Nếu tất cả chúng ta đều sinh ra tự do, nhưng đều phải phối hợp hành động để tồn tại, thì những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung là bắt buộc phải có. Vấn đề là chúng ta bắt buộc phải có những nguyên tắc, những khuôn khổ chung này bằng cách nào. Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng. Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa. Hiến pháp là đạo luật cơ bản với những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung nhất (kể cả những nguyên tắc, khuôn khổ hạn chế quyền tự do của cá nhân). Vì vậy, chúng ta chỉ có thể vẫn là những con người tự do nếu chúng ta được tự thỏa thuận về Hiến pháp. Nguyễn Sĩ Dũng |
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận.
Hiến pháp trước hết cần được nhìn nhận như một bản khế ước xã hội. Dưới đây là những lý do cơ bản vì sao.Trước hết, nếu tất cả chúng ta đều sinh ra tự do, nhưng đều phải phối hợp hành động để tồn tại, thì những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung là bắt buộc phải có. Vấn đề là chúng ta bắt buộc phải có những nguyên tắc, những khuôn khổ chung này bằng cách nào. Cách thứ nhất là chúng ta tự thỏa thuận về chúng. Cách thứ hai là chúng ta bị áp đặt về chúng. Theo cách thứ nhất, chúng ta vẫn tiếp tục là những con người tự do. Theo cách thứ hai chúng ta không còn là những con người tự do nữa. Hiến pháp là đạo luật cơ bản với những nguyên tắc, những khuôn khổ hành xử chung nhất (kể cả những nguyên tắc, khuôn khổ hạn chế quyền tự do của cá nhân). Vì vậy, chúng ta chỉ có thể vẫn là những con người tự do nếu chúng ta được tự thỏa thuận về Hiến pháp.
Thứ hai, một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt. Bạn yêu tha thiết đứa con của mình nhiều khi không hẳn chỉ vì nó xinh đẹp, mà chủ yếu là vì nó do bạn sinh ra. Thế thì Hiến pháp cũng vậy. Bản Hiến văn phải là đứa con tinh thần của chúng ta, là sự kết tinh của trí tuệ, đạo đức và văn hóa tâm linh của tất cả những công dân sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta sản sinh ra Hiến pháp, thỏa thuận với nhau về các quy định của Hiến pháp, về các quyền và nghĩa vụ của mình, thì chúng ta tuân thủ và đấu tranh đến cùng để bảo vệ Hiến pháp.
Ba là, chúng ta là gần 90 triệu người, 54 dân tộc, nhiều tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau. Chúng ta rất chung, mà cũng rất riêng. Lợi ích của chúng ta cũng có nhiều điểm rất chung và có những điểm rất riêng. Chỉ một bản khế ước xã hội với sự tham gia xây dựng và thỏa thuận của tất cả mọi người và giữa tất cả mọi người, cái chung và cái riêng của tất cả chúng ta mới được cân nhắc đủ thận trọng, đủ cân bằng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được khối đại đoàn kết của mình và có được sự phát triển bền vững, hài hòa. Không có Hiến pháp tốt một cách chung chung, chỉ có Hiến pháp tốt theo nghĩa được tuyệt đại đa số người Việt chúng ta chấp nhận.
Bốn là, với tư cách là một bản khế ước xã hội, Hiến pháp mới có thể tạo cho tất cả người Việt chúng ta một vị thế bình đẳng- bình đẳng với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả chúng ta đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được chúng ta phân chia quyền lực chỉ ở mức độ và trong phạm vi cần thiết để phụng sự cho công chúng. Nhà nước được chúng ta phân chia cho quyền lực và phải chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải Nhà nước ban phát quyền cho chúng ta và chúng ta phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng là lý do tại sao Hiến pháp thường quy định cụ thể hơn chế tài đối với các cơ quan Nhà nước hơn là các công dân.
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Vấn đề là những người này phải thể hiện bản hiến văn như một khế ước xã hội, và người dân phải được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và phê chuẩn bản hiến văn đó.
Thứ hai, một bản Hiến pháp chỉ thực sự hiệu năng khi nó trở thành một thứ “kinh thánh” thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Muốn được như vậy thì nó không thể bị áp đặt. Bạn yêu tha thiết đứa con của mình nhiều khi không hẳn chỉ vì nó xinh đẹp, mà chủ yếu là vì nó do bạn sinh ra. Thế thì Hiến pháp cũng vậy. Bản Hiến văn phải là đứa con tinh thần của chúng ta, là sự kết tinh của trí tuệ, đạo đức và văn hóa tâm linh của tất cả những công dân sống trên đất nước Việt Nam. Chúng ta sản sinh ra Hiến pháp, thỏa thuận với nhau về các quy định của Hiến pháp, về các quyền và nghĩa vụ của mình, thì chúng ta tuân thủ và đấu tranh đến cùng để bảo vệ Hiến pháp.
Ba là, chúng ta là gần 90 triệu người, 54 dân tộc, nhiều tôn giáo và thành phần xã hội khác nhau. Chúng ta rất chung, mà cũng rất riêng. Lợi ích của chúng ta cũng có nhiều điểm rất chung và có những điểm rất riêng. Chỉ một bản khế ước xã hội với sự tham gia xây dựng và thỏa thuận của tất cả mọi người và giữa tất cả mọi người, cái chung và cái riêng của tất cả chúng ta mới được cân nhắc đủ thận trọng, đủ cân bằng. Chỉ có như vậy, chúng ta mới củng cố được khối đại đoàn kết của mình và có được sự phát triển bền vững, hài hòa. Không có Hiến pháp tốt một cách chung chung, chỉ có Hiến pháp tốt theo nghĩa được tuyệt đại đa số người Việt chúng ta chấp nhận.
Bốn là, với tư cách là một bản khế ước xã hội, Hiến pháp mới có thể tạo cho tất cả người Việt chúng ta một vị thế bình đẳng- bình đẳng với nhau và bình đẳng với Nhà nước. Tất cả chúng ta đều có những quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhà nước được chúng ta phân chia quyền lực chỉ ở mức độ và trong phạm vi cần thiết để phụng sự cho công chúng. Nhà nước được chúng ta phân chia cho quyền lực và phải chịu trách nhiệm trước chúng ta, chứ không phải Nhà nước ban phát quyền cho chúng ta và chúng ta phải phục vụ Nhà nước. Đây cũng là lý do tại sao Hiến pháp thường quy định cụ thể hơn chế tài đối với các cơ quan Nhà nước hơn là các công dân.
Về mặt kỹ thuật, nói Hiến pháp là một khế ước xã hội, thì không có nghĩa là cả xã hội phải tham gia soạn thảo văn bản này. Việc soạn thảo Hiến pháp vẫn phải do giới tinh hoa của dân tộc đảm nhận. Vấn đề là những người này phải thể hiện bản hiến văn như một khế ước xã hội, và người dân phải được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến và phê chuẩn bản hiến văn đó.
[TS Nguyễn Sĩ Dũng hiện là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét