Lời khuyên của Đức Dalai Lama dành cho Việt Nam
Với tiêu đề "Dalai Lama nói về căng thẳng Việt-Trung" đài BBC tiếng Việt ngày 27 / 9/ 2012 có đưa một tin đáng lưu ý. Đó là nôi dung bài nói chuyện của nhà lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ với một đoàn gồm 102 người thuộc Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club) tham dự buổi pháp thoại hôm 24/9/2012 tại Ấn Độ. (Xem tin đầy đủ tại đây)
Được biết đây là lần thứ hai Đức Dalai Lama từng giảng bài cho đoàn đến từ Việt Nam. Tháng 11 năm ngoái, tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala, Ấn Độ, Ngài cũng giảng bài cho hơn 120 người, trong đó có những sao Việt như diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Thanh Lam.
Có thể coi đây là một dịp tiếp xúc "bán chính thức" hiếm hoi giữa Tây Tạng và Việt Nam mà trong đó Nhà lãnh đạo Tây Tạng đã nói lên viễn kiến của mình, gồm cả những lời khuyên đối với Việt Nam liên quan vấn đề "nhậy cảm" là tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thiết nghĩ đây là những ý kiến khách quan vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính học thuật về triết lý và tôn giáo rất gần gũi đối với người Việt Nam để từ đó rút ra những bài học thiết thực trong bối cảnh tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt trong đối sách với Trung Quốc
Một là về việc xây đền chùa hay trung tâm nghiên cứu Phật giáo. Khi có người hỏi Đức Dalai Lama về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời ngỏ ý muốn mời Ngài ra xây đền ở một trong các đảo, Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi không đặc biệt ủng hộ việc xây tu viện hay đền thờ, tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học thuật, có thể làm trung tâm nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế tục.” Ngài nói thêm :“Nếu một trung tâm như vậy có thể thành lập, có lẽ tốt hơn là đặt ở Sài Gòn hay Hà Nội thay vì trên một trong các đảo này.”
Đây là một cách nhìn đầy tính thực tế và thực dụng của Đức Dalai Lama dù đó là lĩnh vực tâm linh cao cả. Ngài không chỉ đề cao công tác đào tạo về Phật pháp mà còn gián tiếp phê phán sự kém hiệu quả của những ngôi chùa tốn kém mà Việt Nam đang xây lên ở Trường Sa. Phải chăng đó lại là sai lầm do lối tư duy "đền thờ miếu mão hoành tráng" từ đất liền nay lan ra biển đảo? Liệu quân xâm lược sẽ dừng bước trước những đền thờ ấy hay chỉ là một sự lãng phí?
Đây là một cách nhìn đầy tính thực tế và thực dụng của Đức Dalai Lama dù đó là lĩnh vực tâm linh cao cả. Ngài không chỉ đề cao công tác đào tạo về Phật pháp mà còn gián tiếp phê phán sự kém hiệu quả của những ngôi chùa tốn kém mà Việt Nam đang xây lên ở Trường Sa. Phải chăng đó lại là sai lầm do lối tư duy "đền thờ miếu mão hoành tráng" từ đất liền nay lan ra biển đảo? Liệu quân xâm lược sẽ dừng bước trước những đền thờ ấy hay chỉ là một sự lãng phí?
Hai là về thái độ trong đấu tranh với người TQ. Theo Ngài, giận dữ không đem lại kết quả với người Trung Quốc.“Tốt hơn là tìm cách gây ảnh hưởng bằng phương cách thân thiện, dĩ nhiên có thể làm điều này từ vị thế cứng cỏi”. Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi “Trung Quốc định dạy Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi”.
Ý kiến này rất bổ ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi mà dân chúng rất căm giận, nhưng "một bộ phận không nhỏ" quan chức lo làm giàu hoặc lý do nào đó thường tỏ ra thờ ơ, vô cảm, thậm chí yếu hèn trước hành động lấn lướt của đối phương . Kết cục là, đất nước thiếu vai trò của thủ lĩnh đủ sáng suốt và quả cảm để tập họp lực lượng đoàn kết dân tộc nhằm đối phó với TQ trên "một vị thế cứng cõi" như gợi ý của Dalai Lama. Xin nhắc lại: cứng cõi, chứ không phải kéo léo và uốn éo!, vì không phải ngẫn nhiên mà Ngài đã nhắc lại hai lần từ "cứng cõi" khi nói ra ý này. Thiết nghĩ nhân dân sẽ bớt căm giận theo cảm tính nếu lãnh đạo (thủ lĩnh) của họ cứng cõi lên. Đó là quy luật. Người lãnh đạo chớ nên bao giờ đổ lỗi nhân dân vì họ căm thù địch., trái lại nên coi đó là chỗ dựa để lãnh đạo thêm cứng cõi.
Ý kiến này rất bổ ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi mà dân chúng rất căm giận, nhưng "một bộ phận không nhỏ" quan chức lo làm giàu hoặc lý do nào đó thường tỏ ra thờ ơ, vô cảm, thậm chí yếu hèn trước hành động lấn lướt của đối phương . Kết cục là, đất nước thiếu vai trò của thủ lĩnh đủ sáng suốt và quả cảm để tập họp lực lượng đoàn kết dân tộc nhằm đối phó với TQ trên "một vị thế cứng cõi" như gợi ý của Dalai Lama. Xin nhắc lại: cứng cõi, chứ không phải kéo léo và uốn éo!, vì không phải ngẫn nhiên mà Ngài đã nhắc lại hai lần từ "cứng cõi" khi nói ra ý này. Thiết nghĩ nhân dân sẽ bớt căm giận theo cảm tính nếu lãnh đạo (thủ lĩnh) của họ cứng cõi lên. Đó là quy luật. Người lãnh đạo chớ nên bao giờ đổ lỗi nhân dân vì họ căm thù địch., trái lại nên coi đó là chỗ dựa để lãnh đạo thêm cứng cõi.
Ba là về sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trong buổi giảng, Đức Dalai Lama bày tỏ ngưỡng mộ dành cho kinh tế học Marxist, đặt biệt là tư tưởng phân chia của cải đồng đều. Ngài nhấn mạnh mình phản đối chủ nghĩa toàn trị. Ngài nói mặc dù mình có thể là một người Marxist, nhưng Ngài không đi theo chủ nghĩa cộng sản do Lenin áp đặt. Theo ngài, mặc dù chủ nghĩa Marx không nói về kiếp trước đời sau nhưng có chia sẻ với Phật giáo ở niềm tin rằng định mệnh do con người làm chủ. Một xã hội hạnh phúc phải do chính con người tạo dựng, không phải chỉ qua cầu nguyện mà bằng hành động”.
Ý kiến này của Ngài Dalai Lama cũng khá phù hợp với hiện tình của Việt Nam khi mà sự khủng hoảng lòng tin (vào CN Marx-Lenin) "đang bị đe dọa sự tồn vong của chế độ" (theo tinh thần NQ TW4). Thực tế cho thấy ngày càng nhiều người Việt Nam, kể cả cán bộ đảng viên trở nên mê tín (chứ không phải tín ngưỡng lành mạnh) chỉ lo cúng bái cầu may trong những cuộc làm ăn dối trá và tham nhũng. Đáng lẽ kịp thời rút kinh nghiệm và cắt nghĩa rõ ràng, minh bạch về mức độ đúng /sai trên lý thuyết và thực hành để cùng toàn dân tìm cách khắc phục thì các bậc thầy lý luận của đất nước vẫn bám chặt vào cái đã lỗi thời và để mặc nhân dân tự suy diễn, đoán non đoán già sinh ra chán nản, mất lòng tin... Thật oan uổng cho ông Carl Marx, nhưng lại càng đáng tiếc hơn cho sự luẩn quẩn của Việt Nam.
Không ngờ Đức Dalai Lama dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này đến vậy!
Ý kiến này của Ngài Dalai Lama cũng khá phù hợp với hiện tình của Việt Nam khi mà sự khủng hoảng lòng tin (vào CN Marx-Lenin) "đang bị đe dọa sự tồn vong của chế độ" (theo tinh thần NQ TW4). Thực tế cho thấy ngày càng nhiều người Việt Nam, kể cả cán bộ đảng viên trở nên mê tín (chứ không phải tín ngưỡng lành mạnh) chỉ lo cúng bái cầu may trong những cuộc làm ăn dối trá và tham nhũng. Đáng lẽ kịp thời rút kinh nghiệm và cắt nghĩa rõ ràng, minh bạch về mức độ đúng /sai trên lý thuyết và thực hành để cùng toàn dân tìm cách khắc phục thì các bậc thầy lý luận của đất nước vẫn bám chặt vào cái đã lỗi thời và để mặc nhân dân tự suy diễn, đoán non đoán già sinh ra chán nản, mất lòng tin... Thật oan uổng cho ông Carl Marx, nhưng lại càng đáng tiếc hơn cho sự luẩn quẩn của Việt Nam.
Không ngờ Đức Dalai Lama dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này đến vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét