Không
ít cán bộ của chính Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã rất bức xúc trước sự tiêu tiền
quốc gia (cũng là tiền mà đáng lẽ toàn thể nhân dân Việt Nam phải được hưởng)
của ông Chủ tịch Thăng khi đó. Những ai không kín tiếng về sự bức xúc này đều
phải trả giá sau đó bằng cách này hay cách khác, mà nhẹ nhàng nhất là phải âm
thầm lặng lẽ rời khỏi tập đoàn nức tiếng giàu có nhờ tài nguyên quốc gia này.
"Thăng" lên ghế Bộ trưởng một ngành đứng đầu quốc gia về... tiêu tiền, rủi thay ông
Thăng lại gặp đúng thời điểm "giáng" xuống thấp nhất, khó khăn nhất của ngân sách, tài chính trong nước
cũng như trên thế giới.
Lợi
thế thu hút ODA cho phát triển hạ tầng giao thông mấy năm gần đây đã không còn
hấp dẫn. Một phần vì khó khăn chung của kinh tế thế giới, các nước tài trợ hầu
như đều cắt giảm, hạn chế. Phần khác do Việt Nam đã vượt qua mức quốc gia nghèo đói và đang ngấp nghé
mức thu nhập trung bình nên các chính sách về ODA cũng có phần khắc nghiệt hơn.
Phần
nữa cũng khá quan trọng là sau các vụ bê bối trong việc sử dụng nguồn vốn ODA
tại Việt Nam , các PMU hầu như bị mất uy tín, mất niềm tin trong
con mắt của các nhà tài trợ nước ngoài. Trước áp lực của người đóng thuế từ
quốc gia tài trợ, họ buộc phải gia tăng kiểm soát đáng kể để hạn chế yếu tố
tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam .
Tham
nhũng trong ODA và sự hoành hành của các tổ chức PMU vang tiếng một thời như
PMU 18 với Nguyễn Việt Tiến và Bùi Chí Dũng, PMU Đông-Tây với Huỳnh Ngọc Sĩ...
nay trở nên khó khăn hơn và cũng dễ bị phát giác hơn.
Cam
kết về con số vốn ODA của các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam năm 2013 trong
một hội nghị vừa mới diễn ra tuần qua cho thấy sự sụt giảm liên tục của nguồn
vốn này liên tiếp trong nhiều năm qua. Miếng bánh ODA trong ngân sách Việt Nam và nhất là phần dành cho phát triển hạ tầng giao thông
cũng vì thế mà teo tóp lại rất đáng kể.
Trong
tình huống đó, Bộ trưởng “quen tiêu tiền của dân như nước Biển Đông” buộc phải
nghĩ ra lắm chiêu thức mới để tiếp tục có thêm thật nhiều tiền, để bù đắp vào
nguồn ODA cũng như phần ngân sách nhà nước (tiền đóng thuế của dân) đang buộc
phải co dần lại vì phải đối phó với muôn vàn ... lỗ thủng. Cách dễ dàng nhất là
móc từ túi nhân dân thông qua sự trợ giúp từ các chính sách của Chính phủ.
Miếng
bánh mang tên “chi phí bảo trì đường bộ” trong tình hình mới đột nhiên vượt qua
mặt các “con cưng” PMU vốn chủ yếu tiêu tiền ODA trước đây. Rất nhiều động thái
cho thấy sự “thăng thiên” của miếng bánh “bảo trì đường bộ” trong nhiệm kỳ của ông La Thăng.
Chuyện
trong nhà bộ này từ hơn năm qua đã khá ồn ào về hiện tượng “tái cơ cấu nhân sự”
có liên quan tới lĩnh vực chia sẻ và ban phát miếng bánh “bảo trì đường bộ”.
Người ta thấy đột nhiên, các quan chức chủ trì các đầu mối tiêu xài cái khoản
tiền này có sự thay đổi theo “định hướng” của ông Bộ trưởng cho phù hợp với
tình hình mới.
Hàng
loạt các đề suất thu phí có liên quan tới việc sở hữu các phương tiện tham gia giao
thông; bảo trì đường bộ; hạn chế các phương tiện giao thông của người dân...
trong vòng một thời gian ngắn ngủi mới đây cho thấy quyết tâm cực kỳ cao của
ông bộ trưởng La Thăng trong việc đẩy gánh nặng chi tiền ra cho dân ngày càng
nhiều, bất kể hậu quả cũng như những lời ta thán khắp hang cùng ngỏ hẹp.
Các
đóng góp ý kiến của dân, của các chuyên gia, của các nhà quản trị doanh
nghiệp... gần đây rất gay gắt về những bất hợp lý, bất công và bất khả thi của
hầu hết chính sách thu phí đánh vào những cá nhân, tập thể sở hữu phương tiện
giao thông dù có hay không tham gia giao thông do ông Thăng đề xướng. Thế
nhưng, đáng buồn là góp ý thì cứ góp ý, bức xúc thì cứ bức xúc, còn các khoản
thu thì cơ quan chức năng vẫn cứ giữ y nguyên từ dự thảo tới bản chính thức ban
hành. Mặc cho dân tình, doanh nghiệp đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác và bức
xúc lại chồng lên bức xúc.
Điều
đáng nói là trong khi chính sách thu phí trên đầu phương tiện tỏ ra rất bất
công và được cảnh báo dự kiến sẽ trở thành gánh nặng cho một bộ phận không nhỏ
trong xã hội, có khả năng làm xáo trộn các mức giá, mặt bằng giá cả về giao
thông vận tải, trở thành quân domio tác động xấu vào toàn thể mặt bằng giá cả
chung của xã hội. Đồng thời cũng diễn ra nguy cơ phí chồng lên phí khi mà hàng
chục trạm thu phí BOT hoặc trạm đã bán quyền thu phí cho doanh nghiệp tư nhân
vẫn tiếp tục tồn tại như là một bất cập ai cũng thấy nhưng không chịu sửa.
Mới
đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1829/QĐ-TTg về việc phê
duyệt danh sách thành viên Hội đồng Quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương.
Hội đồng có 13 thành viên với vị trí Chủ tịch do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận
tải Đinh La Thăng đảm nhiệm.
Theo
Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 5/10/2012 của Thủ tướng, hội đồng có nhiệm vụ
quyết định các vấn đề trong tổ chức hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ, bao
gồm: đề xuất điều chỉnh các quy định
liên quan đến nguồn thu của quỹ và việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan
đến hoạt động của quỹ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, phê duyệt kế hoạch tài chính hằng năm của
quỹ; quyết định phân chia phí sử dụng đường bộ thu đối với ôtô hàng năm cho các
quỹ bảo trì đường bộ địa phương...
Theo
phương án do Bộ GTVT đề xuất, ông bộ trưởng bộ này nay đã chính thức trở thành
người đứng đầu Quỹ bảo trì đường bộ. Lộ trình đã được vạch sẵn từ lâu thử hỏi
ông chủ xị việc chia chác miếng bánh mang tên “quỹ bảo trì đường bộ” không
quyết liệt tìm mọi cách móc túi dân để nở nồi miếng bánh này ra càng to càng
tốt mới là lạ.
Hơn
nữa, công tác duy tu, bão dưỡng, bảo trì đường bộ theo những người trong cuộc xưa
nay thật khó kiểm soát vì hầu như từ bên A tới bên B cho tới các B phẩy đủ loại
đều là “phe ta” cả. Cho nên, đường xá dù hàng năm tốn rất nhiều tiền duy tu, bảo
dưỡng, bảo trì các loại, thế nhưng người dân vẫn cứ phải luôn vừa đi đường
vừa... xá dài dài.
Thế
mói có cái gọi là “đường xá” chứ lỵ! Ông Thăng cứ thử “vi hành” trên hầu hết
các cung đường bộ được gọi là “quốc lộ” (ví như quốc lộ 14, quốc lộ 20, quốc lộ 27, ...) thì
biết, khỏi phải dông dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét