Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Đấy là hai trường hợp, hai “tiêu điểm” nổi cộm, gây bất bình lớn trong dư luận xã hội. Một ông Tây và một ông Ta. Ông Tây là ngài Giáo sư Joel Brinkley và ông Ta là ngài nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông này có tuổi tác khác nhau, hình dáng khác nhau, số phận khác nhau, ở hai vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, vậy mà lại giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến như thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường. Và điều thú vị giống nhau nữa: Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài. Đấy là những tiếng nói trung thực và khách quan.
Đấy là hai trường hợp, hai “tiêu điểm” nổi cộm, gây bất bình lớn trong dư luận xã hội. Một ông Tây và một ông Ta. Ông Tây là ngài Giáo sư Joel Brinkley và ông Ta là ngài nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông này có tuổi tác khác nhau, hình dáng khác nhau, số phận khác nhau, ở hai vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, vậy mà lại giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến như thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường. Và điều thú vị giống nhau nữa: Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài. Đấy là những tiếng nói trung thực và khách quan.
TRẦN ĐĂNG KHOA
Cái tên như chân lý, có tính cảnh báo sắc lẹm này, không phải do tôi nghĩ ra đâu. Làm sao một “gã thợ cày không có trâu” lại sâu sắc thâm thúy được đến như thế. Đó là kinh nghiệm đúc kết từ ngàn đời mà ông bà, cụ kỵ truyền lại cho chúng ta đấy. Các cụ bảo: “Trăm năm bia đá thì mòn – Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Khiếp không? Cứ tưởng chạm trổ dấu ấn của mình lên bảng vàng, bia đá thì sẽ vĩnh cửu. Chả phải. Mọi giá trị đều bị thời gian sàng lọc, đào thải và chắt lại . Nhưng cũng có những dấu vết không làm sao xóa được, nhất là khi nó đã thành “bia miệng” của thế gian. Đến cái nỗi ấy, thì chả có “cái cống” nào để mà tẩu thoát.
Đấy là hai trường hợp, hai “tiêu điểm” nổi cộm, gây bất bình lớn trong dư luận xã hội. Một ông Tây và một ông Ta. Ông Tây là ngài Giáo sư Joel Brinkley và ông Ta là ngài nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước. Cả hai ông này có tuổi tác khác nhau, hình dáng khác nhau, số phận khác nhau, ở hai vùng văn hóa hoàn toàn khác biệt nhau, vậy mà lại giống nhau đến kỳ lạ: Đều phải hứng chịu những trận mưa đá của đông đảo công chúng và cộng đồng mạng. Đều ngỡ ngàng, kinh ngạc vì không ngờ bài viết của mình lại bị dư luận phản ứng dữ dội đến như thế. Và khủng khiếp hơn, đều bị công chúng đề nghị sa thải, đuổi khỏi trường Đại học và phế truất khỏi Nghị trường. Và điều thú vị giống nhau nữa: Những người nổi giận, đòi sa thải hai ông, đều không phải là những đối tượng bị các ông chỉ trích, lăng mạ, mà toàn là những người ngoài. Đấy là những tiếng nói trung thực và khách quan. Ở ông nghị sĩ Quốc hội Hoàng Hữu Phước, nhiều Luật sư còn lên tiếng, muốn đưa ông ra Tòa vì họ còn tìm thấy trong bài viết của ông, có những dấu hiệu của tội phạm hình sự. Đến cả như thế thì khủng khiếp quá. Sự nổi giận có phần thái quá này cũng là điều dễ hiểu. Tôi gọi đó là sự nổi giận của văn hóa trước những hành vi thiếu văn hóa.
Vậy sự thực thế nào? Đầu đuôi ra làm sao mà hai ông phải “chịu trận” khủng khiếp đến như vậy?
Cứ như thông tin trên công luận, thì mới đây, giáo sư Joel Brinkley đã đăng một bài báo viết về Việt Nam: “Dù ngày càng giàu có, nhưng khẩu vị của người Việt chẳng giống ai”, kể lại những gì vị giáo sư “quan sát”, “nghe ngóng” trong 10 ngày ông ta du lịch tại Việt Nam. Ngay lập tức, bài báo đã cuộn lên những làn sóng phẫn nộ không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ông ta viết: “Ở Việt Nam, bạn dễ dàng nhận thấy những điều bất thường. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy sóc leo cây hay chuột lục lọi trong những đống rác. Thậm chí, cũng chẳng có con chó nào chạy rông. Thực tế, hầu như bạn không thấy được một con thú hoang hay thú nuôi nào cả. Chúng đi đâu cả rồi? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng: Chúng đều bị ăn thịt cả…”. Chưa dừng lại ở đấy, ông Giáo sư này còn cho rằng, vì ăn nhiều thịt, nên “Việt Nam luôn là một quốc gia hung hãn. Đã có 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập hơn 1.000 năm trước và đã xâm chiếm Cambodia vô số lần và gần đây nhất là vào năm 1979. Trong khi đó, những quốc gia ở phía tây của nó đa phần là hòa bình trong những thế kỷ gần đây”.
Thật kỳ cục và bậy bạ. Rất nhiều học giả viết về Việt Nam. Nhưng tôi không thấy có tác giả nào lại thiển cận, ấu trĩ và trẻ con như cái ông Giáo sư này. Đã thế, ông ta lại rất tự tin, cứ phán khơi khơi về những điều ông ta chẳng hiểu gì cả. Đến Việt Nam mà ông ta lại cứ muốn xem chó hay súc vật chạy rông ở ngoài đường thì đúng là một gã say xỉn. Xin mời ông hãy nghe chính một người nước ngoài, bà Naomi Doak, làm ở tổ chức bảo vệ động vật Traffic: “Tôi không đồng ý với nhiều ý kiến của Joel Brinkley, vì ông toàn nhầm lẫn cả. Ở Việt Nam, chim, chó hay nhiều động vật, hầu hết đều là vật nuôi. Họ không thả rông, vì chúng có chỗ của chúng ở những nơi quy định”. Nói người Việt ăn nhiều thịt, ông “không hề thấy bóng dáng của loài động vật nào ở Việt Nam vì người Việt đã ăn thịt hết cả” là một võ đoán điên rồ của gã say rượu. Thực chất, trong tư duy người Việt không có thịt. Món ăn chính, thông dụng của người Việt là: Cơm – Rau – Cá. “Lậy giời mưa xuống. Lấy nước tôi uống. Lấy ruộng tôi cày. Lấy bát cơm đầy. Một khúc cá kho.” Đấy là khấn trời của người Việt. Khúc cá là mơ ước từ ngàn đời của người Việt. “Có cá đổ vạ cho cơm”. “Cứt cá còn hơn lá rau”. Trong đồng dao, ngay cả một đứa trẻ, khi bị khói ngột ngạt, muốn xua khói, cũng lại mang cá ra để dỗ dành: “Khói về đằng kia ăn cơm với cá. Khói về đằng này lấy lá dập đầu”. Rồi đây nữa: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muốn, nhớ cà dầm tương”. Cà thì cũng vẫn là một loại rau thôi. Trong món ngon đến tuyệt đỉnh của cặp uyên ương cũng không thấy có thịt: “Canh tôm nấu với ruột bầu. Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Đến cả sản vật quý dâng biếu bố mẹ cũng vẫn là …rau: “Có con mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho”. Có thể liệt kê hàng trăm câu ca dao, tục ngữ ngạn ngữ tương tự như vậy. Trong tư duy văn hóa người Việt, có hơi hám thịt đâu. Thậm chí, thịt còn là nỗi bất an: “Ăn cơm với cáy thì ngáy o o. Ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy”. Tôi cũng đã có lần kể về ông bạn Tây I van Navichxki của tôi bàn về bữa ăn của người Việt: “Cậu trông cái bàn ăn có sinh động không? Đúng là hai quốc gia riêng biệt nhé. Tớ thì đĩa và dao rĩa. Còn cậu thì bát và đũa. Đũa là biểu tượng của cái gậy chọc lỗ gieo hạt. Tớ có xem một bộ phim tư liệu khoa học của người Thuỵ Điển về Việt Nam. Trong phim có một anh chàng vừa hát, vừa chọc gậy! Mọi cái tồn tại đều có lý của nó. Cái rĩa trên đĩa tớ kia nó mang dáng của mũi lao phóng thú. Người Nga thích săn bắn lắm. Mà nói chung, người phương Tây đều thích săn bắn cả. Họ vốn quen ăn thịt. Còn các cậu lại chỉ ăn rau. Trông mâm cơm cứ xanh lè. Đũa thích hợp với việc cặp rau. Chẳng ai dùng dao, rĩa để xiên cắt rau cả”. Người nước ngoài thường hiểu Việt Nam như thế đấy. Bởi vậy mà họ đã nổi khùng trước bài báo võ đoán thiếu thiện chí của Giáo sư Joel Brinkley. Họ cho đó là “thiếu thông tin, đầy cảm tính, hồ đồ, trịch thượng và phân biệt chủng tộc”. Học giả Graeme Nye không giấu được nỗi bất bình: “Tôi là một người Anh đang sống ở Việt Nam. Tôi từng là nhà nghiên cứu ở Hạ nghị viện và Quốc hội Canada. Quan điểm của Joel Brinkley thật thiển cận và hoàn toàn không có tư duy của người nghiên cứu khoa học”. Pamela McElwee, người đã sống ở Việt Nam 5 năm , hiện đang làm trợ lý về lĩnh vực hệ sinh thái con người tại Đại học Rutgers và là chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam chứng minh: “Lịch sử của Đông Nam Á là hầu hết mọi quốc gia đều đã trải qua chiến tranh. Nước Mỹ có dân số ăn thịt lớn thứ hai thế giới tính theo trung bình đầu người”. Joshua Woerthwein, một công dân ở thành phố Norwalk, Hoa Kỳ thì bức xúc. “Không thể hình dung được đấy lại là một bài viết của một giáo sư từng giành được giải thưởng Pulitzer. Tôi cũng không hiểu sao một người như thế lại được cấp phép để “dạy dỗ” những đứa trẻ tại trường đại học?”. Và giận dữ hơn, cộng đồng mạng đang kêu gọi ký vào một lá đơn yêu cầu Đại học Stanford, Hoa Kỳ, sa thải vị giáo sư vì đã phỉ báng người dân Việt Nam. Lá đơn đòi đuổi việc Joel Brinkley được Mark Nelson, công dân Mỹ ở thành phố Boston khởi thảo. Lá đơn công bố trên Change viết: “Giáo sư mà thiếu hiểu biết như thế này không thể có chỗ tại Stanford hoặc bất kỳ trường đại học nào khác trên thế giới. Brinkley phải xin lỗi công khai và yêu cầu các chuyên gia về Việt Nam sửa sai lầm của ông ta. Nếu không, Stanford cần phải sa thải ngay ông ta.”.
Cho đến thời điểm này, lá đơn yêu cầu sa thải giáo sư Joel Brinkley đã có gần 1000 chữ kí đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều thú vị là, tất cả những người “nổi giận” ấy, đều không phải người Việt Nam. Đó là những tiếng nói khách quan của lương tri nhân loại. Điều ấy, cũng cho thấy cái thời bưng bít đã qua rồi. Không thể cứ nhắm mắt mà nói càn hay làm càn được. Gieo gió thì ắt sẽ gặt bão. Quy luật ấy không ngoại trừ bất kỳ một ai, cũng không phân biệt bất cứ quốc gia hay một đảng phái nào….
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét