm 1968, người dân tộc Dao; là tiến sĩ nông nghiệp. Ông Triệu Tài Vinh là một trong những Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước khi được bầu vào chức vụ này năm 2010 và tái đắc cử Bí thư Tình ủy Hà Giang năm 2015. Ông là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa XI và Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Về vụ việc, cụ thể, theo thông tin được xác nhận lại, một số cá nhân như bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Ông Mạc Văn Cường, em rể ông đảm nhiệm chức vụ Phó trưởng Công an Thành phố Hà Giang. 3 em trai ông Vinh là những lãnh đạo ngành, địa phương trong tỉnh gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy huyện Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc viễn thông Hà Giang; em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Hà Giang.
Ông Vinh khẳng định, quy trình bổ nhiệm đối với những người này đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, Nhà nước và thực tế, cá nhân ông cũng “không cảm thấy vui khi những người trong gia đình mình được bầu, bổ nhiệm làm lãnh đạo”.
Tuy nhiên, đây không hẳn là vấn đề lớn nhất. Dù có rất nhiều chỉ trích về việc người thân của Bí Thư Tỉnh Ủy Hà Giang được cất nhắc làm quá nhiều chức vụ lãnh đạo, hay Chủ tịch Yên Bái ký bổ nhiệm em mình làm giám đốc Sở, cũng có nhiều người đặt câu hỏi mỉa mai “Thế chẳng lẽ tôi làm lãnh đạo thì con em, gia đình tôi phải làm “cu-li” hết hay sao?”.
Theo quan điểm này, chủ nghĩa huyết thống và chủ nghĩa thân hữu – nepotism và cronyism, có thể phát triển và được công nhận một cách công khai? Và sự thật rằng pháp luật Việt Nam chưa kiểm soát vấn đề quan trọng đang nói đến cũng là điều đáng suy ngẫm.
Bài viết chính là nhằm giải đáp thắc mắc đó.
Quá nhiều rủi ro kiểm soát quyền lực
Đây là một sự thật cần nhìn thẳng. Xét theo trường hợp tốt nhất, ngay cả khi người nắm chức vụ lãnh đạo không hề có ý định hỗ trợ, yêu cầu, đề nghị bổ nhiệm người thân của mình vào các vị trí lãnh đạo khác; quyền lực từ cái ghế của ông đôi khi cũng đã đủ để các hệ thống cấp dưới cân nhắc việc nên đề cử và bổ nhiệm ai.
Hiện tượng này tiềm ẩn nguy cơ có thể tạm gọi là chủ nghĩa “bè phái thụ động”, là nguồn gốc cơ bản của các nhóm lợi ích trong tương lai, được xây dựng dựa trên nền tảng quan hệ và gia đình (có rất nhiều nền tảng để xây dựng nhóm lợi ích khác). Một mặt chúng khiến cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, đề cử các vị trí quyền lực hành chính không dựa trên năng lưc, ý nguyện người dân hoặc hướng đến hiệu quả quản lý tốt nhất; mà đơn giản chỉ là công việc lấy lòng nhau và gầy dựng quan hệ; mặt khác chúng tạo nên mạng lưới chính trị thiếu tính đối lập thực thụ, nhưng nhiều khả năng đấu đá nội bộ.
My son's office sign
My son’s office sign
“Văn phòng của con trai tôi” – một bức ảnh châm biếm chủ nghĩa gia đình trị.
Ở góc độ khác, nếu người nắm chức vụ lãnh đạo chủ động thực hiện những việc trên, hệ quả sẽ thậm chí xấu hơn khi các cá nhân làm việc độc lập, các nhóm quyền lực khác dần dần bị đẩy ra khỏi hệ thống chính trị của địa phương một cách có chủ đích. Phương pháp này cũng làm suy yếu hay thậm chí loại bỏ mô hình “kiểm tra và giám sát” cần thiết phải có trong một cơ quan nhà nước. Lấy ví dụ đơn giản như việc người lãnh đạo bổ nhiệm người thân của mình vào cơ quan điều tra, vào cơ quan tài chính nhà nước hay thậm chí kể cả quản lý một cơ quan nắm vai trò kiểm soát bầu cử. Theo đặc trưng chính trị tại Việt Nam, việc bổ nhiệm nhiều người thân vào các cơ quan hành chính và các tổ chức chính trị xã hội cũng đồng nghĩa với việc người lãnh đạo có thể có nhiều ghế hơn trong cơ quan lập pháp địa phương.
“Thế chẳng lẽ tôi làm lãnh đạo thì con em, gia đình tôi phải làm “cu-li” hết hay sao?” – “Phải. Và đó nên là luật”
Hiển nhiên, đây không phải là một cách nói chính xác, mà chỉ để làm rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của hệ thống pháp lý mới mẻ này tại Việt Nam. Giới hạn, ít nhất phải được đặt ra với những cơ quan, tổ chức – nơi mà người lãnh đạo đang nắm giữ quyền lực và các cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp cấp dưới.
Để bảo đảm nguyên tắc công lợi và hệ thống “check and balance” của quốc gia mình, chính phủ tại nhiều quốc gia đã và đang sử dụng hệ thống pháp luật để chống lại chủ nghĩa huyết thống và gia đình trị.
Tại Đức, vào năm 2013, đã có 2 dân biểu thuộc Bavaria buộc phải từ chức vì các cáo buộc và chỉ trích liên quan đến việc ký hợp đồng tuyển dụng người thân của họ. Trong đó, ông Georg Schmid đã tuyển dụng vợ của mình vào một công việc có mức lương và phúc lợi xã hội từ chính phủ cực kỳ tốt. Tuy nhiên, đây là một phát hiện lớn vì trước đó đến 13 năm, năm 2000, luật pháp bang Bavaria đã có quy định cấm các dân biểu của mình tuyển dụng người thân.
Hoa Kỳ cũng không hẳn vô can với chủ nghĩa huyết thống và gia đình trị. Một trong những trường hợp kinh điển và ở cấp độ lớn nhất là ông Robert F. Kennedy, nắm giữ vị trí Tổng Chưởng Lý Hoa Kỳ, dưới thời của anh mình, Tổng Thống John F. Kennedy.
Washington, D.C.: A close up study of John F. Kennedy and his brother, Robert Kennedy, reveals their cordial smile as they stood shoulder to shoulder at a recent presentation held at the White House.Tổng thống John F. Kennedy (phải) và em trai, Robert Kennedy. Ảnh: internet
Tuy nhiên, bốn năm sau cái chết của ông, Bộ Luật Liên Bang Hoa Kỳ – U.S. Code cũng đã ghi nhận rất rõ tại Điều 3110 – về việc giới hạn tuyển dụng người thân. Trong đó, các vị trí công quyền sẽ không được phép chỉ định, bổ nhiệm, tuyển dụng, quảng bá, hỗ trợ hay ủng hộ việc chỉ định, bổ nhiệm, tuyển dụng của bất kỳ người thân nào của mình cho các chức vụ tại cơ quan mà người đó đang làm việc – hoặc cơ quan mà người đó có có vị trí cấp trên và thẩm quyền kiểm soát. Khái niệm “người thân” – “relatives” cũng được định nghĩa rất rộng bao hàm “cha, mẹ, con cái, anh chị em, cô dì chú bác, anh em họ, cháu, vợ, chồng, mẹ vợ, mẹ chồng, cha vợ, cha chồng, con rể, con dâu, cha mẹ kế, con nuôi…”
Thêm vào đó, trong Bộ Quy Tắc Ứng Xử của Hạ Viện Hoa Kỳ (House Rule 23, clause 8(c)(1)), các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng bị nghiêm cấm tuyển dụng vợ chồng của mình vào vị trí có trả lương, hay cũng cấm nhân viên của Hạ Viện nhận khoản chi trả do thực hiện công việc cho một Ủy ban mà vợ, chồng của người đang tham gia.
Ngoài ra, các tiểu bang Hoa Kỳ cũng rất nỗ lực kiểm soát và giải quyết triệt để vấn đề ưu đãi tuyển dụng và quyền lực cho thành viên trong gia đình trong các cơ quan nhà nước. Gần phân nửa số tiểu bang có quy định ngăn cấm hoặc hạn chế nepotism ở nhiều mức độ. Các tiểu bang không có quy định cụ thể để ngăn cấm hoặc hạn chế thì lại có các đạo luật về “đối kháng quyền lợi” – “conflict of interest”, nhằm tạo công cụ để duy trì hệ thống kiểm tra giám sát của chính quyền.
h1
Tại bang Wyoming, việc tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển hay hỗ trợ bất kỳ người thân nào của mình vào các cơ quan công quyền thậm chí bị xem là phạm tội tiểu hình, có thể bị sa thải hoặc bãi nhiệm ngay lập tức. Hai bang Massachusetts và Pennsylvania không có cả hai hình thức pháp lý trên, nhưng Ủy ban đạo đức của cả hai lại có nhưng quy định cấm và kiểm soát trên thực tế. Điều này tất nhiên đi kèm với một hệ thống chính trị đối lập và mạnh.
 —
Tìm kiếm lợi ích thân hữu là bản tính của con người, và vì vậy nó có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu, quốc gia phát triển hay đang phát triển, tư bản hay chủ nghĩa xã hội. Vấn đề là chúng ta có dám đối mặt và sử dụng luật pháp để kiểm soát chúng hay không? Chúng ta xưng tụng chính thể cộng hòa, mà không phải quân chủ, là có lý do của nó. Và đã đến lúc chúng ta thể hiện điều đó.
Tài liệu tham khảo

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Chuyện với người cha của Trịnh Xuân Thanh

Xuân Ba



Cuộc hẹn. Tôi chợt nhận ra chỗ ông hẹn với tôi là một địa điểm trước chùa Tảo Sách ngay sát Hồ Tây. Cũng nói thêm là khi gọi, ông bắt máy và nói luôn đến nhà riêng của ông không tiện vì nhiều nhẽ…
Không gian trước chùa như phóng khoáng thoáng đãng trong nắng với gió thu Hà thành. Nên từ xa,  cái dáng ông lâu ngày chưa gặp lại trên cái chiếc cúp cũ mèm rất dễ nhận ra.  Mà hình như khác? Khác là cái cúp 92 thuở nào mà tôi vẫn gặp ông cưỡi hồi là Hiệu trưởng trường Đoàn Trung ương và cả khi là Phó ban Dân vận nay được thay bằng thứ xe khác ngó xuôn gọn hơn. Vẫn cái dáng manh mảnh lòng khòng và may chưa dính bụng bự. Khác chăng là ông nuôi râu lẫn ria. Đã trắng phớ cả. Xem nào năm nay ông sắp tám mươi, hình như bảy tám bảy chín?
Thay vì ghé vào một quán cà phê gần đó, tự dưng tôi ngỏ là nên vào chùa? Ông cũng vui vẻ chiều.
Để tĩnh tâm cho ông. Và cho nhau? Tôi cũng chả biết nữa. Nhưng mấy khi như sớm thu này được sải những bước chầm chậm bên một vị vong niên như một thứ cố nhân cũng là cái việc đường được? Vong niên là mối quan hệ của người nhiều tuổi chơi với người ít tuổi. Gọi là đường được chứ không dám và rành rẽ là thú vị bởi cái người bên tôi đây, vẻ ngoài bình lặng cùng cái cười như cố hữu ấy dám chắc chả nhiều thì ít đang chất chồng nhưng giông bão này khác trong lòng? 
Cũng lạ là chúng tôi diễu suốt từ cổng chùa đến gian tam bảo rồi nhà tổ quành ra chỗ bình phong nghi môn ngay sát mí nước Tây Hồ, khách vãn chùa sáng thu nay cũng lắm, chùa lại gần nhà ông thế mà hình như chả có ai nhận ra  cái người trông cao lão râu ria bạc trắng kia là thân phụ của một người tên là Trịnh Xuân Thanh tâm điểm mấy ngày nay của bão dư luận?
Cũng có biết vị tiến sĩ sử học này đọc rộng nhưng vẫn bất ngờ khi ông rành rẽ thêm cùng tôi về ngôi chùa Tảo Sách đã tồn tại hơn 6 thế kỷ ven Tây Hồ này. Tảo (còn có tên nữa là Tào) Tào Sách, đọc sách dưới nắng mai, tên chữ là Linh Sơn tự. Khi cùng nhau luận một chặp để tạm hiểu được vế đối Tào Sách thanh phong thiên cổ danh lam quang hữu vĩnh/Tây Hồ minh nguyệt tứ thời cảnh chí ánh vô biên (Gió Tào Sách danh lam nghìn xưa ánh sáng còn mãi/Trăng  Tây Hồ bốn mùa cảnh sắc tươi sáng vô cùng) ông khẽ cười rằng người xưa cũng như nay luôn chăm chú nhưng lại viễn vông lảng tránh những sự thật trần trụi. 
Nhưng cái gì cũng tuân theo thứ luật dịch biến. Ngay ngôi chùa cổ này đã bao lần dâu bể những là phá phách hỏa hoạn. Lần mới đây đâu như năm 2011, gian tam bảo nguy nga hoàng tráng ta vừa ghé nãy một cơn hỏa hoạn đã bùng phát thiêu rụi hơn trăm mét vuông may mà nhiều tượng thờ đã mau chóng được cứu thoát. 
Thiên hạ ít người biết được những thứ dâu bể đó mà nay chỉ rờ rỡ trước mắt chúng sinh những cảnh cẩm tú minh nguyệt thanh phong trăng trong gió mát? Nói vậy nghĩa là thế nào? Hình như ông đang nhắc đến công đoạn nào đó của  quy luật vô thường sinh, trụ, dị, diệt?Liệu quy luật ấy có hữu hiệu khi vận vào thứ chúng sinh phàm trần, hiểu đại khái là qua cơn bĩ cực sẽ tới hồi thái lai?
Những sải bước viếng chùa chầm chậm lại khi chúng tôi tìm được một chỗ ngồi vắng vẻ nơi góc vườn bên một gốc bưởi lúc lỉu những quả.
Là tôi đang nói dở đến đoạn vong niên với cố nhân bậc đàn anh cũ nay gặp lại. Tờ báo Tiền Phong nơi tôi tòng sự cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước giao nhiệm vụ cho đám phóng viên mới vào nghề là phải bám cho chặt những chỉ thị cùng hoạt động của một ban thuở ấy có tên Ban Thanh niên Công nhân Trung ương Đoàn. 
Từ tòa báo nhảo sang ngôi nhà 62 Bà Triệu trụ sở của Ban cũng gần. Tuần nhiều thì ba bốn buổi, ít thì một thường luôn có những cuộc gặp làm việc như thế. Tôi không rành lắm các Ban khác của cơ quan T.Ư Đoàn như thế nào nhưng hoạt động lẫn nhân sự của Ban Thanh niên Công nhân thì hơi bị chắc. Tôi với Dương Xuân Nam (tức nhà thơ Dương Kỳ Anh, sau trở thành tổng biên tập của báo) bám theo nhiều thành viên trong Ban đi khắp các tỉnh thành địa phương, nơi nào có hoạt động của thanh niên công nhân. 
Trưởng Ban là anh Phan Xuân Chương cẩn trọng nhưng vui tính từng để lại bao kỷ niệm lẫn dấu ấn. Còn nhớ hồi anh chuyển công tác sang làm chỗ Ban cán sự Đảng ở Mátxcơva, lần đó nhổng sang tôi mò về nằm ở phòng anh trong khu tập thể của Ban gần mươi ngày, được anh chỉ vẽ cụ thể cung cách thâm nhập mảng người Việt lao động hợp tác khi đó đang nhan nhản khắp Liên Xô. Tiếc anh Chương bị bạo bệnh mất sớm đâu năm 1990.
Phó của anh Chương ở 62 Bà Triệu là anh Lê Quang Thưởng. Ông này khi đó còn trẻ mà tóc đã bạc cũng là tấm gương cần cù, sâu sát thực tế. Nhiều dịp tôi theo  anh Thưởng đi cơ sở, anh em công trường cứ một haithưa bác với anh. Anh Thưởng chả thèm để ý đến chuyện nhuộm tóc cứ để thế mãi sau này khi đảm nhận chức tước mới là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Một vị phó nữa của anh Chương cùng họ tên lót nhưng khác tên với tôi là anh Trịnh Xuân Giới. Tôi được bám cơ sở với anh Giới có vẻ nhiều hơn là với ông Trưởng và ông Phó ban kia. Phong trào rèn tay nghề thi thợ giỏi. Phong trào tiết kiệm (thu hồi) vỏ bao xi măng. Phong trào thu nhặt sắt thép phế liệu… Thôi thì đủ cả.
Luẩn quẩn với lẩn mẩn vậy cũng vèo đi dễ sáu, bảy năm giời.  Lần ấy, anh Giới đưa tôi về nhà máy sắt tráng men Hải Phòng nơi anh từng làm việc. Kết thúc đợt công tác, quà nhà máy biếu hai anh em là cái ca sắt tráng men trắng có dòng chữ đỏ Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược sản phẩm của nhà máy vốn thịnh hành trước đó rất lâu thời chống Mỹ và năm cái bát ăn cơm bằng sắt tráng men. Anh Giới trịnh trọng cảm ơn nhưng trả lại năm cái bát ăn cơm và nói hai anh em tôi chỉ xin cái ca làm kỷ niệm. Tiếc nhưng anh đã làm vậy đành chịu.
Hình như có ai đã nói những cú hích thời trẻ nó quan trọng dư năng lượng để ngoặt cuộc đời sang một hướng khác? Những câu chuyện không đầu cuối lui mãi vào những đêm sâu ở nhà khách mỏ Đèo Nai, Quảng Ninh, xi măng Hải Phòng… đến giờ hình như vẫn còn roi rói? 
Hình như anh không phải vài lần khuyến khích tôi là nên xin tập trung dứt điểm một đợt hàm thụ chuyên tu Hán Văn hay ngoại ngữ gì đó cho đứt điểm, cậu có khiếu đấy, cứ chùng chình láu táu kiểu học lỏm chả đi đến đâu… Cái thời ấy bao thứ chia lòng chia trí rồi những lần lữa chùng chình này khác mà tôi đã ngó lơ những lời khuyên của những người anh! Giờ vèo cái, chửa tiêu gì ra món đã sắp hết veo cuộc đời đúng như anh Giới từng cảnh báo vậy!
Chu tất đến tỷ mẩn. Cẩn trọng đến cứng nhắc. Thứ phát lộ ấy ở anh ở công việc ở ban ngày. Nhưng những câu chuyện về đêm ở nhà khách thấy thấp thoáng một anh Giới là lạ. Gia đình anh thuộc loại có máu mặt của dòng họ Trịnh mạn Mai Lâm, Đông Anh. Cụ ông có hai bà. Anh là con bà sau. Kháng chiến, gia đình anh bỏ lại gia sản lếch thếch tản cư lên Thái Nguyên.  Sau 1954, gia đình bà trước đi Nam. 
Anh rành rẽ khai trong lý lịch. Có phải vì thế chuyện vào Đảng của anh cũng hơi bị trục trặc nhưng may rồi xuôi. Cuối 1975, Phó ban Thanh niên Công nhân Trung ương Đoàn Trịnh Xuân Giới được tham gia trong tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Đỗ Mười vào Sài Gòn nghiên cứu khảo sát tình hình chuẩn bị cho cuộc cải tạo tư sản. 
Vào Nam, chợt nhớ ra chủ định lâu nay, anh đã mạnh dạn gặp ông Đỗ Mười đề đạt nguyện vọng được đến thăm người anh ruột cùng cha khác mẹ vô Nam từ năm 1954 lâu nay biệt tích hiện đang học tập cải tạo. Anh cậu làm gì? Dạ người anh tên là Trịnh Xuân Ngạn làm Chánh án Pháp Viện tối cao. Anh mày làm to nhỉ. Rồi ông Đỗ Mười cũng cấp giấy…
Gần hai mươi năm sau, năm 1995 nhân một hội nghị quốc tế về thiên văn học tổ chức tại Hà Nội, tôi được gặp, phỏng vấn viết bài về nhà thiên văn học tài năng người Việt ở Pháp Trịnh Xuân Thuận. Từng được đọc cuốn Hỗn độn và hài hòa với cách viết độc đáo khoa học xen với văn chương trước đó nên tôi bập vào chuyện với nhà thiên văn học rất tự nhiên.
 Càng chuyện càng ngạc nhiên thú vị khi biết GSTS Trịnh Xuân Thuận là con trai vị Chánh án pháp Viện Tối cao của chính quyền Sài Gòn bị đi tập trung cải tạo và cũng là anh ruột của anh Trịnh Xuân Giới.  Hai mươi năm, chắp nối lại câu chuyện của cả hai người, đại thể thế này, người anh của Trịnh Xuân Giới nổi tiếng đến mức Chính phủ Pháp đã có thư riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng thỉnh cầu việc giúp đỡ. 
Việc giúp ấy do ông Trịnh Xuân Ngạn thời gian tập trung học tập cải tạo, ngoài cái trại mà anh Giới vào thăm lần đầu ấy sau chuyển ra Bắc qua trại Hoàng Liên Sơn một thời gian dài sức khỏe kém sút. Rồi ông Ngạn, cha của GSTS Trịnh Xuân Thuận được đặc cách ra trại và xuất cảnh ra nước ngoài. 
Chia tay người anh tại ga Hàng Cỏ do được báo gấp và muộn, anh Giới chỉ gặp được người anh của mình một chốc. Sách báo bên phe của chú anh đã nghiền ngẫm nhiều ở các trại cải tạo. Có lẽ phải khác đi chứ theo cái cách này thì chỉ nghèo mãi. Ông anh vắn tắt vội với chú em khi ấy là Phó Ban Thanh niên Công nghiệp T.Ư Đoàn như thế…
Đối diện 1
Rồi anh Giới chuyển công tác về phụ trách Trường Đoàn Trung ương. Tôi có người bà con ở Trường dưới quyền anh nên thi thoảng nhảo sang cũng có gặp anh. Đâu như thời gian anh Sáu Phong Nguyễn Minh Triết làm Trưởng ban Dân vận Trung ương đề nghị xin anh Giới sang thì phải, hay  nhiệm kỳ trước đó ông Phan Minh Tánh làm việc đó tôi không được biết rõ? 
Mười một năm với cương vị Phó ban Dân vận Trung ương, có lẽ lãnh vực dân vận cần anh ở nhiều vị trí khác nhau và được việc nên mới trụ lâu như thế? Có một chuyện cũng thú vị mà thời điểm đó tôi định viết nhưng anh bảo đừng, để khi khác. Khi khác chả bao giờ được thực hiện ấy là chuyện ông Phó ban Dân vận Trịnh Xuân Giới đi Hoa Kỳ. 
Ông không đi với danh nghĩa Phó ban Dân vận mà là phụ tá cho nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin. Đoàn công tác có thể nói là đặc biệt (sau này mới biết đó là đoàn sang để chuẩn bị cho việc ra đời Nghị quyết 36 về người Việt ở nước ngoài) với nhiều nhiệm vụ quan trọng thế nào không biết nhưng có cái việc kéo… ông Nguyễn Cao Kỳ về.
Tìm được nơi ông Kỳ cư ngụ, nhưng gặp không dễ. Có người bày cho cách đến sân ten nít. Cựu Phó tổng thống kiêm phi công Nguyễn Cao Kỳ gác vợt lau mồ hôi thẳng băng à mấy ổng dụ tôi về để bắt chứ gì… Cái gì? Về với tư cách thăm thân à? Để tôi nghĩ đã… Sau đó là những tiếp xúc chuyện trò, ăn uống thân mật này khác. 
Ông Kỳ nêu ba việc. Được mang theo nhà đầu tư và ký giả về; Được tự do về thăm quê; Được đi thoải mái từ Nam ra Bắc. Mọi thứ OK. Và như mọi người đã biết, cái bắt tay thân mật lần đầu của ông Phạm Thế Duyệt - Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam với ông Nguyễn Cao Kỳ tại Trụ sở Tràng Thi có duyên do từ cuộc đi tiền trạm năm ấy của ông Bin với ông Giới.
… Bây giờ lại ngồi với ông như bốn mươi năm trước. Có điều không phải ở nhà khách nhà máy sắt tráng men mà ở vườn chùa Tảo Sách, Tây Hồ. Và trên cái vầng trán thanh thoát ngày nào là mớ tóc bạc của người cha đang trĩu xuống nỗi buồn mang tên con Trịnh Xuân Thanh. Chợt chi  tiết năm cái bát ăn cơm sắt tráng men ngày ấy ập về… Chao ôi chả thể tưởng tượng được cái ông Giới khiêm nhường đến rụt rè ngày nào gần đây đã hào sảng đồng ý cho lính của con trai tổ chức cho mình một cái lễ sinh nhật hoàng tráng chi phí nửa tỷ đồng! 
Thời thế quả là đảo điên! Ngập ngừng rồi tôi cũng hỏi thẳng ông cái việc ầm ĩ trên truyền thông vừa rồi là đơn vị dưới quyền của Trịnh Xuân Thanh đã dám tổ chức sinh nhật cho bố sếp tức lo cho ông Giới đây một cái lễ sinh nhật chi phí gần nửa tỷ bạc là cơ sự làm sao? 
Vừa buột lời tôi đã hơi hối vì chợt nghĩ đến câu chuyện của một cán bộ lãnh đạo Đảng Quận Tây Hồ dịp báo cáo về phong trào học tập làm theo tấm gương Bác Hồ đã xúc động kể về một ông Bí thư chi bộ khu 14 của Khu đô thị Ciputra đã từng làm cái việc hằng ngày đi thu gom giấy trắng một mặt tại các cửa hàng phô tô để làm phong bì giao dịch và in nháp các tài liệu nghiên cứu. Đồng chí đã dùng tiền từ nghiên cứu khoa học và tiền tiết kiệm mua một bộ máy tính tặng trường Mầm non Phú Thượng.
Vị Bí thư ấy là ông Trịnh Xuân Giới. Cũng vẫn lời vị cán bộ Đảng nọ.
Năm 2013, trong dịp kỷ niệm 123 năm ngày sinh nhật Bác, đồng chí Trịnh Xuân Giới được Quận ủy, Hội đồng thi đua khen thưởng Quận Tây Hồ tặng giấy khen vì có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 75 năm tuổi đời, 52 năm tuổi Đảng, đồng chí Trịnh Xuân Giới thực sự là người đảng viên mẫu mực, người Bí thư chi bộ điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
Ciputra Tây Hồ là vị trí đắc địa nơi quần cư của dân thượng lưu.  Là khu dân cư được thành lập chưa lâu, người dân khu đô thị ở nhiều nơi chuyển đến, chủ yếu là những người có địa vị trong xã hội, có trình độ dân trí cao. Gần 30% cư dân là người nước ngoài, với gần 50 quốc tịch. Là khu dân cư có nhiều cán bộ cao cấp đang đương chức, đã nghỉ hưu với hàm Ủy viên Bộ chính trị, Ủy viên Trung ương, đứng đầu Bộ ngành này khác. Thế mà đã  hơn ba nhiệm kỳ, ông Giới được tín nhiệm là Bí thư Chi bộ khối dân cư 14.
 Liên hệ gắn kết và chuyển động được những cán bộ cao cấp đã cao tuổi trong khu đô thị đã nghỉ hưu để họ tham gia công tác ở cơ sở là cả một việc gian nan và không có tâm có tầm chả thể làm được?  
Tôi đang tưởng tượng ông Bí thư chi bộ Trịnh Xuân Giới ngày đêm ra chạm vào đụng với những khuôn mặt, những mái đầu bạc khả kính cũ lẫn mới ấy có thể những ánh mắt ấy vẫn ánh lên những cái nhìn tin cậy ấm áp và cả cảm thông nữa nhưng chắc ông phải chịu một thứ áp lực vô hình cực kỳ khó chịu nào đó?
 Rằng các vị ơi, kia là cha ruột của cái tên Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hậu Giang vừa bị khai trừ Đảng bị truất quyền Quốc hội này khác… Mà khốn khổ, thể nào mà chả có những xầm xì nghi ngại rằng con dại cái mang, bố thì tô tượng đúc chuông, con thì phá đình phá chùa.
(Cuối buổi gặp ấy, ông có kể với tôi mặc dù vụ việc của con trai ông chưa được điều tra chưa kết luận cụ thể và mặc dù trong chi ủy các đồng chí trong chi bộ hưu thuyết phục, khuyên răn đủ cách nhưng ông Giới vẫn chủ động và dứt khoát xin từ chức Bí thư chi bộ. Nguyên nhân chắc có nhiều nhưng ông Giới có phần áp lực trước những ánh mắt nghi ngại ấy thì ông biết ăn biết nói ra sao?)
Khuôn mặt ông như có đám mây đen lướt qua.  Ông lão khốn khổ đang lặng phắc bên tôi đây, trong cuộc đời ông,  không biết có những sự kiện sự cố nào lớn hơn sự kiện mà bây giờ chỉ cần gõ guc gồ từ khóa cái tên Trịnh Xuân Thanh con trai ông tức khắc tuôn ngay ra hai triệu bảy trăm bốn mươi ngàn kết quả. 
Mà khủng khiếp thay, kết quả ấy toàn những sự việc con số như những thứ búa tạ giáng vào ông vào vợ con ông và những người thân. Nói đến chuyện người thân, ban nãy ông thở dài khi cho tôi biết vợ ông cũng đã bảy mấy. Nay ở trong tim bà vợ đang có thép không phải sức chịu đựng gì gang thép mà nhiều năm nay đã phải luồn 2 ống thép để chống cự với căn bệnh động mạch vành…
Cậu có tin không?
Bất ngờ chất giọng khàn khàn của ông bỗng vống lên… Không đợi tôi trả lời ông nhắc lại hình như từng kể tôi nghe cái đoạn một thời gian chiến sĩ vệ quốc đoàn Trịnh Xuân Giới được biệt phái làm thư ký cho các đội cải cách ruộng đất. Phải, ông đã từng kể và tôi có nhớ. Cái thời nhất đội nhì giời. 
Cái thời tố điêu tố lấy được để nhăm nhăm tí quả thực. Cái thời băng hoại tình nghĩa bố con anh em ruột rà lân gia này khác mà ông trực tiếp chứng kiến và tệ hơn là phải biên chép những sự ấy một cách tường tận. 
Ông thở hắt ra rằng không ngờ cái chuyện tố điêu tố lấy được mà ông hãi hùng đích mục sở thị ấy lại vận vào chính thời điểm cuối đời mình. Đó là cái cách ông nói cái chuyện tày đình lo cho sinh nhật bố sếp nửa tỷ bạc được ghi trong một cuốn sổ đen nào đó của doanh nghiệp con trai ông! Ông nói ông muốn làm cái việc đối chứng đối chất kiểm tra chuyện này…
Cậu có tin không? Chưa kịp trả lời việc của bố, lại tiếp một câu hỏi từ ông với chất giọng thở hắt ra cái việc của thằng con.  Chất giọng ông vẻ như đanh và dứt khoát rằng nếu như thằng Thanh tham ô làm thất thoát hơn ba ngàn tỷ, nếu cơ quan chức năng điều tra đến nơi đến chốn nghiêm minh nếu đúng như thế thì tội của nó là trời tru đất diệt, nó phải chịu sự phán xét nghiêm khắc của luật pháp bất kể hình thức gì. 
Rằng ông và những người thân đang mong, rất mong việc đó diễn ra theo đúng trình tự luật pháp. Nhưng bây giờ, kể cũng lạ, chưa điều tra xét xử hay pháp đình gì nhưng hơn hai triệu kết quả trên gúc gồ cả lề trái lẫn lề phải đều toát lên hơi hướng án tử úp chụp xuống đầu con trai ông?
Tôi có nhớ mình đã khẽ khàng hỏi ông rằng đang rộ lên cái tin thằng con trai ông đã bỏ trốn? Lại một cái thở dài kèm cái cười như mếu sau một hồi ắng lặng. Ông lắc đầu vẻ thiểu não rằng thật tình ông không thể biết được con trai của ông hiện đang ở đâu? 
Mấy ngày nay, dân báo chí, người thì đón đường gặp, người thì gọi điện gặng ông cho biết Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu? Việc biến mất của con trai cùng cung cách ứng xử lạ lùng bí hiểm của Thanh đã gây bão trên mạng và giới truyền thông và chuốc lấy liều lượng khinh khi dè bỉu nghi ngại hình thành một câu hỏi lẫn dấu chấm than khổng lồ rằng phải vướng vào một tội tày đình thì mới đi trốn như thế?
Tôi ngó lâu hơn vào cặp mắt đã vương chút mờ đục của tuổi tác gặng thêm đại loại trước khi biệt tích, Thanh có nói có gọi trao đổi gì với ông? Và sau khi biệt tích có tin nhắn nào hay người nào nhắn cho bố mẹ mình an lòng rằng mình đang ở một chốn an toàn nào đó? Vv…     
(Còn nữa)
Trọng thu năm Thân