Lạ thật, ở Việt Nam từ chuyện lớn như chủ quyền đất nước, tới chuyện nhỏ như nghĩ gì, cảm thấy gì rồi viết ra trên blog cá nhân... đều được Đảng và Chính phủ lo hết, vậy mà dân chúng lại thấy ít hạnh phúc nhất, nhì hành tinh?
Việt Nam 'gần cuối bảng về độ hạnh phúc'
Một khảo sát vừa công bố của Gallup nói người Việt Nam xếp thứ 121/148 nước và lãnh thổ về độ hạnh phúc, ngang với Nga, Iran và Palestine nhưng trên Singapore, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong số 10 nước đứng đầu về chỉ số hạnh phúc có hai nước trong khối ASEAN - Thái Lan và Philippines xếp thứ sáu và thứ tám.
Bảy trong số tám nước còn lại trong top 10 nằm ở Mỹ Latin với Panama, Paraquay, El Salvador, Venezuela chiếm các vị trí nhất, nhì, ba, tư.
Gallup nói họ đã hỏi 1000 người dân tại mỗi trong số 148 nước và vùng lãnh thổ được khảo sát trong năm 2011.
Các câu hỏi chính bao gồm:
- Bạn có nghỉ ngơi thoải mái ngày hôm qua không?
- Bạn có được đối xử một cách tôn trọng trong suốt cả ngày hôm qua không?
- Bạn có mỉm cười và bật cười nhiều trong ngày hôm qua không?
- Bạn có học hay làm điều gì thú vị ngày hôm qua không?
- Thế còn các thú vui thì sao?
Các nước công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc khối G8 nằm ở các vị trí khác nhau trong bảng xếp hạng: Canada - 11, Anh -30, Hoa Kỳ - 35, Đức - 50, Pháp - 51, Nhật Bản - 59, Ý - 90 và Nga - 118.
Các nước đứng cuối bảng theo thứ tự từ đáy lên là Singapore, Armenia, Iraq, Georgia, Yemen, Serbia, Belarus, Lithuania, Madagascar và Afghanistan.
'Việt Nam là sướng'
Tin Việt Nam đứng gần cuối bảng về chỉ số hạnh phúc cũng được trang tin
Bấm
VnExpress của Việt Nam đưa lại với tít 'Người Việt ít hạnh phúc'.
Còn một nhà báo tại Sài Gòn bình luận trên mạng xã hội: "Tin hay không thì tùy nhưng theo kết quả khảo sát vừa công bố của Viện Gallup, dân Việt hài lòng với cuộc sống hơn dân Singapore nhưng bất hạnh hơn dân Lào, Cam bốt và tất cả các nước ASEAN còn lại."
Trong khi đó một số độc giả của
Bấm
BBC trên Facebook, hầu hết là những người trẻ tuổi, cũng có những bình luận của riêng mình.
"Ngày hôm qua là ngày tồi tệ của mình, hỏi hôm khác thì hầu hết là mình cười và hạnh phúc" - đó là lời của Nguyễn Thùy Linh.
William Truong viết: "Người Việt Nam ít khi nào thú nhận điều không tốt về họ, hoặc trả lời đại cho qua - chẳng trách cái Viện Gallup này nhầm lẫn."
Nguyen Thanh Hung nhận xét: "Có đi nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu, ở Việt Nam tâm lý hưởng thụ còn nặng.
"Các bạn đang quen sáng ăn bún phở, trưa cơm văn phòng, chiều bia bọt, tối cà phê?
"Ai sang nước ngoài học tập và làm việc mới hiểu ở Việt Nam là sướng, tất nhiên là trong trường hợp phải có đồng ra đồng vào, chứ không có tiền thì ở Việt Nam lại nhục hơn."
Hồi giữa năm nay
Bấm
báo chí Việt Nam dẫn một khảo sát khác nói người Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về hạnh phúc, chỉ sau Costa Rica.
Một số độc giả BBC cũng chỉ ra điều này và Trần Hùng bình luận: "Hạnh phúc là đúng rồi, sáng làm, chiều cà phê, tối nhậu, zô zô thế sao không vui, bia tiêu thụ nhiều mà không hạnh phúc sao được?"
'Con đường nguy hiểm'
Hãng tin AP của Hoa Kỳ dẫn lời một số chuyên gia nói rằng sự thịnh hành của chỉ số hạnh phúc có thể là "con đường nguy hiểm vốn có thể cho phép các chính phủ dùng cảm nhận tích cực của công chúng như cái cớ để phớt lờ các vấn đề".
Một số người trả lời phỏng vấn AP nói lý do các nước ở khu vực này lọt vào top 10 có thể do tính cách lạc quan của họ chứ không nhất thiết phản ánh mức sống hay tình trạng kinh tế.
"Phản ứng tức thời của tôi là điều này [độ lạc quan] bị ảnh hưởng bởi thiên lệch văn hóa" - đó là nhận xét của Eduardo Lora, người từng nghiên cứu thước đo thống kê về hạnh phúc khi còn là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ.
Ông Lora cũng nói: "Các tài liệu thống kê cho thấy một số nền văn hóa thường phản ứng trước bất kỳ dạng câu hỏi nào theo cách tích cực hơn."
AP cũng hỏi người dân tại Panama, Paraguay, hai nước đầu bảng và Singapore, đứng cuối bảng.
Công nhân xây dựng Carlos Martinez nói ông không vui vì tội phạm gia tăng nhưng hạnh phúc về gia đình:
"Nhìn chung tôi hạnh phúc vì đây là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, một đất nước có vai trò quan trọng trên thế giới.
"Chúng tôi là người Caribbe, chúng tôi thích ăn mừng, ăn ngon và sống càng lành mạnh càng tốt. Ở đây có nhiều cơ hội, chỉ cần phải hy sinh hơn một chút thôi."
Còn Richard Low, một doanh gia ở Singapore nói: "Chúng tôi làm như chó mà được trả lương chết đói. Gần như chẳng có thời gian để đi nghỉ hay nghỉ ngơi nói chung vì người ta luôn phải lên kế hoạch - khi nào thì thời hạn chót hay cuộc gặp tiếp theo sẽ đến."
Trong khi đó Maria Solis, người bán hàng rong ở Paraguay nói: "Cuộc sống thật ngắn ngủi và chẳng có lý do gì để buồn vì nếu chúng ta giàu thì chúng ta cũng vẫn có vấn đề.
"Chúng ta phải tự cười chính bản thân thôi."
Bấm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét