Động thái này có thể chỉ mang tính hình thức. Song, dù sao vẫn còn có cái gọi là hình thức. Trong khi Thủ tướng Việt Nam thì "cương quyết không để nhen nhóm hình thành các tổ chức chính trị đối lập" (xem ở đây).
Tập Cận Bình đến chào các đảng phái
Tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đến chào các lãnh đạo tám đảng phái phi cộng sản của Trung Quốc hôm 24 và 25/12, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết.
Ông Tập hiện đang là phó chủ tịch Trung Quốc và sẽ lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại kỳ họp Quốc hội vào tháng Ba tới.
Các tân tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thông lệ đi thăm các đảng phái phi cộng sản sau khi lên nhậm chức.
Khi lên làm tổng bí thư 10 năm trước, ông Hồ Cẩm Đào cũng có hành động tương tự.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng tại chuyến thăm này các chính đảng phi cộng sản đã ‘bày tỏ sự ủng hộ cho hệ thống chính trị đa đảng của Trung Quốc’.
Hãng tin này dẫn lời ông Quách Dũng, người đứng đầu Ban hoạt động xã hội của Ủy ban trung ương của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc, một trong tám đảng phái phi cộng sản ở nước này, nói rằng cơ chế hợp tác và tham vấn chính trị đa đảng đã ‘cải thiện trong những năm qua’, giúp cho đảng của ông thúc đẩy lý tưởng của mình.
Về phần mình, Tổng bí thư Tập được dẫn lời nói Trung Quốc sẽ tiếp tục vận dụng cơ chế hợp tác đa đảng và khuyến khích các đảng phái phi cộng sản phát huy tối đa lợi thế để tham gia vào công việc quốc gia.
Ông Vương Minh Khí, phó chủ tịch Ủy ban Cách mạng của Tỉnh ủy Sơn Đông của Quốc dân Đảng, được dẫn lời nói rằng ‘lời phát biểu của ông Tập thể hiện tinh thần của Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc’.
Còn ông Trần Trương Trị, người vừa tái đắc cử chủ tịch Ủy ban trung ương của Liên hiệp xây dựng dân chủ quốc gia Trung Quốc (CNDCA), nói rằng chuyến thăm của ông Tập ‘thể hiện sự xem trọng cơ chế hợp tác đa đảng của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc’.
Chắc nó cũng giống Đảng xã hội và Đảng Dân chủ của ta trong những năm 50 và đầu năm 60?
Trả lờiXóaHữu Nguyên bay giờ cũng nhẹ dạ hay giả vờ nhẹ dạ?
Nhưng dù sao cũng le lói một ánh sáng cuối đường hầm hun hút
Bạn nên nhớ rằng đây là chế độ nhiều đảng phái trong chế độ chính trị chỉ có duy nhất một ĐCS cầm quyền. Đó là cái đa dạng trong cái một;một hiện hình ở trong tất cả. Chế độ chính trị đa đảng lấy học thuyết đa nguyên làm nền tảng tư tưởng và lí luận cho mình. Ở đấy các đảng phái bình đẳng ngang nhau trước pháp luật về mọi v/đ chính trị của đất nước; được quyền đưa người của mình ra tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, hoặc liên minh với các đảng phái khác để tham gia cầm quyền...Không được nhầm lẫn cái đa nguyên với cái đa dạng. Đây là điều còn rất nhiều người lẫn lộn
Trả lờiXóaHồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Văn Linh trước khi rời ghế TBT đã bắt ép Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội VN (là những đảng thành lập hồi 1946 - 1947 để cứu nguy cho ĐCS) "tự" giải tán . Ông Linh trước đó đi TQ, chấp nhận mọi yêu cầu của TQ, cho nên việc giải tán hai đảng này chắc cũng do Trung Cộng bày cho. Thế nhưng TC đểu ở chỗ cho đến nay họ vẫn giữ 8 đảng phi CS. Dù chỉ là hình thức nhưng có các đảng phi CS này thì ĐCSTQ vẫn không mang tiếng độc tài như ĐCSVN. Ý đồ TC đã rõ: họ muốn ĐCSVN bị cô lập hoàn toàn, cả bên ngoài lẫn bên trong, để còn mỗi chỗ dựa là TC, chỉ mỗi TC là "bạn" để cứ ngoan ngoãn nộp bắt nộp dần đất đai biển đảo cho TC.
Trả lờiXóaThì các đảng này cũng như hội cha mẹ HS trong trường học ấy mừ
Trả lờiXóa