Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Cần nghiêm trị những kẻ phao tin đồn nhảm làm mất uy tín Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết

Bài 16:

Cần nghiêm trị những kẻ phao tin đồn nhảm làm mất uy tín Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Gần đây ở báo Đại Đoàn Kết xuất hiện nhiều tin đồn có ảnh hưởng tới uy tín của Đảng Đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).


Chẳng hạn như có thông tin cho rằng Đảng Đoàn MTTQVN đã thống nhất chủ trương “bật đèn xanh” cho ông Đinh Đức Lập, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết được phép tùy tiện thực hiện việc kỷ luật nặng những nhà báo đã có đơn tố cáo hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của chính ông Lập. Trong khi người bị tố cáo là ông Đinh Đức Lập chưa hề bị xử lý hình thức kỷ luật nào về mặt chính quyền. Điều đó có nghĩa là quá trình giải quyết tố cáo và xử lý các vi phạm bị tố cáo có liên quan tới ông Đinh Đức Lập về mặt pháp luật vẫn chưa kết thúc tại cấp chủ quản là UBTWMTTQVN.

Một thông tin khác thì cho rằng Đảng Đoàn MTTQVN có chủ trương không cung cấp các văn bản kết luận việc giải quyết tố cáo cho những người tố cáo và lưu trữ các văn bản này theo chế độ “bảo mật”. Tin đồn khác thì nói rằng Đảng Đoàn MTTQVN chủ trương từ nay không tiếp nhận và thụ lý đơn tố cáo ông Đinh Đức Lập nữa. Tất cả các đơn từ tố cáo ông Đinh Đức Lập gởi tới UBTWMTTQVN đều chuyển về cho ban biên tập báo Đại Đoàn Kết xử lý. Cũng có nghĩa là chuyển những đơn thư tố cáo ông Đinh Đức Lập về cho chính người bị tố cáo giải quyết (?). Trong trường hợp ban biên tập báo không xử lý được thì các bên cùng đưa nhau ra tóa án dân sự. Tất nhiên, trong đó có những đơn tố cáo và yêu câu bảo vệ người tố cáo về việc ông Đinh Đức Lập – tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, người đứng đầu Ban biên tập, đang ra sức trả thù, trù dập người tố cáo bằng rất nhiều hình thức từ “bần cùng hóa” người tố cáo cho tới cản trở công tác, điều chuyển thay đổi vị trí công tác vô nguyên tắc và tìm mọi cách đe dọa, thực hiện việc kỷ luật nặng nhất nhất người tố cáo một cách trái pháp luật. Theo Luật định, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về việc phải bảo vệ người tố cáo tránh khỏi sự trù dập, trả thù của người bị tố cáo.

Điều đáng nói là các tin đồn nói trên đều có vẻ như khá tương thích và “phụ họa” thêm cho những hành vi càn quấy, tùy tiện bất chấp pháp luật của ông Đinh Đức Lập.  Ông Lập hành xử thô bạo với những người tố cáo cứ như ông đã nhận được “mật lệnh” nào đó để có thể mặc sức chà đạp lên luật pháp Nhà nước cũng như các quy định của Đảng nhằm ra sức trả thù, trù dập những người tố cáo. 

Điển hình là việc ông Lập chỉ đạo ban hành các Thông báo “kết tội” những người tố cáo một cách vô căn cứ mới đây để yêu cầu những nhà báo nào phải làm kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật. Trong đó có căn cứ vào hai văn bản Kết luật số 42 và 43 của Đảng Đoàn MTTQVN kết luận việc giải quyết tố cáo mà cho tới nay những người tố cáo vẫn chưa nhận được theo quy định của pháp luật. Nếu căn cứ vào các Thông báo nói trên thì có chuyện nghịch lý xảy ra ở đây trong hành xử của Đảng Đoàn MTTQVN: người tố cáo không được cung cấp văn bản kết luận trong khi người bị tố cáo thì được cung cấp văn bản kết luận. Ông Lập cũng rất vội vàng, hấp tấp bất chấp các quy định, trình tự của pháp luật trong việc xử lý kỷ luật viên chức để “hạ quyết tâm” đặt “chỉ tiêu” phải ra quyết định kỷ luật cho bằng được những người tố cáo ngay trong tháng 4 này. Những diễn biến nói trên càng khiến cho nhiều người thêm hoang mang, không biết đâu là sự thật nữa, càng làm cho các tin đồn phát huy sức mạnh, như những con virus độc hại mất kiểm soát lan tỏa tràn lan  ảnh hưởng xấu tới uy tín của Đảng Đoàn MTTQVN.

Đảng Đoàn MTTQVN là một tổ chức thực thi trách nhiệm lãnh đạo của Đảng tại MTTQVN. Các thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN theo hiểu biết của chúng tôi đều là những vị lãnh đạo khả kính. Để có thể ngồi vào các vị trí quan trọng đó, các vị tất nhiên phải có năng lực trình độ và sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của Đảng. Càng đặc biệt hơn, khi các vị thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN vừa giữ vị trí quan trọng trong công tác Đảng vừa là các vị lãnh đạo của một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vốn rất coi trọng uy tín chính trị của tổ chức cũng như của từng cá nhân trong mọi hành xử, công tác của mình. Bởi vì, phương châm hàng đầu của công tác Mặt trận là vận động, thuyết phục nhân dân trên cơ sở uy tín, niềm tin được xây dựng bởi nền tảng luật pháp công khai, minh bạch và nền tảng đạo lý xã hội tốt đẹp yêu chuộng hòa bình, công bằng và lẽ phải của dân tộc ta.

Tôi nghĩ, các vị thành viên của Đảng Đoàn MTTQVN đều quán triệt sâu sắc tinh thần của Nghị quyết Trung ương IV mới đây rằng muốn tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng thì cần phải thực hiện nghiêm túc phương châm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh”, trong phê bình và tự phê bình, trong xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. 

Quy định số 94-QĐ-TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ngay ở điều đầu tiên đã nói rất rõ: “Tất cả đảng viên, nếu vi phạm trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; nói, viết và làm trái với quan điểm, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình; bản thân hoặc có con kết hôn với người nước ngoài mà không báo cáo đều phải xử lý kỷ luật theo quy định này”.  Điều 2 của Quy định 94 cũng nhấn mạnh: “Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị lĩnh vực công tác nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh... Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xoá tên; cấp uỷ viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xoá tên trong danh sách đảng viên... Đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không “xử lý nội bộ”;...”.
Việc “bảo mật” thông tin liên quan tới kết luận xử lý và giải quyết tố cáo được tin đồn cho là có chủ trương của Đảng Đoàn MTTQVN cũng là một một thông tin hết sức đáng ngờ và thiếu cơ sở pháp lý. Thực hiện Thông báo kết luận số 226-TB/TW, ngày 03/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, ngày 29/4/2009, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 19-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện Thông báo kết luận trên. Để thống nhất thực hiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 28/11/2011 hướng dẫn một số nội dung cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác này trong nhiệm kỳ 2011-2015. Trong đó có quy định rõ các nội dung tuyên truyền có liên quan tới kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng ở các địa phương, đơn vị góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nghị quyết của đảng bộ các cấp. Hướng dẫn số 02 còn quy định rất rõ về những nội dung được cung cấp thông tin cho báo chí một cách công khai như: “Kết quả giám sát, kết luận kiểm tra, xem xét thi hành kỷ luật đảng, gồm: kiểm tra đảng viên, tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; xem xét, thi hành kỷ luật đảng; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giám sát đảng viên và tổ chức đảng; kiểm tra tài chính đảng. Những tập thể và cá nhân đã có hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên do cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định và đồng ý cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 5, Điều 39 Điều lệ Đảng”. Hướng dẫn số 02 khẳng định quan điểm và mục tiêu của Đảng trong lĩnh vực này như sau: “Tiếp tục đổi mới việc tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tạo sự chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thức, biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng trong các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân”.
Trở lại Quy định 94 của Bộ Chính trị đã nói ở trên, quy định này đề cập tới rất rõ ràng và cụ thể các hành vi vi phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong đó có hành vi “Đe dọa, trấn áp, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại, tố cáo, người có  trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo”, phải xử lý kỷ luật đảng bằng hình thức khai trừ. Các hành vi như “Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm của mình mà còn quanh co, che giấu vi phạm; Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người thẳng thắn đấu tranh, tố cáo vi phạm hoặc cung cấp chứng cứ vi phạm”... cũng được xem là những tình tiết được xem xét để tăng mức kỷ luật”.
Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại, Luật Phòng chống tham nhũng... hiện đang có hiệu lực thi hành cũng có nhiều quy định rất rõ ràng, cụ thể về thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố cáo, khiếu nại và xử lý các hành vi, cá nhân, tổ chức vi phạm bị tố cáo, khiếu nại. Theo đó, trong trường hợp ông Đinh Đức Lập tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết bị tố cáo thì thẩm quyền và trách nhiệm phải tiếp nhận, xem xét, giải quyết tố cáo thuộc về lãnh đạo cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết chính là UBTWMTTQVM. Do đó, không thể có chuyện, UBTWMTTQVN nhận được đơn thư tố cáo ông Lập mà không tiếp nhận, không thụ lý, không xem xét giải quyết theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định mà lại trả về lại cho chính người bị tố cáo là ông Đinh Đức Lập xem xét giải quyết. Nếu hành xử như thế là vi phạm pháp luật cũng như vi phạm các quy định của Đảng về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Luật pháp hiện hành cũng như các quy định của Đảng hiện rất coi trọng việc khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người dân cũng như mọi đảng viên tích cực tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng, giám sát cán bộ, đảng viên có chức có quyền. Do đó, có nhiều quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước cụ thể vả rõ ràng để bảo vệ những người tố cáo một cách có hiệu quả nhất. Trong đó có các quy định nói về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có trách nhiệm phải bảo vệ người tố cáo tại mơi công tác, làm việc khi có yêu cầu. Nếu các tổ chức, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà từ chối không tiếp nhận cũng như không thực hiện trách nhiệm bảo vệ người tố cáo thì được xem là thiếu trách nhiệm, cố tình bao che cho người bị tố cáo trả thù trù dập  người tố cáo cũng phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật pháp cũng khuyến khích và yêu cầu các tổ chức, cơ quan, người có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhười tố cáo thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Theo các quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng, mọi công dân có thể tố cáo thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hình thức tố cáo thông qua các trang mạng thông tin điện tử. Các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền khi nhận được các thông tin tố cáo hành vi tham nhũng phải có trách nhiệm xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu. Cán bộ, công chức, viên chức biết được hành vi tham nhũng mà không báo cáo, người nhận được báo cáo về dấu hiệu tham nhũng mà không xử lý thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào các cơ sở pháp luật của Nhà nước và các quy định rất rõ ràng, nghiêm minh của Đảng về xử lý vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như uy tín chính trị của các thành viên Đảng Đoàn MTTQVN, tôi hoàn toàn không tin vào bất kỳ nội dung tin đồn nào đã nói trên đây. Tôi không tin Đảng Đoàn MTTQVN lại có thể đưa ra các chủ trương vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước để tự làm mất uy tín chính trị của mình. Nếu có chăng thì chỉ có thể là câu chuyện “cáo mượn oai hùm” chơi trò “rung cây nhát khỉ” của những người ham thích trả thù vì bị tố cáo hàng loạt các hành vi vi phạm. Chính những kẻ tham nhũng đang nắm giữ chức quyền trong tay đã lợi dụng tình hình thông tin về vụ việc xử lý tố cáo trong giai đoạn còn chưa kết thúc, nên chưa rõ ràng đã tung tin đồn nhảm nhằm tranh thủ, lạm dụng quyền hạn để nhanh chóng thực hiện việc trả thù, trù dập người tố cáo với động cơ cá nhân, thấp hèn bất chấp pháp luật và nguyên tắc Đảng.
Bằng chứng là, trước các hành xử hung hăng tổ chức thực hiện việc xử lý kỷ luật người tố cáo vội vội vàng vàng ở mức nặng nhất như lời ông Đinh Đức Lập từng đe dọa nhiều tháng qua, mới đây lãnh đạo MTTQVN đã có chỉ đạo khẩn cấp yêu cầu ông Lập và Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết phải ngừng ngay các hành vi tiến hành kỷ luật người tố cáo. Đồng thời, lãnh đạo cơ quan UBTWMTTQVN, là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo ông Đinh Đức Lập và có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo trong thời điểm hiện nay theo luật định) đã cho biết sắp tới lãnh đạo UBTWMTTQVN còn phải xem xét tiến hành kỷ luật về mặt chính quyền đối với ông tổng biên tập Đinh Đức Lập sau khi đã xử lý kỷ luật đảng.
Mặt dù ông Đinh Đức Lập đã lên lịch cho Hội đồng kỷ luật cơ quan báo Đại Đoàn Kết họp để kỷ luật những người tố cáo trong tháng 4/2013, ban biên tập báo Đại Đoàn Kết đã phải hủy bỏ ngay lập tức các cuộc họp này của hội đồng kỷ luật. Tuy vậy, bất chấp chỉ đạo của cấp trên,  ông Đinh Đức Lập tổng biên tập báo vẫn khăng khăng bằng bất cứ giá nào cũng phải áp đặt án kỷ luật cho bằng được những người đã tố cáo hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của ông trong suốt một năm qua trước khi ông phải lãnh án kỷ luật về mặt chính quyền của cấp có thẩm quyền là UBTWMTTQVN. Hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người tố cáo của ông Đinh Đức Lập cho tới nay là đã quá rõ ràng.
Điều đáng nói là để có thể tùy tiện thực hiện những hành vi trả thù, trù dập người tố cáo một cách sai trái, vi phạm pháp luật, ông Lập đã sử dụng nhiều “tiểu xảo” để đánh lừa dư luận. Ông Lập luôn hành xử theo kiểu cứ như ông đã và đang nhận được “mật lệnh” của một ai đó cho phép ông tùy tiện vi phạm pháp luật để thực hiện những ý đồ trả thù nhằm thỏa mãn tính kiêu căng và chủ nghĩa cá nhân. Nhiều tin đồn nhảm đã xuất hiện đúng lúc và không hiểu  vô tình hay cố ý đã góp phần phụ họa thêm, “hà hơi tiếp sức” cho các hành vi tùy tiện, sai trái nhằm trù dập, trả thù người tố cáo một cách dã man của ông Đinh Đức Lập. Nội dung của những tin đồn nhãm đó xem ra chỉ có lợi cho các hành xử sai trái và tùy tiện của ông Lập, ngoài ra đã làm ảnh hưởng cực kỳ xấu tới uy tín của Đảng Đoàn MTTQVN.
(Còn tiếp)
 Loạt bài “Những sai phạm có hệ thống của ông Đinh Đức Lập tại báo Đại Đoàn Kết”:

Bài 10: Chính ông Đinh Đức Lập mới là đối tượng có hàng loạt sai phạm cần phải đình chỉ công tác để xem xét kỷ luật

2 nhận xét:

  1. Đinh Đức Lập trước khi bị kỷ luật về mặt chính quyền chắc cố vớt vát trả thù 3 nhà báo đây. Thật là hèn hạ, tiểu khí. Hồi kết sắp đến.Mình rất tin 3 nhà báo sẽ thắng.

    Trả lờiXóa
  2. Chờ xem tin đồn đúng hay sai?

    Trả lờiXóa