Báo
cáo kết quả khảo sát xã hội học về tình hình tham nhũng ở Việt Nam 2012 do Ngân
hàng Thế giới (WB) chủ trì vừa công bố mới đây cho thấy các phương tiện truyền
thông là nguồn thông tin chủ yếu phổ biến nhất về tình hình tham nhũng với 93%
đối tượng khảo sát sử dụng kênh thông tin này.
Dư
luận nhân dân là nguồn thông tin phổ biến thứ hai. Trong khi, các báo cáo, văn
bản chính thức của cơ quan nhà nước trung ương hay địa phương nơi các đối tượng
được khảo sát sinh sống dường như lại cung cấp ít nhất thông tin về tham nhũng,
chỉ có khoảng 5% người dân cho biết họ tiếp cận thông tin vế tham nhũng thông
qua kênh văn bản chính thống này.
Có
tới 2/3 doanh nghiệp và cán bộ công chức cho rằng họ tiếp cận thông tin chủ yếu
từ nguồn internet, trong khi chỉ có 18% người dân bình thường sử dụng kênh
thông tin này. Điều này cho thấy mức phổ cập internet trong nhân dân ở Việt Nam còn hạn chế chứ không phổ biến rộng như các báo cáo
của chính quyền.
Cũng
theo báo cáo này, 10 ngành được cho là tham nhũng nhất ở Việt Nam hiện nay là (theo thứ tự giảm dần): cảnh sát giao
thông; quản lý đất đai; xây dựng; hải quan; y tế; thuế; giao thông; quản lý
khoáng sản; kế hoạch và đầu tư;... Tuy nhiên, tỷ lệ số người trên toàn bộ dân
số phải đưa hối lộ, theo khảo sát lần lượt từ nhiều tới ít là: dịch vụ y tế; cảnh
sát giao thông; giáo dục và trường học; vay vốn; xin việc; xin cấp sổ đỏ; lắp
đặt sử chữa điện; xin giấy phép xây dựng; lắp đặt sữa chữa nước; khai thuế, nộp
thuế; đăng ký hộ khẩu; đăng ký kinh doanh; đăng ký khai sinh; bảo hiểm và phúc
lợi xã hội;...
Kết
quả khảo sát này tương thích với nhiều nhận định gần đây của các chuyên gia
cũng như của một vài vị đại biểu Quốc hội cùng quan chức Chính phủ về sự bất lực
của cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng khi người dứng đầu vẫn còn là những quan
chức trong bộ máy hành chính. Cụ thể như suốt nhiều năm qua, Thủ tướng Chính
phủ đứng đầu cơ quan chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương và kết quả là
tham nhũng ngày một phát triển, tinh vi, nguy hiểm, đe dọa ngày càng nặng nề
hơn sự tồn vong của chế độ.
Không
phải ngẫu nhiên mà Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt
Nam Vũ Trọng Kim phát biểu trên báo Đại Đoàn Kết mới đây rằng: “Cuộc chiến đấu
chống tham nhũng chỉ mới thực sự bắt đầu”. Khi quyền lực chống tham nhũng được chuyển giao sang bộ máy của Đảng Cộng sản.
Như vậy có nghĩa là suốt cái thời
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, cuộc chiến chống tham nhũng chỉ là mới nói chơi chứ chưa
làm thật (hoặc nghiêm trọng hơn là "nói một đàng làm một nẻo").
Trong khi tham nhũng thì tồn tại và phát triển thật sự mạnh mẽ trong
suốt thời gian đó, giống như nấm mốc gặp mưa rào, môi trường vô cùng thuận lợi để giống ký sinh, ăn hại sinh sôi mất kiểm soát, tới mức trở thành quốc nạn nội xâm nguy hiểm nhất trong lịch
sử, dân nghèo, nước mạt, nguy cơ mất nước, mất chế độ rành rành không thể chối cãi.
Ông Vũ Trọng Kim chỉ nói láo toét :"Cuộc chiến chống tham nhũng chỉ mới thực sự bắt đầu".Khi quyền lực chống tham nhũng được chuyển giao sang bộ máy của ĐCS .
Trả lờiXóaVâng thưa bố .Nguồn cơn của tham nhũng mà bố nói chính là sự tham nhũng chính trị,tham nhũng ý thức hệ cơ bố ạ .Bố nói thế khác gì nói bố tin Đảng tự sát à ?TQ nó đang nuôi cái tham nhũng ý thức hệ của các bố đấy