Sự
kiện Trung Quốc ngang nhiên mời thăm dò, khai thác dầu khí 9 lô nằm trong vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chà đạp trắng trợn và trơ trẽn lên Công ước
quốc tế về Luật Biển 1982, không đơn giản chỉ là động thái nhất thời nhằm trả
đũa Luật Biển của Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua.
Nếu
xét các chuỗi hành động của Trung Quốc từ nhiều năm qua trên Biển Đông nhằm áp
đặt yêu sách “đường lưỡi bò” thì có thể thấy chắc chắn rằng hành động trên đây
của họ là một bước tiến nằm trong kế hoạch lâu dài, một sự dấn tới có tính toán
và thâm hiểm trước một đối thủ mà họ đã “bắt được bài”.
Trước
hành động ngang ngược, mang tính xâm lăng của Trung Quốc, nhà chức trách Việt Nam vẫn
tiếp tục cố gắng làm tròn vai diễn với những tuyên bố từ cấp bộ ngoại giao như
thường lệ, tuy lần này ngôn từ có vẻ mạnh mẽ hơn. Dù sao, về bản chất vẫn cứ là
một sự phản ứng ngoại giao hết sức thụ động và chỉ nằm trong khuôn khổ “song
phương”.
Người
láng giềng khổng lồ hình như rất tự tin rằng anh bạn Việt Nam sẽ luôn hành xử
theo kiểu “quân tử nhất ngôn” sau khi cùng thỏa thuận hai bên “lấy đại cục làm
trọng” để cố gắng kiềm chế các hành động trên Biển Đông đảm bảo tình anh em hữu
hảo. Cam kết giải quyết song phương những vấn
đề chỉ liên quan tới hai nước trên Biển Đông có lẽ sẽ mang lại ít nhiều hiệu
quả nếu cả hai cùng tôn trọng lời hứa và cùng “lấy đại cục làm trọng”.
Đáng
tiếc là người khổng lồ đã chuẩn bị những kế hoạch và chuỗi hành động rất lâu
dài, kiên trì và ngạo mạn, bất chấp pháp luật quốc tế nói chi tới lời hứa với
người anh em nhỏ bé của mình. “Quân tử nhất ngôn là quân tử…dại!”, lời nói đùa
của dân gian Việt Nam
lại quá đúng trong trường hợp này với người khổng lồ láng giềng. Họ chẳng dại
gì mà giữ lời hứa khi trong tay đang cầm cây gậy.
Cứ
mỗi lần thất hứa, giẫm đạp lên luật pháp quốc tế là mỗi lần anh bạn khổng lồ lại
dấn thêm một bước, xác lập thành công hành động cụ thể cho “lưỡi bò” liếm láp
thêm một phần nào đó trên Biển Đông, mặc
cho anh bạn nhỏ bé ra sức phản đối bằng lời lẽ ngoại giao.
Những
tranh chấp mới đây ở bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc có khả
năng cũng chỉ là một nước cờ giương Đông kích Tây và nhằm cô lập đối thủ chính,
cũng là mắc xích quan trọng nhất cần bẻ gãy trong âm mưu nuốt trọn Biển Đông
của Trung Quốc, đó là Việt Nam.
Mặc
dù kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển Đông song Việt Nam
đã chọn thái độ im lặng trong suốt thời gian xảy ra sự kiện Scarborough .
Bó đũa đã được Trung Quốc thâm hiểm tách ra từng chiếc. Mặc dù ai cũng thấy
trong lúc đang tranh chấp với Philippines ở Scarborough, Trung Quốc đã rục rịch
chuẩn bị một vài “cây gậy nhỏ” cho Việt
Nam. Dù Luật Biển của Việt Nam có ra đời hay không, Trung Quốc sẽ vẫn đưa “cây
gậy nhỏ” ra để giúp cho “lưỡi bò” tiếp tục hành động “liếm láp” dần dần các
vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam chứ không phải là nhũng vùng còn đang tranh
chấp nữa.
Thế
nhưng có lẽ nhà chức trách Việt Nam lại muốn giữ lấy cái chí khí của quân tử Tàu
coi trọng đại cục nên đã tự mình chấp nhận rơi vào “chiếc bẩy song phương” được
giăng sẵn bởi anh bạn láng giềng đầy tham vọng và thâm hiểm.
Chính
tờ “Thời báo Hoàn cầu” (tờ báo chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc) ngày
25/6/2012 cũng công khai thừa nhận việc Trung Quốc nâng cấp địa khu để quản lý
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không phải là phản ứng bị động
của Trung Quốc sau khi Việt Nam thông qua luật Biển ngày 21/6/2012 mà là việc
làm chủ động của Trung Quốc, nhất cử lưỡng tiện, “tiến khả công thoái khả thủ”.
Nếu
có ai đó nghĩ rằng hành động ngang ngược mời thầu của Trung Quốc đối với 9 lô
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ là một ngón đòn gió hay chỉ
là chuyện gây sức ép chính trị thì nên nghĩ lại. Hành động này không còn chỉ là
chuyện đâm tàu, bắt bớ ngư dân đòi tiền chuộc, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của
Việt Nam
rổi bỏ chạy như những năm trước nữa. Rõ ràng Trung Quốc đã quy hoạch trên bản
đồ có vị trí tọa độ địa lý các lô và chính thức mời thầu quốc tế. Đừng ảo tưởng
rằng sẽ không có bất kỳ công ty dầu khí nào dám tham gia vào vùng được coi là
tranh chấp nhưng thực tế thuộc chủ quyền của Việt Nam này. Có thể cho là các tập đoàn
dầu khí hàng đầu thế giới sẽ thận trọng, nhưng không thể loại trừ chính người
Trung Quốc sẽ tự sáng tác ra những công ty dầu khí mang nhãn hiệu nước thứ ba
để tham dự thầu và trúng thầu (tất nhiên).
Sau
khi trúng thầu họ sẽ đưa giàn khoan, thiết bị, người ngượm… vào các lô nói trên
kèm theo các đội tàu bảo vệ của hải quân. Nếu kịch bản diễn ra như vậy, Việt Nam sẽ làm gì?
Người
Việt Nam không tự mình thoát ra khỏi “chiếc bẩy song phương” thì khả năng đảm
bảo hòa bình, an ninh và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông sẽ trở nên hết
sức khó khăn và đầy thử thách. Bởi Trung Quốc sẽ không bao giờ dừng lại một khi
nhà chức trách Việt Nam
luôn chỉ diễn đúng một bài phản đối ngoại giao dù lời lẽ tùy lúc có khi lên
bổng hoặc xuống trầm. Trong khi ai cũng biết một nước cờ thoái lui là tạo khoảng
trống cho quân cờ định tiến tới. Mà khi cờ địch tiến tới thì quân cờ mình không
còn đường rút lui.
Chúng
ta mong muốn hòa bình, chúng ta kiên trì kiềm chế và tôn trọng các cam kết ứng
xử, nhưng luật pháp quốc tế phải được coi trọng bởi tất cả các bên có liên
quan. Và một khi luật pháp quốc tế bị chà đạp thì khi đó cần phải có sự lên
tiếng và can thiệp của cộng đồng quốc tế.
Việt
Nam
cần kiên quyết hơn trong các đối xử với những “cay gậy nhỏ” của Trung Quốc. Một
khi họ có hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế thì
nhất thiết điều đó không còn là vấn đề song phương nữa. Do vậy, cần phải đưa
vấn đề ra công luận, tòa án quốc tế và xử lý vấn đề phải bằng các giải pháp đa
phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét