Như
vậy rõ ràng là Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 họp tại Campuchia tuần qua
đã lại không đạt được sự đồng thuận về vấn đề Biển Đông. Còn nhớ, cũng vì không
đồng thuận trong vấn đề Biển Đông mà Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN hồi tháng 7 năm
nay cũng diễn ra tại Campuchia đã không thể ra thông cáo chung. Chuyện chưa
từng có trong lịch sử ASEAN.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo: "Song phương, song phương, chỉ song phương thôi mấy em nhé! Ngoan đi rồi anh cho quà..."
Nay
lại thêm một chuyện chưa từng có nữa là Tổng thống Philippines Benigno Aquino
đã bất chấp các nghi thức ngoại giao cơ bản ngang nhiên cắt lời Thủ tướng Campuchia
Hun Sen khi vị chủ tịch ASEAN năm nay đang nói về chuyện “tất cả 10 nước ASEAN
đã đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông”, khiến ông Hun Sen
phải sững sờ, ngớ người ra một lúc sau mới bình tĩnh lại được.
Ông
Benigno Aquino đã quở trách ông Hun Sen khá nặng lời rằng: “Campuchia không nên
rêu rao cái gọi là “sự đồng thuận của ASEAN” đối với chuyện không quốc tế hóa
vấn đề Biển Đông”. Tổng thống Philippines khẳng định: “Manila
và một nước khác nữa không đồng tình với tuyên bố này của Campuchia”.
Các
nhà ngoại giao và giới truyền thông đều đoán chắc rằng “một nước khác nữa”
chính là Việt Nam, mặc dù đại diện nước này im lặng trong thời khắc mà
Philippines khuấy động hội trường và làm phá sản tuyên bố Campuchia về sự đồng
thuận của ASEAN không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông theo đúng lập trường trước
sau như một của Trung Quốc.
[Campuchia bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông - xem ở đây]
[Campuchia bị nghi ngờ giúp Trung Quốc thao túng hồ sơ Biển Đông - xem ở đây]
Ngày
21/11/2012, bản điện tử của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) có bài “Quấy rối hội
nghị thượng đỉnh Đông Á với việc tranh chấp quần đảo là không khôn ngoan” của
tác giả Wu Liming. Bài này cho thấy sự dè dặt có phần lo ngại của Trung Quốc
trước sự phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Philipinnes đối với ông Hun Sen tại
phiên bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và bộc lộ thái độ rất cay cú bực bội
đối với Việt Nam.
Trích
một số đoạn của bài báo theo bản dịch của TSYG (xem thêm ở đây):
Bài
báo mở đầu bằng lời ta thán: “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc hôm thứ
Ba tại Phnom Penh, dự kiến tập trung vào các biện pháp để thúc đẩu hợp tác kinh
tế trong khu vực, nhưng không may đã bị phân tán bởi một số nước đã cố gắng
nâng cao quan điểm về các tranh chấp ở Biển Đông một cách không hợp thời”.
- “Việc nêu bật các tranh chấp như
vậy là đi ngược lại tinh thần của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), là đã liều lĩnh làm gia tăng sự căng thẳng và làm tổn hại đến bầu
không khí hợp tác giữa các quốc gia Đông Á”.
-
“Tuy nhiên các nước Philippines và Việt Nam đã chi phối Hội nghị thượng đỉnh qua
sự lì lợm nhằm nêu bật các tranh chấp. Khi Cam-pu-chia, chủ tịch
ASEAN năm nay, nói trong phiên họp hôm thứ Hai rằng 10 quốc gia ASEAN đồng
thuận không để “quốc tế hóa” các rạn nứt, thì Tổng thống Philippines Begnigno
Aquino đã bất chấp các nguyên tắc ngoại giao cơ bản, ngang nhiên quở trách Thủ
tướng Cam-pu-chia Hun Sen”.
-
“Rõ ràng, việc Philippines và Việt Nam đã không đếm xỉa gì đến các điều khoản ngoại
giao cho thấy sự thèm muốn của họ đối với nguồn dầu, khí và tài nguyên giàu có
trong vùng Biển Đông”.
-
“Trước năm 1974, Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các
đảo, điều này có thể được chứng minh qua các văn bản của chính phủ, các tuyên
bố ngoại giao, các bản đồ chính thức và sách giáo khoa”.
-
“Ngoài các lý do như đối với Philippin, Việt Nam đã sớm thông qua Luật Biển trong năm nay để đòi
chủ quyền một số đảo ở Biển Đông”.
-
“ Cả Việt Nam và Philippines đã đóng kịch khóc lóc van xin sự trợ giúp
nhằm tìm kiếm sự bảo kê từ các quốc gia bên ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ trong
chiến lược Trục Châu Á”.
-
“Hai nước này dự định thúc ép Trung Quốc với sự giúp đỡ của Tổng thống Hoa Kỳ
Barrack Obama, người cũng có mặt tại Hội nghị”…
[Hết
trích – có thể xem bản tiếng Anh tại đây]
Sự
bực dọc, hậm hực kỳ lạ này của Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) cho thấy rõ ràng
là Bắc Kinh hiểu Việt Nam thực sự muốn gì mặc dù giới chức Việt Nam không thể công khai bộc lộ như Tổng thống
Philippines.
Mặc
dù giới truyền thông quốc tế đã không ngần ngại gì khi chỉ thẳng ra “một nước
khác nữa” cùng với Philippines không đồng thuận tuyên bố Campuchia về vấn để
Biển Đọng mới đây chính là Việt Nam. Song thông tin chính thức cũng như của
giới truyền thông chính thống trong nước Việt Nam hầu như không hề có xác nhận sự kiện này.
Đương
nhiên Tổng thống Philippines không thể nói vô căn cứ khi khẳng định Manila
và một nước khác nữa không đồng thuận với tuyên bố Campuchia. Rõ ràng là ông có
thông tin chắc chắc về “một nước khác nữa”, song có lẽ do yêu cầu của nước này
mà ông không tiện công khai danh tính.
Tuy
nhiên, cũng trong ngày 21/11/2012 , thông tín viên Quốc Việt của RFA có bài khẳng định “Việt Nam ủng hộ quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” (xem ở đây). Trong bài này,
RFA có trích đoạn trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh với Quốc Việt rằng Việt Nam muốn quốc tế hóa Biển Đông: “Quốc
Việt: Thưa Ngoại trưởng, Campuchia cho biết không quốc tế hóa biển Đông. Philippines phản đối, còn quan điểm Việt Nam thế nào? Ngoại trưởng Phạm Bình Minh: Không, làm
gì không quốc tế hóa. Chẳng có vấn đề đó”.
Với
phát biểu này của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể xóa tan mối ngờ
vực “có hay không chuyện Việt Nam đồng thuận với tuyên bố Campuchia không quốc
tế hóa vấn đề Biển Đông?”. Rõ ràng là
Việt Nam không hề đồng thuận với quan điểm chỉ đàm phán
song phương với từng quốc gia có liên quan trực tiếp, tuân thủ nghiêm túc và
đúng “định hướng” của Trung Quốc.
Về
việc này quan điểm của Việt Nam từ lâu đã được phát biểu rất rõ ràng: vấn đề nào chỉ
liên quan với hai bên thì đàm phán song phương; vấn đề nào liên quan tới nhiều
bên thì phải đàm phán đa phương. Song phương hay đa phương là hoàn toàn tùy
thuộc vào thực tiễn và mối quan hệ thực chất của vấn đề chứ không hề bị dẫn đắt
hay chịu sự định hướng của bất kỳ một quốc gia nào khác có thể áp đặt được.
Được
biết, nhân dịp kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
(2002-2012), lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua một
Tuyên bố chung của Hội nghị kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC).
Tuyên
bố chung khẳng định giá trị, tầm quan trọng và việc thực hiện đầy đủ DOC nhằm
bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết
hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công
ước luật biển LHQ năm 1982; đồng thời cùng hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử
ở Biển Đông (COC).
Bên
cạnh đó, các nhà lãnh đạo tái khẳng định nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, và nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác; nhất trí tiếp tục
tuân thủ tinh thần và các nguyên tắc của DOC nhằm góp phần thúc đẩy hòa bình và
hợp tác giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc.
Như
vậy, các bên nếu thực sự có thiện chí và các cam kết về luật chơi trên Biển
Đông thì ít nhất phải hành xử đúng theo luật pháp quốc tế trên cơ sở tôn trọng
chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ. Không thể có chuyện nước lớn ép nước bé
trong cuộc chơi này nếu như các nước bé có sự đồng thuận thật sự trên nguyên
tắc các đồng thuận đó phải đảm bảo lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của mỗi dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét