Dù không mấy thiện cảm với ông, tờ New York Times cũng từng nói rằng “Noam Chomsky có lẽ là nhà trí thức lớn nhất hiện đang còn sống”. Là nhà ngữ học từng tạo cách mạng trong bộ môn này, Chomsky được thế giới biết đến nhiều hơn vì sự phê phán quyền lực của ông bắt nguồn từ truyền thống tự do tư tưởng, vì thái độ sẵn sàng dùng ngòi bút không phải để quậy vào vết thương kẻ khác, vì những phẩm bình đáng ngại ông luôn nhắm vào “giới tăng lữ thế tục” (clergé séculier) là các trí thức và nhà báo".
Tôi còn nhớ một trong những câu nói nổi tiếng của ông như sau: "Khi chúng ta chối bỏ quyền tự do ngôn luận của những người mà chúng ta khinh ghét thì đồng thời chúng ta cũng chối bỏ quyền tự do ngôn luận nói chung". Noam Chomsky sinh ngày 7-12-1928.
NGUYỄN ĐỨC DÂN
Ngày 18-10-2005, trong cuộc bầu chọn Những người trí tuệ trên thế giới do tạp chí Prospectcủa Anh thực hiện, Noam Chomsky đã được chọn là “người có trí tuệ nhất thế giới”. Vậy Noam Chomsky là ai?
Đôi dòng tiểu sử
Avram Noam Chomsky sinh ra trong một gia đình trí thức Nga gốc Do Thái. Ông sinh ngày 7-12-1928, tại East Oak Lane, vùng ngoại ô Philadelphia, bang Pennsylvania, Mĩ. Cha ông là William Chomsky, trốn quân dịch Sa hoàng và di cư khỏi Nga năm 1913, là một học giả tiếng Hebrew.
Mẹ ông, Elsie Chomsky (tên thời con gái là Simonofsky) cũng gốc Nga nhưng sinh ra và lớn lên ở Mĩ, nói tiếng Anh giọng New York. Tiếng mẹ đẻ của bố mẹ ông là Yiddish, nhưng trong gia đình lại không dùng thứ tiếng này. Noam trong tiếng Hebrew có nghĩa là “hài lòng”.
Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1945, Chomsky học hành khá lang bang tại Đại học Philadelphia. Đầu tiên ông quan tâm tới tình hình chính trị ở Trung Đông hơn cả việc học đại học. Ông từng có ý định thôi học để đi Palestine. Tìm cách khuyên can con, cha ông giới thiệu với Zellig Harris, lúc đó cũng rất quan tâm tới chính trị. Thế là chàng thanh niên Chomsky quyết định ở lại Philadelphia học ngôn ngữ học với Z. Harris. Quan điểm chính trị của Z. Harris đã ảnh hưởng sâu đậm tới quan điểm của N. Chomsky sau này.
Năm 1949, Chomsky kết hôn với nhà ngôn ngữ học Carol Schattz. Họ có 3 con, hai gái: Aviva (sinh 1957) và Diane (sinh 1960) và một trai: Harry (sinh 1967).
Đóng góp ngôn ngữ học
Trong quá trình nghiên cứu “Phương pháp ngôn ngữ học cấu trúc” của Harris (x. Harris, 1951) ông đã tìm ra phương pháp hình thức hoá chúng một cách triệt để. Từ 1955, ông đã hoàn thành công trình Cấu trúc logic của lí thuyết ngôn ngữ dày trên 900 trang [A, 1975a]. Chương Phương pháp phân tích biến đổi của sách này được đệ trình làm luận án tiến sĩ. Phương pháp biến đổi của N. Chomsky khác với phương pháp biến đổi của Z. Harris ở điểm căn bản sau: Quy tắc biến đổi của Harris là hai chiều, nghĩa là nếu cấu trúc A biến đổi thành cấu trúc B thì B cũng biến đổi thành A (A ↔ B).Với Chomsky, chỉ có biến đổi một chiều. Ông đỗ tiến sĩ nhưng bị đánh giá khá xoàng. Một giáo sư phản biện viết: ‘Tôi không biết luận án này thuộc lĩnh vực gì, nhưng chắc chắn đây không phải là ngôn ngữ học’. Thế là trong một hai năm tiếp theo, các toà soạn và nhà xuất bản trả lại bản thảo luận án và các bài báo của ông. Dù sao, nhờ M. Halle và R. Jacobson mà Chomsky được một chân dạy tiếng Pháp và tiếng Đức cho cán bộ khoa học - kĩ thuật ở học viện MIT (Massachusetts Institute of Technology). Năm 1961, ông được phong Giáo sư Khoa Ngôn ngữ hiện đại và Ngôn ngữ học (nay là Khoa Ngôn ngữ học và Triết học). Ông đã dạy ở MIT suốt hơn nửa thế kỉ qua.
Năm 1957, NXB Mouton (Hà Lan) in cho ông quyểnSyntactic Structures. Robert Lees, một học trò của ông, đã viết một bài dài hơn 30 trang giới thiệu và bình luận quyển sách này trên tạp chíLanguage (1960). Nhờ đó mà thế giới biết tới ông. Cho đến nay, đây vẫn là công trình được nhiều người biết nhất của N. Chomsky. Trong sách này có một câu rất nổi tiếng minh hoạ cho quan niệm về ‘tính ngữ pháp’ của ông: Colorless green ideas sleep furiously (Những tư tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ), một câu vô nghĩa chỉ có thể xuất hiện trong một bài thơ siêu thực vẫn có thể có tính ngữ pháp.
Ngữ pháp tạo sinh
Cách tiếp cận cú pháp của N. Chomsky, thường mang tên ngữ pháp tạo sinh – GG (generative grammar), mặc dù rất phổ biến ở Mĩ và một chừng mực nào đó ở Pháp nhưng lại khó khăn với những nhà nghiên cứu ở ngoài Mĩ, bởi cách phân tích cú pháp đó rất trừu tượng. Nó dựa trên những nghiên cứu công phu về ranh giới giữa những cấu trúc ngữ pháp và phi ngữ pháp trong một ngôn ngữ. Những nghiên cứu này, như N. Chomsky từng nói, dựa trên những quan sát kĩ lưỡng một số lượng khổng lồ các ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau suốt từ 1949 đến nay. Những phán xét về tính ngữ pháp chỉ có thể thực hiện một cách chính xác bởi những người bản ngữ. Vì những lí do ngữ dụng các nhà ngôn ngữ học thường nhấn mạnh tới tiếng mẹ đẻ của họ hay ngôn ngữ mà họ chịu ảnh hưởng, như Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Ý, Nhật, Trung Quốc… khi giải thích và phát triển lí thuyết này.
Đôi khi những phân tích của GG không thành công ở ngôn ngữ mà trước đó chưa được nghiên cứu. Khi số lượng các ngôn ngữ được khảo sát tăng lên cũng dẫn tới nhiều thay đổi của GG và sự khẳng định về tính phổ quát ngôn ngữ học đã trở nên vững chắc hơn nhiều.
Về phổ quát ngôn ngữ, Joseph Greenberg nổi tiếng với công trình được nghiên cứu công phu qua rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Các ngôn ngữ được phân loại theo những loại hình khác nhau, trong đó có loại hình về trật tự từ [Greenberg, 1966]. Cách tiếp cận của N. Chomsky lại theo hướng đưa ra giả thuyết bẩm sinh ngôn ngữ. Trẻ em được giả định là có năng lực bẩm sinh (innate knowledge) về những cấu trúc ngữ pháp cơ bản chung cho các ngôn ngữ tự nhiên. Tức là, ngôn ngữ nào cũng chứa đựng một số hữu hạn những thành tố giống nhau. Tri thức bẩm sinh này thường mang tên ngữ pháp phổ quát. Đó là một ngữ pháp hình thức có “tính tạo sinh” (productivity): Với một tập hữu hạn các quy tắc ngữ pháp và một tập hữu hạn các từ ngữ, con người có thể tạo ra vô hạn các câu, kể cả các câu mà chưa bao giờ họ nói hoặc nghe thấy.
Cơ chế này được những người bản ngữ kiểm chứng qua thời gian, từ 1949 đến nay. Số lượng ngôn ngữ được kiểm chứng tăng lên rất nhiều. Có những bất ngờ. Một trong những ví dụ thú vị là về trật tự từ. Vào thập niên 90 thế kỉ trước, Richard Kayne, một nhà nghiên cứu nổi tiếng theo trường phái Chomsky đã chứng minh rằng, tất cả các ngôn ngữ đều có cấu trúc chìm (underlying structure) theo trật tự S – V – O [Kayne, 1994], một điều không chấp nhận được vào thập niên 60 thế kỉ trước. Đến nay, giới ngôn ngữ học Việt Nam cũng vẫn bất ngờ với kết luận này.
Năm 1979, N. Chomsky trình bày tại Hội nghị Ngôn ngữ học thế giới GLOW (Generative Linguistics in the Old World) diễn ra ở Đại học Sư phạm Pisa (Ý) cách tiếp cận P&P về ngôn ngữ (The Principles and Parameters approach – Những nguyên lí và tham biến), báo cáo này thường mang tên The Pisa Lectures, sau này được gọi là Lí thuyết G&B(Chi phối và Gắn kết - Government and Binding theory) [1981]. Trong những năm cuối thập niên 60 thế kỉ XX, một số quy tắc trong lí thuyết chuẩn (Standard Theory - tên gọi cho công trình Aspects of the Theory of Syntax, 1965)không giải thích được một số vấn đề ngữ nghĩa nên đã được điều chỉnh lại và mang tên Lí thuyết chuẩn mở rộng (Extended Standard Theory). Tiếp đến, đầu thập kỉ 70 với một số điều chỉnh mang tên ‘phạm trù rỗng’ (empty categories), lí thuyết ‘thanh chắn – X’ (X-bar theory), ‘cấu trúc chìm và cấu trúc nổi’ (D- and S-structures), và những điều kiện biểu hiện như ‘bộ lọc Cách’ (Case filter) lại dẫn đến Lí thuyết chuẩn mở rộng nhìn lại (Revised Extended Standard Theory) làm cho mô hình ngữ pháp trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Lí thuyết Chi phối và Gắn kết đã điều chỉnh về cơ bản lí thuyết ngôn ngữ học tạo sinh trước đó, là bước tiếp theo của N. Chomsky hướng tới một ngữ pháp phổ quát (Universal Grammar).
Năm 1993, N. Chomsky có bài “A minimalist program for linguistic theory” in trong The view from Building 20: Essays in linguistics in honor of Sylvain Bromberger [MIT Press, p. 1-52], sau xuất bản thành sách The Minimalist Program[1995]. Đây là điều chỉnh cuối cùng về ngữ pháp phổ quát của Chomsky: Chương trình MP nhằm phát triển lí thuyết ngữ pháp chứ không phải là một lí thuyết. MP đưa ra một cách tiếp cận tối thiểu với những công cụ mang tính kĩ thuật cho những nguyên lí và tham biến được phát triển trong thập kỉ 80, cách tiếp cận gợi ý rằng tồn tại một tập cố định những nguyên lí có giá trị với mọi ngôn ngữ cho phép tác động tới một tập hợp hữu hạn những nút bấm lưỡng phân (t.l, những tham biến) là có thể miêu tả được những tính chất đặc trưng cho hệ thống ngôn ngữ mà trẻ em có được.
Trong MP, Chomsky đưa ra hai luận điểm cơ bản. Sự tiết kiệm trong quá trình tạo câu (derivation) và sự tiết kiệm trong quá trình biểu hiện câu (representation). Ở đây có hàng loạt cách tân mang tính kĩ thuật trong tiếp cận ngữ pháp. Ông khái quát hoá lí thuyết thanh chắn – X thành khái niệm BPS – cấu trúc cú đoạn chủ yếu (Bare Phrase Structure) ở 4 điểm quan trọng: a) Câu được phái sinh tường minh, biểu hiện từ dưới - lên chứ không từ trên - xuống như trong lí thuyết thanh chắn – X; b) Cấu trúc câu là không được nhận biết trước; c) Chỉ có hiện tượng rẽ nhánh lưỡng phân chứ không chấp nhận cả rẽ nhánh đơn phân (unary branching) như ở lí thuyết thanh chắn –X; d) Không phân biệt điểm đầu (head) và điểm cuối (terminal) như có trong lí thuyết thanh chắn – X. Trong BPS có hai tác tử cơ bản: Merge là tác tử ánh xạ lên hai đối tượng (khi hai từ đứng cạnh nhau thì tạo ra nghĩa mới như thế nào), và Movelà tác tử khiến một từ chuyển dịch từ chủ thể - đối tượng này sang chủ thể - đối tượng khác.
- Đơn giản hoá hai mức độ biểu hiện trong mô hình ngữ pháp bằng cách loại đi sự phân biệt giữa cấu trúc chìm và cấu trúc nổi bằng cách tiếp cận phái sinh tường minh hơn.
- Loại bỏ khái niệm chi phối (government).
- Đưa vào một điểm đơn, gọi là Spell-Out, về tương tác cú pháp trong nói năng.
- Sự phái sinh cú pháp được thực hiện một cách rõ ràng qua những trạng thái được gọi là phases.
- Loại bỏ khái niệm chi phối (government).
- Đưa vào một điểm đơn, gọi là Spell-Out, về tương tác cú pháp trong nói năng.
- Sự phái sinh cú pháp được thực hiện một cách rõ ràng qua những trạng thái được gọi là phases.
Đóng góp tâm lí học
Những công trình ngôn ngữ học của N. Chomsky đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lí học và những hướng phát triển cơ bản của nó trong thế kỉ 20. Lí thuyết về ngữ pháp phổ quát của ông và một hệ luận của nó là vấn đề trẻ em học ngôn ngữ như thế nào, được xem là thách đố trực tiếp với những lí thuyết hành vi luận đã biết. Nhiều nguyên lí cơ bản của Chomsky đã được một số trung tâm tâm lí học chấp nhận.
Năm 1959, Chomsky viết bài “B.F. Skinner's Verbal Behavior“ bình luận về cuốn sách Verbal Behavior của B. F. Skinner. Bài này đã tấn công mạnh mẽ vào khái niệm cơ bản ‘tâm lí hành vi’ của B.F.Skinner. Bài này được nhìn nhận là một cột mốc cho cuộc ‘cách mạng tri nhận’, làm nên sự thay đổi tận gốc rễ tâm lí học Mĩ từ thập kỉ 50 tới thập kỉ 70 thế kỉ trước, từ hành vi nguyên thuỷ tới tri nhận nguyên thuỷ. Và Chomsky được coi là một trong những người tiên phong trong cuộc cách mạng tâm lí học theo hướng nghiên cứu tâm lí học tri nhận.
Trong Cartesian Linguistics [1966] và những bài viết sau đó, sự trình bày về năng lực ngôn ngữ của con người đã trở thành khuôn mẫu cho một số khảo cứu trong lĩnh vực tâm lí học. Nhiều khái niệm tâm lí học hiện nay về trí não hoạt động như thế nào bắt nguồn trực tiếp từ đây. Ba điểm then chốt là: Một, trí não (the mind) là ‘tri nhận’, hay là con đường chung để hiểu trí não là thừa nhận rằng chúng chứa đựng những đối tượng như niềm tin, sự ngờ vực, và những trạng thái tinh thần (mental) vô thức khác; Hai, phần lớn những điều mà trí não một người trưởng thành có được là ‘bẩm sinh’. Trong khi không một đứa trẻ nào sinh ra có thể nói được một ngôn ngữ thì chúng có đầy đủ mọi khả năng học nhanh chóng nhiều ngôn ngữ ở giai đoạn đầu đời. Điều này được các nhà tâm lí học mở rộng ra ngoài địa hạt ngôn ngữ; Ba, Chomsky đưa ra khái niệm ‘modularity’ (tính cấu thành bộ phận) về trí não: Trí não gồm các hợp thành bộ phận, có những tập con với các dòng hữu hạn tương tác thông tin nội bộ (inter-communication). Điều này hoàn toàn đối lập với quan điểm cũ là bất kì mảng thông tin nào trong trí não cũng được ghi nhận qua một quá trình tri nhận khác.
Quan điểm và hoạt động chính trị – N. Chomsky và Việt Nam
N. Chomsky là gương mặt nổi bật nhất của những nhà chính trị Mĩ cấp tiến. Trong Từ điển các nhà triết học Mĩ hiện đại [Trd, 2009], Chomsky được coi là “một trong những người phê bình cánh tả có ảnh hưởng nhất tới chính sách ngoại giao Mĩ”. Ông tham gia nhiều hoạt động chính trị và viết rất nhiều sách, nhiều bài trên các tạp chí về vấn đề này. Ông là uỷ viên hội đồng (Senior Scholar) của Viện nghiên cứu chính trị (Institute for Policy Studies). Vài năm trước đây, trong một cuộc bình chọn 11 người xứng đáng đứng đầu một nhà nước toàn cầu (global government), ông được xếp hạng 4 (sau Nelson Mandela, Bill Clinton và Đạt Lai Lạt Ma). Ông nổi tiếng thế giới về những quan điểm chính trị. Những phê bình liên tục và vang dội của ông có ảnh hưởng to lớn tới chính sách đối ngoại của Mĩ. Những người đứng đầu chính quyền Mĩ coi ông là một gương mặt phản kháng. Thậm chí Chomsky từng nhận được những lời đe doạ tính mạng vì phê phán chính sách đối ngoại của Mĩ. Ông quan tâm tới nhiều lĩnh vực khác nhau: chủ nghĩa khủng bố, vấn đề toàn cầu hoá, chủ nghĩa xã hội, truyền thông đại chúng, vấn đề Trung Đông, phê bình giới trí thức, nhất là trí thức Mĩ và Pháp...
Đặc biệt, N. Chomsky là người đứng đầu phản kháng cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam với tập tiểu luận nổi tiếng “Trách nhiệm của người trí thức” [B,1967]. Ông đã từng tham gia biểu tình tuần hành chống chiến tranh ở Việt Nam. Mùa xuân 1972, Chomsky trình bày về nguồn gốc cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước Ủy ban Quan hệ đối ngoại của Thượng viện Mĩ do J. William Fulbright là chủ tịch. Ngày 10-4-1970, Chomsky trong đoàn đại biểu trí thức Mĩ 3 người sang thăm Việt Nam (Lúc đó tên ông được báo Nhân Dân phiên là “Nô-am Trom-xki”, và trong một bài khác sau đó một thời gian được phiên là “No-am Sôm-xki”). Trong bài phát biểu trên Đài Tiếng nói Việt Nam ngày 13-4-1970, N. Chomsky nói ông ‘kính trọng nhân dân Việt Nam đã có thể bảo vệ mình, chống lại cuộc tấn công tàn bạo, đồng thời có những thành quả lớn lao trong việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa’. Ông đã gặp gỡ, trao đổi với Tổng Bí thư Lê Duẩn, bày tỏ ủng hộ đường lối chính trị của Việt Nam. Ông trình bày lí thuyết ngôn ngữ học của mình tại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong buổi đó, có một chi tiết thú vị như sau: Người phiên dịch tiếng Anh rất lúng túng, không dịch được những điều ông nói. Lúc ấy bỗng có một ông già lững thững đi từ phía dưới lên dịch thay. Chomsky chắc ông này dịch chính xác vì mỗi khi nói xong ông ấy dịch ngay rất lưu loát và lại nghe những tiếng “ồ, à” tán thưởng từ cử toạ. Chomsky rất bất ngờ vì lúc đó ở Việt Nam đã có người hiểu ông đến như vậy. Sau đó càng bất ngờ hơn khi Chomsky biết “ông già” này là Bộ trưởng Bộ Đại học & THCN: GS Tạ Quang Bửu.
Phương pháp tiếp cận khoa học – Ảnh hưởng của N. Chomsky
Chomsky coi khoa học là những nghiên cứu giải thích. Ông bác bỏ quan điểm phân loại luận trong khoa học, nghĩa là nghiên cứu khoa học không phải là lập ra một danh sách phân loại những sự kiện hay là những giải thích chúng theo một cơ cấu máy móc [Năm 1942, nhà ngôn ngữ học theo trường phái cấu trúc cổ điển Charles F. Hockett (1916 – 2000) từng viết rằng ‘ngôn ngữ học là khoa học phân loại’].
Ông coimột số những phê bình của những người được gọi là hậu - cấu trúc hay hậu hiện đại là không có ý nghĩa gì. Ông lấy làm thất vọng khi đọc những công trình mù mờ, rối rắm của trường phái hậu - cấu trúc hoặc hậu hiện đại đến nỗi ‘mắt đờ đẫn ra’ (my eyes glaze over). Điều này không giống với những chứng minh rắc rối, phức tạp trong toán học hay vật lí. Ông không hiểu chi tiết nhưng tin những chứng minh đó đúng và nhà khoa học có thể giải thích để ông hiểu cốt lõi của vấn đề là gì. Theo ông, điều quan trọng đối với một công trình khoa học là luận giải tường minh. Khoa học nói về những điều rất đơn giản và đặt ra những câu hỏi hóc búa chưa có những câu trả lời thoả đáng. Theo ông, nhiều công trình khoa học chỉ mới nắm bắt được những điều ngoài rìa, chưa đi vào bản chất sự kiện. Phần lớn những công trình khoa học của ông là những giả thuyết.
Chomsky đã có ảnh hưởng rất lớn đến khuynh hướng ngôn ngữ học thế giới nửa cuối thế kỉ 20. John Searle đã từng viết bài “Cuộc cách mạng trong ngôn ngữ học của Chomsky” (Chomsky's Revolution in Linguistics, trên The New York Review of Books, 29-6-1972) dài gần 11.300 từ,đánh giá những cống hiến vĩ đại và tầm ảnh hưởng to lớn của Chomsky về ngôn ngữ học và tâm lí học.
Tiếng Anh có từ chomskyan, có nghĩa là “những người theo trường phái ngôn ngữ học Chomsky”. Nhưng Chomsky lại không ưa thuật ngữ này.
Những mô hình Chomsky đã trở thành cơ sở lí thuyết cho hàng loạt lĩnh vực khác nhau
Chỉ với một bài Ba mô hình miêu tả ngôn ngữ [A,1956], N. Chomsky đã để lại dấu ấn sâu sắc và được coi là giáo trình nền tảng trong lĩnh vực khoa học máy tính vì đã cung cấp những kiểu ngôn ngữ hình thức khác nhau. Bài này đề cập tới 3 loại ngôn ngữ hình thức khác nhau được phân theo tầng bậc để miêu tả ngôn ngữ tự nhiên, cấp độ sau miêu tả mạnh hơn và bao chứa cấp độ trước. Đó là: 1) Ngữ pháp các trạng thái hữu hạn. Mô hình này được xây dựng theo lí thuyếtôtômát hữu hạn trạng thái của nhà toán học Nga A. Markov; 2) Ngữ pháp các thành tố trực tiếp, còn gọi là ngữ pháp cấu trúc cú đoạn (phrase structure grammar); Mô hình này xây dựng các quy tắc viết lại theo phương pháp suy luận của Post trong lí thuyết ôtômát. 3) Ngữ pháp biến đổi (transformational grammar), về sau được gọi là ngữ pháp tạo sinh. Chính Chomsky đã lưu ý, một số phương diện của ngôn ngữ tự nhiên đòi hỏi những mô hình ngôn ngữ phức tạp hơn. Ở Việt Nam, ba mô hình này đã được Nguyễn Đức Dân giới thiệu [NĐD, 1977].
Donald Knuth, một chuyên gia lừng danh về khoa học máy tính, tiết lộ: Năm 1961, khi hưởng tuần trăng mật ông đọc quyển Syntactic Strctures. Chínhlí thuyết toán học về các ngôn ngữ nảy ra hàng loạt điều trực cảm tuyệt vời giúp ông viết ra những chương trình máy tính.
Sự phân tầng ngôn ngữ này cũng được các nhà toán học tổ hợp quan tâm.
Cũng từ sự phân tầng này đã nảy sinh một số luận điểm trong cuộc cách mạng tâm lí học.
Niels K. Jerne, người nhận giải Nobel Y học 1984, đã dùng mô hình tạo sinh của N. Chomsky để giải thích hệ thống miễn dịch của con người. Theo ông, có một ‘ngữ pháp tạo sinh của hệ miễn dịch’: các bộ phận hợp thành của ngữ pháp tạo sinh… được coi như những đặc trưng khác nhau trong cấu trúc protein.
Ở Đại học Columbia , khi nghiên cứu sự tiếp nhận ngôn ngữ loài vật của con tinh tinh (chimpazee) người ta thấy rằng năng lực ngôn ngữ bẩm sinh chỉ có ở loài người. Họ bèn lấy tên N. Chomsky để đặt cho hiện tượng này: Nim Chimpsky
Một điểm nhấn trong những công trình về chính trị của N. Chomsky là phân tích xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, đặc biệt là ở Mĩ, về cấu trúc, về những ràng buộc và sự tiếp nhận chúng trong vai trò biện hộ cho những đại doanh nghiệp và lợi ích của chính quyền. Công trình cộng tác với Edward S. Herman Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media [B,1988, 2002] đã gây tiếng vang lớn. Ở đó đã phân tích sâu sắc và được minh hoạ qua hàng loạt ví dụ về ‘mô hình tuyên truyền’ (propaganda model) với 5 ‘bộ lọc’ (five ‘filters’) gây ra xu hướng tiếp nhận sai lệch nhằm tạo sự đồng thuận qua những tin tức truyền thông. Có những dẫn chứng hùng hồn cho mô hình này trong việc báo chí đưa tin về Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của chúng ta (báo chí Mĩ gọi là Tet Offensive).
N. Chomsky là người luôn luôn bảo vệ mạnh mẽ quan điểm khoa học của mình. Ông từng có các cuộc tranh luận về ngôn ngữ học, về triết học, về tâm lí học và về chính trị với nhiều học giả, như Jean Piaget, Michel Foucault, William F. Buckley, Christopher Hitchens [6 cuộc]; George Lakoff, Richard Perle, Hilary Putnam, Willard Quine; Alan Dershovitz.
Ghi nhận về N. Chomsky
Ông đã giảng dạy và thuyết trình ở rất nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới.
N. Chomsky cũng nhận được hàng loạt bằng tiến sĩ danh dự của các trường đại học trên thế giới như:
N. Chomsky cũng nhận được hàng loạt bằng tiến sĩ danh dự của các trường đại học trên thế giới như:
○ University of London
○ University of Chicago
○ Loyola University of Chicago
○ Swarthmore College
○ University of Delhi
○ Bard College
○ University of Massachusetts
○ University of Pennsylvania
○ Georgetown University
○ Amherst College
○ University of Cambridge
○ University of Colorado
○ University of Buenos Aires
○ McGill University
○ Universitat Rovira i Virgili
○ Columbia University
○ Villanova University
○ University of Connecticut
○ University of Maine
○ Scuola Normale Superiore
○ University of Western Ontario
○ University of Toronto
○ Harvard University
○ Universidad de Chile
○ University of Bologna
○ Universidad de La Frontera
○ University of Calcutta
○ Universidad Nacional de Colombia
○ Vrije Universiteit Brussel
○ Santo Domingo Institute of Technology
○ Uppsala University
○ University of Athens
○ University of Cyprus
○ Central Connecticut State University
○ National Autonomous University of Mexico (UNAM)
○ Peking University
○ National Tsing Hua University
○ University of Chicago
○ Loyola University of Chicago
○ Swarthmore College
○ University of Delhi
○ Bard College
○ University of Massachusetts
○ University of Pennsylvania
○ Georgetown University
○ Amherst College
○ University of Cambridge
○ University of Colorado
○ University of Buenos Aires
○ McGill University
○ Universitat Rovira i Virgili
○ Columbia University
○ Villanova University
○ University of Connecticut
○ University of Maine
○ Scuola Normale Superiore
○ University of Western Ontario
○ University of Toronto
○ Harvard University
○ Universidad de Chile
○ University of Bologna
○ Universidad de La Frontera
○ University of Calcutta
○ Universidad Nacional de Colombia
○ Vrije Universiteit Brussel
○ Santo Domingo Institute of Technology
○ Uppsala University
○ University of Athens
○ University of Cyprus
○ Central Connecticut State University
○ National Autonomous University of Mexico (UNAM)
○ Peking University
○ National Tsing Hua University
Ông là thành viên của nhiều Viện Hàn lâm khoa học Mĩ và nước ngoài. Ông nhận được nhiều huy chương danh giá. Gần đây nhất, 6-2011, ông nhận được Giải thưởng Hoà bình Sydney vì ‘đã phê phán, đấu tranh không mệt mỏi chống lại cường quyền và và cổ vũ cho quyền lợi con người’.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA N. CHOMSKY
Về ngôn ngữ học
○ Chomsky (1955). Transformational Analysis. Ph. D. dissertation, University of Pennsylvania.
○ Chomsky, N. (1956). “Three models for the description of language”. IRE Transactions on Information Theory 2(3): 113–224.
○ Chomsky, N. (1957). Syntactic Structures. The Hague: Mouton.
○ Chomsky, N. (1965). Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge: The MIT Press.
○ Chomsky, N. (1966). Cartesian Linguistics. A Chapter in the History of Rationalist Thought. Lanham, Maryland: University Press of America.
○ Chomsky, Noam, and Morris Halle (1968). The Sound Pattern of English. New York: Harper & Row.
○ Chomsky (1972). Studies on Semantics in Generative Grammar.
○ Chomsky (1975a). The Logical Structure of Linguistic Theory.
○ Chomsky (1975b). Reflections on Language. New York: Pantheon Books.
○ Chomsky (1981). Lectures on Government and Binding: The Pisa Lectures. Holland: Foris Publications. Reprint. 7th Edition. Berlin and New York: Mouton de Gruyter, 1993.
○ Chomsky (1984). Modular Approaches to the Study of the Mind.
○ Chomsky (1995). The Minimalist Program. Cambridge, MA: The MIT Press.
○ Chomsky (2000). New Horizons in the Study of Language and Mind (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Văn Vân: Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức. NXB Giáo dục , 2007)
○ Chomsky (1955). Transformational Analysis. Ph. D. dissertation, University of Pennsylvania.
○ Chomsky, N. (1956). “Three models for the description of language”. IRE Transactions on Information Theory 2(3): 113–224.
○ Chomsky, N. (1957). Syntactic Structures. The Hague: Mouton.
○ Chomsky, N. (1965). Aspects of the Theory of Syntax. Cambridge: The MIT Press.
○ Chomsky, N. (1966). Cartesian Linguistics. A Chapter in the History of Rationalist Thought. Lanham, Maryland: University Press of America.
○ Chomsky, Noam, and Morris Halle (1968). The Sound Pattern of English. New York: Harper & Row.
○ Chomsky (1972). Studies on Semantics in Generative Grammar.
○ Chomsky (1975a). The Logical Structure of Linguistic Theory.
○ Chomsky (1975b). Reflections on Language. New York: Pantheon Books.
○ Chomsky (1981). Lectures on Government and Binding: The Pisa Lectures. Holland: Foris Publications. Reprint. 7th Edition. Berlin and New York: Mouton de Gruyter, 1993.
○ Chomsky (1984). Modular Approaches to the Study of the Mind.
○ Chomsky (1995). The Minimalist Program. Cambridge, MA: The MIT Press.
○ Chomsky (2000). New Horizons in the Study of Language and Mind (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Văn Vân: Những chân trời mới trong nghiên cứu ngôn ngữ và ý thức. NXB Giáo dục , 2007)
Về chính trị
○ Chomsky, N. (1967) The Responsibility of Intellectuals
○ Chomsky, N. (1969) American Power and the New Mandarins New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1971) At War with Asia. New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1972)Problems of Knowledge and Freedom: The Russell Lectures. New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1983, 1999) The Fateful Triangle: The United States, Israel, and the Palestinians. Boston: South End Press.
○ Chomsky, N. (1988, 2002) Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media. New York: Pantheon.(with Edward Herman).
○ Chomsky, N. (1989) Necessary Illusions. Boston: South End Press.
○ Chomsky, N. (1992) Deterring Democracy. New York: Hill and Wang.
○ Chomsky, N. (1996) Class Warfare: Interviews with David Barsamian. Monroe, ME: Common Courage Press.
○ Chomsky, N. (2003) Middle East Illusions: Including Peace in the Middle East? Reflections on Justice and Nationhood. Rowman & Littlefield Publishers.
○ Chomsky, N. (2003A) Hegemony or Survival: America's Quest for Global Dominance. Metropolitan Books. (Part of the American Empire Project).
○ Chomsky, N. (2003B) Objectivity and Liberal Scholarship. The New Press.
○ Chomsky, N. (2005) Imperial Ambitions: Conversations on the Post-9/11 World. Metropolitan Books. (Part of the American Empire Project).
○ Chomsky, N. (2006) Failed States: The Abuse of Power and the Assault on Democracy. Metropolitan Books.
○ Chomsky, N. (2007) Interventions. City Lights Publishers. City Lights.
○ Chomsky, N. (2010)Gaza in Crisis: Reflections on Israel's War Against the Palestinians (with Ilan Pappé). Hamish Hamilton.
○ Chomsky, N. (1967) The Responsibility of Intellectuals
○ Chomsky, N. (1969) American Power and the New Mandarins New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1971) At War with Asia. New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1972)Problems of Knowledge and Freedom: The Russell Lectures. New York: Pantheon.
○ Chomsky, N. (1983, 1999) The Fateful Triangle: The United States, Israel, and the Palestinians. Boston: South End Press.
○ Chomsky, N. (1988, 2002) Manufacturing Consent: The Political Economy of the Mass Media. New York: Pantheon.(with Edward Herman).
○ Chomsky, N. (1989) Necessary Illusions. Boston: South End Press.
○ Chomsky, N. (1992) Deterring Democracy. New York: Hill and Wang.
○ Chomsky, N. (1996) Class Warfare: Interviews with David Barsamian. Monroe, ME: Common Courage Press.
○ Chomsky, N. (2003) Middle East Illusions: Including Peace in the Middle East? Reflections on Justice and Nationhood. Rowman & Littlefield Publishers.
○ Chomsky, N. (2003A) Hegemony or Survival: America's Quest for Global Dominance. Metropolitan Books. (Part of the American Empire Project).
○ Chomsky, N. (2003B) Objectivity and Liberal Scholarship. The New Press.
○ Chomsky, N. (2005) Imperial Ambitions: Conversations on the Post-9/11 World. Metropolitan Books. (Part of the American Empire Project).
○ Chomsky, N. (2006) Failed States: The Abuse of Power and the Assault on Democracy. Metropolitan Books.
○ Chomsky, N. (2007) Interventions. City Lights Publishers. City Lights.
○ Chomsky, N. (2010)Gaza in Crisis: Reflections on Israel's War Against the Palestinians (with Ilan Pappé). Hamish Hamilton.
SÁCH VIẾT VỀ N. CHOMSKY
○ Barsky, Robert F. (2007). The Chomsky Effect: A Radical Works Beyond the Ivory Tower. Cambridge: MIT Press.
○ Barsky, Robert (1997). Noam Chomsky: A Life of Dissent. Cambridge: MIT Press. Retrieved 2006-09-05.
○ Lyons, John (1970). Noam Chomsky (Modern Masters). New York: Viking Press.
○ Sperlich, Wolfgang B. (2006). Noam Chomsky. London: Reaktion Books.
[theo trang: http://en.wikipedia.org/wiki/Noam_Chomsky_bibliography, 17-6-2011]
○ Barsky, Robert (1997). Noam Chomsky: A Life of Dissent. Cambridge: MIT Press. Retrieved 2006-09-05.
○ Lyons, John (1970). Noam Chomsky (Modern Masters). New York: Viking Press.
○ Sperlich, Wolfgang B. (2006). Noam Chomsky. London: Reaktion Books.
[theo trang: http://en.wikipedia.org/wiki/Noam_Chomsky_bibliography, 17-6-2011]
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN
(ngoài N. Chomsky)
(ngoài N. Chomsky)
[1] Dictionary of Modern American Philosopher, 2009, Ed. The University of Auckland.
[2] Greenberg, Joseph, Language Universals: With Special Reference to Feature Hierarchies. The Hague: Mouton & Co. 1966 (Reprinted 1980 and, with a foreword by Martin Haspelmath, 2005).
[3] Harris, Zellig. 1951, Methods in Structural Linguistics, Chicago, CUP (bản dịch tiếng Việt của Cao Xuân Hạo), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Kayne, Richard S., 1994, The Antisymmetry of Syntax. Linguistic Inquiry Monograph Twenty-Five. MIT Press.
[5] Nguyễn Đức Dân, 1977, Những mô hình ngôn ngữ (in ronéo), Trường đại học Tổng hợp TP HCM.-
[2] Greenberg, Joseph, Language Universals: With Special Reference to Feature Hierarchies. The Hague: Mouton & Co. 1966 (Reprinted 1980 and, with a foreword by Martin Haspelmath, 2005).
[3] Harris, Zellig. 1951, Methods in Structural Linguistics, Chicago, CUP (bản dịch tiếng Việt của Cao Xuân Hạo), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4] Kayne, Richard S., 1994, The Antisymmetry of Syntax. Linguistic Inquiry Monograph Twenty-Five. MIT Press.
[5] Nguyễn Đức Dân, 1977, Những mô hình ngôn ngữ (in ronéo), Trường đại học Tổng hợp TP HCM.-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét