Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Vấn đề Biển Đông và nguy cơ chia rẽ dân tộc

Gia Tường

Vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay đang trở thành một điểm nóng trong dư luận cả trong và ngoài nước. Với lập luận dựa trên Công hàm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Trung Quốc mặc nhiên thừa nhận quyền thống trị trên vùng biển mà quốc gia này vẫn gọi là “Nam Trung Hoa”. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề này.


Chính quyền Trung Quốc biện hộ rằng, ngày 4 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Đáp lại tuyên bố này, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:

Bức Công hàm ngày 14-9-1958 của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Ảnh: Tuần Việt Nam
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.
Lúc bấy giờ, Tổng thống Mỹ S.Truman điều Hạm đội 7 đến bảo vệ eo biển Đài Loan hòng ngăn chặn cuộc tấn công của Trung Quốc mong muốn chiếm lại các đảo tại đây.  Nên công hàm này có ý nghĩa ủng hộ cuộc tấn công này của Trung Quốc. Hơn nữa, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ là thư tình hữu nghị chứ không phải văn bản pháp luật chính thống được ký kết giữa hai quốc gia. Vì vậy, viện dẫn công hàm này để làm bằng chứng cho việc tranh chấp hiện nay ở Biển Đông thực sự là một hành vi bôi nhọ chính phủ Việt Nam của ông Tập Cận Bình, cố tình gây chia rẽ sâu sắc giữa các phe phái và tổ chức trong nước…
Ta có thể thấy ở lập luận này của ông Tập Cận Bình một âm mưu thâm độc: Một mặt hợp lý hóa hành động xâm chiếm Biển Đông Việt Nam; một mặc cố tình khuấy đảo mạnh mẽ bất ổn chính trị trong nước ta hiện nay để “thừa nước đục thả câu”. Chiêu bài này không phải lần đầu tiên những người tham vọng bá quyền ở Trung Quốc sử dụng, nhìn lại lịch sử ta đều thấy rõ mỗi khi một vị vua phương Bắc có ý định xâm lược nước ta. Ví dụ như thời nhà Lý, triều đình nhà Tống phương Bắc xoáy sâu vào mâu thuẫn hậu cung giữa Thái hậu Thượng Dương và Thái hậu Ỷ Lan, mượn cớ thư cầu cứu của Thượng Dương mà kéo quân sang.  Đến thời Hồ đang trong thời kỳ dựng nghiệp, triều đình nhà Minh lại dựng cao lá cờ “Phù Trần diệt Hồ” và kết quả là nước ta trở thành nô lệ.
Ngoài ra, chúng ta thấy rõ một sự nhập nhằng về địa lý ở đây. Người Trung Quốc nhắc đến “Biển Đông” rất nhiều, và có một câu thành ngữ nổi tiếng: “Vạn thủy giai Đông lưu”, ý nói trăm con sông đều đổ về Biển Đông. Nhưng Biển Đông này không phải Biển Đông đang được tranh chấp. Thực tế có rất nhiều địa danh của Việt Nam và Trung Quốc trùng tên với nhau. Biển Đông của Việt Nam vốn là khu vực Vịnh Bắc bộ, người Trung Quốc vẫn gọi là Nam Hải. Vậy thì Biển Đông mà Trung Hoa cần tranh chấp chính là khu vực eo biển Đài Loan.
Có cần thiết cho một cuộc chiến tranh?
Theo UNCLOS, Việt Nam cần được tôn trọng vùng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế biển và thềm lục địa. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tính tới nay, UNCLOS đã có 162 quốc gia thành viên và đa số các nước đều nhấn mạnh: UNCLOS là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng nhất của thế kỷ 20, tạo lập một trật tự pháp lý công bằng và toàn diện cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, giúp duy trì hòa bình, ổn định, pháp triển kinh tế thế giới. Giáo sư Tommy Koh của Singapore, người chủ trì việc soạn thảo UNCLOS lên tiếng nhắc nhở rằng cần tôn trọng và ứng xử bình đẳng với các nước ASEAN, bởi 20 năm qua các nước ASEAN  luôn nhìn Trung Quốc một cách thành ý, tôn trọng và hợp tác.
Với tình trạng tranh chấp hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam được quy định bởi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. Nếu cuộc chiến tranh ngoài Biển Đông chính thức nổ ra, Trung Quốc sẽ vấp phải một sự va chạm lớn với các thế lực trên Thái Bình Dương. Đường lưỡi bò của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của 5 quốc gia là: Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei; chính thức phá vỡ những cam kết về UNCLOS mà Trung Quốc đã kí với 8 nước láng giềng (Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Brunei,  Indonesia và Việt Nam). Nghiêm trọng hơn, hành động bá quyền này sẽ đẩy Trung Quốc vào cuộc đối đầu lớn với Mỹ, Nga, Canada, Nhật Bản – những cường quốc lớn nắm giữ quyền lực trên thế giới hiện nay. Một nguy cơ cho điểm nổ của chiến tranh thế giới thứ 3 hoàn toàn có thể bắt đầu từ vụ tranh chấp nghiêm trọng này.
Kết quả của cuộc tranh chấp này rõ ràng không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân trong cả khu vực. Bởi lẽ không một người dân nào trên thế giới lại mong muốn xảy ra chiến tranh dù là bằng vũ khí hay những cuộc tranh chấp kinh tế giữa các thế lực. Vì cho dù thế nào thì địa lý Việt Nam và Trung Quốc  không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà còn biển liền biển và có mối quan hệ gần gũi trong suốt tiến trình lịch sử mấy nghìn năm qua với những ảnh hưởng sâu sắc vẫn còn tồn đọng lại đến ngày nay. Do vậy, vẫn có chăng hi vọng cho một cuộc đàm phán hữu nghị trong tương lai về vấn đề Biển Đông?

Giá trị kinh tế của quan chức…



Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.

Ai đã học MBA chắc nhớ câu chuyện khôi hài này. Một ông vào tiệm nuôi thú hỏi mua một con vẹt biết nói làm quà cho vợ (chắc ông nghĩ có nó thì vợ mình sẽ im bớt chăng? đàn ông lúc nào cũng ngu?). Cô bán hàng nói giá 1 ngàn đô cho con này. “Ồ, sao đắt thế” “Nó biết hát nữa cơ” Cô ra dấu và con vẹt ca ngay bài “năm anh em trên 1 chiếc xe tăng”. Ông khách khoái lắm, nhưng hỏi thêm “Còn con này?” “Nó đến 2 ngàn đô, vì ngoài hát, nó còn biết đi diễn hành, nhẩy múa và thuộc lòng 20 bài diễn văn quan trọng của XHCN” Ông khách chỉ vào con thứ ba. Cô bán hàng,” Bác trả nổi không? 4 ngàn đô đấy.” “Nó biết làm gì?” “ Không biết làm gì cả. Nhưng 2 con kia gọi nó là – Đồng chí lãnh đạo -”.

Đóng góp của nghề làm quan

Sau bài viết về máu làm quan của thế hệ 9X, tôi nhận khá nhiều phản hồi. Một bạn đọc ấm ức là nghề làm quan cũng là một đóng góp cao quý cho xã hội và nhiều ông quan cũng rất tốt và liêm chính. Ông bạn này hiểu lầm tôi rồi. Chăc chắn không có nghề nào xấu và tôi đã từng gặp nhiều người quân tử hành nghề đạo chích. Vì đây là góc nhìn về kinh tế, nên tôi xin được bỏ qua chuyện đạo đức và chánh trị, mà chỉ xin phân tích khía cạnh giá trị đóng góp thực sự của các quan chức trong quy trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Đây mới thực sự là tài sản và thu nhập chính yếu làm “dân giàu nước mạnh”; không phải là các số liệu thống kê mơ hồ như GDP, CPI hay “chỉ số hạnh phúc”.

Trước hết, ở các nước theo kinh tế thị trường, phần lớn công chức được coi như trọng tài. Nhiệm vụ của họ là đặt ra luật lệ của sân chơi và theo dõi giám sát không cho cầu thủ nào phạm luật. Vì vậy, trong 22 vận dộng viên của trận bóng đá, chúng ta có 3 trọng tài. Trong vận hành nền kinh tế quốc gia, công chức Mỹ không được phép liên quan đến việc kinh doanh, vì mọi lạm dụng quyền lực sẽ gây bất công trên thị trường. Tóm lại, sự đóng góp của lãnh vực công trong quy trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ gần như không có. Tuy nhiên,  mọi tiêu xài của chánh phủ qua tiền thuế hay nợ công đều được tính vào GDP tạo cảm giác là chánh phủ cũng góp phần tạo dựng tài sản quốc gia. Đây là một huyền thoại.

Ở các nước có những “định hướng” lạ lùng khác, đôi khi trọng tài lại nhiều hơn cầu thủ, gây rối rắm cho cuộc chơi. Câu nói “vừa đá bóng vừa thổi còi” là một hiện tượng dễ thương ở các xứ này. Vì có quyền lực, nên luật lệ sân chơi cũng thiên về các “trọng tài-cầu thủ” này, còn gọi là các nhóm lợi ích. Họ độc chiếm các vị trí cốt lõi và dĩ nhiên, luôn luôn thắng giải đấu, dù có chơi dở hay ngay cả khi không thèm chơi.

Nghề làm quan đang ở chu kỳ thịnh vượng

Trên thế giới, nghề làm quan là một nghề có tốc độ tăng trưởng tốt. Ngay cả nuớc Mỹ, một nước mà người dân thường khinh rẻ chính trị gia và quan chức, nghề này cũng đã phát triển mạnh mẽ. Khi tôi qua Mỹ học vào 1963, các chánh phủ liên bang, tiểu bang, làng xã…tiêu xài khoảng 18% của GDP. Hiện nay, con số đã gia tốc đến 40 phần trăm, tổng cộng 5 ngàn 800 tỷ đô la mỗi năm. Số công chức ngày xưa tổng cộng khoảng 8 triệu người nay đã lên đến 22 triệu. Trong khi cả nước Mỹ suy thoái kinh tế vì giá bất động sản vỡ tung, nhà cửa các quận ngoại ô quanh thủ đô Washington DC lại tăng giá chóng mặt vì số lượng quan chức dưới triều đình Obama gia tăng ngùn ngụt. Hiện tượng này không chỉ giới hạn ở Washington DC mà còn phổ thông ở khắp nơi trên mọi thủ đô của thế giới. Roma, Paris, Moscow, Beijing, Tokyo…

Trong khi đó, theo thống kê chính thức, Việt Nam có tổng cộng khoảng 2 triệu công chức, chưa kể quân đội và các lực lượng an ninh (thêm 1 triệu người). Nếu tính đổ đồng, chánh phủ tiêu xài khoảng 34% của GDP, một con số khá lớn so với các quốc gia láng giềng như Singapore (19%) và Thái Lan (18%).

Các con số trên không bao gồm số công chức trong hàng ngũ nhân viên của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo một thống kê không chi tiết lắm của các chuyên gia chánh phủ, DNNN sử dụng 52% vốn của quốc gia, nhưng chỉ đóng góp 24% GDP. Nói kiểu nhà quê là năng suất họ khoảng 50% nhân viên làm ở lĩnh vực tư, hay 2 người làm việc của 1 người, hay 1 người ăn lương lậu gấp đôi một người cùng làm một công việc.

Sản xuất cần lãnh đạo?

Do đó, nếu gộp chung mọi con số với nhau thì ở Việt Nam có 21 triệu nhân công và doanh nhân phải làm việc để đóng thuế và lãnh nợ cho 3 triệu quan chức ngồi “lãnh đạo”. Dĩ nhiên là chúng ta cần lãnh đạo để đất nước được thăng hoa và ổn định; nhưng theo kinh nghiệm của mấy ngàn năm lịch sử, càng nhiều lãnh đạo thì người dân càng nghèo. Một đứa trẻ lên 3 cũng hiểu rằng cả gia đình chỉ “sản xuất” được 5 bát cơm, mà tới 10 miệng ăn thì có đứa phải đói. Gặp cha mẹ tham lam, ăn luôn phần con cháu thì các em chỉ từ bị thương đến chết yểu.

Đức Phật nói “tham, sân, si” là cội rễ của mọi đau khổ của thế nhân. Tôi nghĩ căn tính “làm quan” là một tổng hợp của các cội rễ này, do đó, là một bệnh tâm thần khá nặng của con người. Sự say mê danh vọng, hào quang, thành tích, sĩ diện, làm cha mẹ dân, để tiếng cho lịch sử, làm thánh sống (hay chết), ăn trên ngồi trước…đã gây nên bao đại họa cho bao triệu sinh linh trong quá khứ qua những bài học mà lịch sử không hề che dấu.

Thậm chí, cả trăm ngàn người dân của thành Troy và của quân Hy Lạp đã hy sinh về nước Chúa sớm vì chàng hoàng tử Trojan mê say bà vợ của vị vua láng giềng. Sau khi cả hai đã chạy theo tiếng sét ái tình, vị vua “vĩ đại” mất sĩ diện nên đem hơn 120 ngàn quân trên 1,100 chiến thuyền để tiêu diệt Troy.

Cho nên khi tôi nghe ngài Tập Cận Bình qua đây để lập Viện Khổng Tử đề xướng lại chủ nghĩa “quân, sư, phụ” (ủa, chuyện XHCN của Trung Quốc đi đến đâu rồi?) tôi nghe khiếp vía cho dân Tàu và các nô lệ. Dĩ nhiên, đạo Khổng phức tạp nhiều, nhưng ông Tập và các lãnh tụ chỉ muốn thần dân nhớ một điều: vua bảo dân chết thì dân phải chết để báo trung. Các phim TV của Tàu chiếu đi chiếu lại đề tài này. Một đệ tử của Tàu, lãnh tụ Kim Jong Il đã từng dọa đánh Hàn Quốc vì bọn này dám cứu sống một bà diễn viên mà ngài Kim mê say và sai thuộc hạ bắt cóc đem về Bắc Triều Tiên. Không biết cậu bé 28 tuổi con của ngài Kim hiện mê say món gì?

Một con ong nuôi 20 con ruồi

Nói chung, giá trị kinh tế của quan chức thì không nhiều; nhưng ảnh hưởng của nó trên phương diện xã hội thì vô cùng to lớn.

Trong 3 thập niên vừa qua, không hiểu sao dân số ong tại Bắc Mỹ bị giảm hơn phân nửa, gây thiệt hại nặng cho kỹ nghệ mật ong và môi trường sinh thái của hoa trái. Dr. John Hafernik tình cờ tìm ra nguyên nhân là một loại ruồi ký sinh trùng xâm nhập và đẻ trứng vào cổ các con ong. Một con ruồi li ti có thể sinh ra khoảng vài chục con và dùng thân thể ong làm thực phẩm để sinh sống, ngay cả khi con ong đã chết. Ruồi cũng chết theo nhưng chỉ sau khi phân hủy hoàn toàn thân xác ong.

Tôi nghĩ đến các xã hội với những thành phần ký sinh trùng đang bám chặt như bầy đĩa đói. Có hơi chua xót là những người tạo dựng tài sản thực sự cho quốc gia lại chết trước những kẻ ăn không ngồi rồi.


Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Thống đốc "dân trí thấp" bị báo nước ngoài chê


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình bị tạp chí Global Finance liệt vào số các thống đốc ngân hàng nhà nước kém nhất.


Tạp chí chuyên về tài chính quốc tế có trụ sở chính tại New York vừa công bố đánh giá của họ về các thống đốc ngân hàng nhà nước của 50 quốc gia.
Các thống đốc được đánh giá theo thang điểm từ A tới F, A là tốt nhất còn F là tệ nhất, dựa trên thành tính kiểm soát lạm phát, đẩy mạnh phát triển kinh tế và quản lý lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, trong cả danh sách, không thấy có vị nào bị chấm điểm F mà thấp nhất là D.
Ông Nguyễn Văn Bình được điểm C, dựa trên các thông số lạm phát 5%, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam là 2,29% và lãi suất 9%.
10 thống đốc bị cho là thành tích kém nhất bao gồm: bà Mercedes Marco del Pont, Argentina; ông Pedro Delgado, Ecuador; ông Masaaki Shirakawa, Nhật Bản; ông Duvvuri Subbarao, Ấn Độ; ông Andras Simor, Hungary; ông Kim Choongsoo, Hàn Quốc; bà Nadezhda Ermakova, Belarus; bà Gill Marcus, CH Nam Phi; ông Nguyễn Văn Bình và ông Riad Salameh, Lebanon.
Bà Marco del Pont đứng đầu bảng, hạng D, với chỉ số lạm phát 9,8%, tỷ lệ thất nghiệp 7,5% và lãi suất 14,125%.
Đối lại là danh sách 10 thống đốc giỏi nhất thế giới, đứng đầu là ông Mark Carney, Canada. Trong số này có thống đốc của Philippines và Đài Loan.

'Dân trí thấp'

Mới đây, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã can thiệp ngăn chặn hiệu ứng của vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên, cựu phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Á châu (ACB) và nguyên Tổng giám đốc ngân hàng này, ông Lý Xuân Hải.
Theo đánh giá của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình, sự can thiệp này đã khiến thị trường tài chính ổn định trở lại.
Sau đó, ông Nguyễn Văn Bình lên báo khẳng định chủ trương của chính phủ là "Không để ngân hàng nào đổ vỡ trong giai đoạn này".
Ông nói khi một ngân hàng 'gặp nạn' thì tất cả các ngân hàng khác phải cùng hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước "cũng phải có những giải pháp hỗ trợ kịp thời".
Ông Bình giải thích: "Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước... Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên".
"Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi nền kinh tế phát triển, mặt bằng pháp luật hoàn thiện hơn, dân trí cao hơn, tiềm lực của hệ thống tài chính mạnh hơn thì cũng phải sẵn sàng cho phá sản những ngân hàng yếu kém."
Theo BBC

Bình luận về chuyện ông Bình chê dân ngu (dân trí thấp):

Những tay chơi bạc là những tay tổ sư của trò các trò ma giáo "mượn đầu heo nấu cháo", "lấy mỡ nó rán nó", dù chẳng lạ lẫm gì trong giới làm ăn, vì đã từng được các tay trùm mafia đỏ ở nước Nga áp dụng trong thập niên 90, nhưng là sân chơi riêng vô cùng hạn hẹp của giới quyền lực đầu sỏ. Những con bạc máu mê đặt cược hàng trăm triệu, hàng tỷ đôla, nhưng "khi thua có người cứu, ngân hàng thương mại mà chết thì có Ngân hàng Nhà nước cứu. Như vậy là anh đem tiền của nhân dân đi đánh bạc, thắng anh ăn, anh thua - nhân dân chịu. Nói chung, đó là đánh bạc không sợ mất vốn" - Ông Bùi Văn, cựu Phó Giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhận định trên tờ Pháp Luật.
Điều này được khẳng định chẳng thèm giấu giếm qua tuyên bố của Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rằng, "chủ trương của chính phủ không để cho bất kỳ ngân hàng thương mại nào đổ vỡ trong giai đọan này". Trong khi Nguyễn Thanh Toại, phó tổng giám đốc Ngân hàng ACB nói "NHNN cũng đã hỗ trợ thanh khoản cho ACB, chúng tôi cần bao nhiêu thì NHNN sẽ hỗ trợ bấy nhiêu".
Không những che chắn, quẳng phao cứu nhau đến cùng, các quan chức của ĐCSVN còn biểu hiện sự kiêu căng, coi dân chúng không ra gì. Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng, "do dân trí, tập quán ở VN chưa cao như ở một số nước, nên dân chúng không biết ngân hàng nào xấu, tốt (...) Cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để NH lành mạnh lên". Điều này có khác gì nói thẳng vào mặt dân rằng, đám dân đen ngu ngơ kia, hãy biết thân phận ngồi im để các con bạc vần vũ trên tấm lưng lam lũ đáng thương của họ?
Ở một quốc gia dân chủ, trong trường hợp một ngân hàng tư nhân có bê bối như ACB, những tuyên bố trên đây của các quan chức bảo đảm sẽ là quả bom nguyên tử của nổi giận xã hội có thể làm nổ tung cả bộ máy cầm quyền. Thế nhưng, ở VN, trong tâm lý hỗn loạn, đám đông ngơ ngác, ngoài sự xao xác săn tin đồn hầu thoả mãn tính tò mò chuyện cung đình, chỉ biết giương mắt ếch nhìn tiền bạc và của cải của đất nước bị cướp giật, mà dường như chẳng biết làm bất cứ điều gì chống lại nó.



Người dân tôi ác lên từ khi nào?


Khi xưa đọc một câu của ai đó viết rằng: “Dân chúng nào sản sinh ra chính phủ đó” mình cho là cực đoan, phá hoại. Qua câu chuyện đánh chết hai kẻ trộm chó mình mang máng thấy rằng định nghĩa trên có phần đúng, nếu không muốn nói là rất nhiều.


Ngày 29/8, Công an xã Gio Thành, Gio Linh, Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xảy ra vụ án mạng làm 2 người chết.

Bản tin của VietnamNet nói thêm người bị thiệt mạng trong vụ này là Nguyễn Xuân Triều và Nguyễn Đăng Cường, cũng là hai kẻ ăn trộm chó, còn được gọi là “cẩu tặc”:

“Ngay khi vụ việc xảy ra lực lượng chức năng đã đến khám nghiệm hiện trường và thu giữ một số tang vật của 2 tên trộm gồm: một xe máy mang BKS 73H1-007.53 (có đeo thêm 1 biển số giả 74F9-4044), 2 bộ kích điện, 2 đèn pin cỡ lớn, 1 gói bột huỳnh quang và 1 gói ớt bột.”

Đọc xong bản tin này rất nhiều người cười mỉm, có người không cười mà còn chửi. Lại không ít người xem như là tin không đáng đọc, tin lá cải, xe cán chó. Riêng tôi, một điều gì đó giống như sự uất ức cứ bập bùng trong lòng. Tôi cảm thấy nhân tính của chính mình bị chà đạp. Buốt toàn thân, run cả tay chân vì hình ảnh hai người bị đánh chết ấy tuy chưa bao giờ biết mặt, biết tên nhưng sao cứ như người quen nào trong xóm.

Hai nguời này đáng đựơc gọi là nạn nhân hay không? Đâu cần thiết cho một cách gọi vì dù sao họ cũng đã trở về nơi được sinh ra trong một ngôi làng nhỏ nào đấy trong tỉnh Quảng Trị. Có thể họ đã ăn trộm rất nhiều chó và lần này thì số phận của họ chấm dứt với đòn thù của người dân quê. Tôi tự hỏi trong đám dân gọi là “quê” ấy có bao người thật sự bị mất chó? Có bao người tham gia giết người vì xót của và có bao người tham gia vì cơn xuẩn động mất nhân tính, a dua và dã man trong từng cái đấm cái đá chết người?

Những kẻ mang nhãn mác nông dân ấy làm tôi thất vọng triệt để. Thất vọng và ít nhiều căm ghét. Tôi không hiểu tại sao nguời ta lại ác độc đến thế khi chỉ vì một con chó mà giết đi hai mạng người. Trong những lúc hả hê bên chiếu rượu những bàn tay sát nhân ấy có thấy thú vị khi nâng chén chúc mừng chiến tích của họ hay không?

Tôi chú ý đến những dòng chữ mô tả cái gọi là “đồ nghề” của hai người ăn trộm này. Nó ít ỏi đến chạnh lòng và gây thêm trắc ẩn cho người đọc: “2 bộ kích điện, 2 đèn pin cỡ lớn, 1 gói bột huỳnh quang và 1 gói ớt bột”.

Không biết bột huỳnh quang và ớt bột dùng để làm gì nhưng thật xót xa nếu liên tưởng và so sánh tới những tên trộm cỡ lớn khác. Trộm lớn nhất mới bị bắt hồi gần đây là bầu Kiên nhưng không thấy y bị đánh cho tới chết mà trái lại, của cải mà y trộm của người dân khắp nuớc cũng không bị ai xót ruột than phiền. Đồ nghề của y vô hình, không thể nhìn thấy nhưng rõ ràng sức mạnh của nó có thể cạy tung những két sắt khổng lồ ngay cả của Ngân hàng nhà nước. Chúng không bằng sắt, bằng kẽm nhưng là những con người thật sự, và những con người ấy lại đầy quyền lực, sức mạnh có khả năng phá tung những quy định chặt chẽ nhất của luật pháp.

Đồ nghề của bầu Kiên không phải là huỳnh quang và ớt bột như hai anh trộm chó của làng Gio Thành Quảng Trị.

Dân tôi vừa ác lại vừa hiền. Họ hiền với người mạnh, giàu và họ ác với người vừa nghèo vừa yếu.

Khi xưa đọc một câu của ai đó viết rằng: “Dân chúng nào sản sinh ra chính phủ đó” mình cho là cực đoan, phá hoại. Qua câu chuyện đánh chết hai kẻ trộm chó mình mang máng thấy rằng định nghĩa trên có phần đúng, nếu không muốn nói là rất nhiều.

Công an có thói quen trút sự tức giận riêng tư lên đầu của một người phạm tội. Sự trả thù vô thức ấy ăn sâu vào cả một hệ thống chứ không còn đơn lẻ như ban đầu. Lâu dần những câu chuyện công an đánh chết dân trong trụ sở không còn là chuyện lạ, nó trở thành tin tức hàng ngày như mọi tin khác. Pháp luật bị xem ngang với một tờ rơi, quảng cáo cho một sản phẩm tồi trên thị trường hay đôi khi tệ hơn, một món thuốc trị ghẻ lở chẳng hạn. Người dân học được thói quen đánh người không cần lý do từ chính quyền và thản nhiên áp dụng vào chính luật lệ trong ngôi làng của họ: Ăn trộm là bị giết, thế thôi.

Công an đã có đồng minh và những đồng minh vô thức ấy không một chút ám ảnh nào khi vung tay giết người với tâm trạng hoàn toàn hưng phấn. Sự tha hóa tàn nhẫn này bắt đầu từ đâu nếu không từ những mảnh vỡ của pháp luật?

Người dân từ khi nào đã giết người mà không bị trừng phạt thì tôi không dám chắc, nhưng giết người do cả một tập thể thực hiện thì xã hội đã trở nên kinh hoàng khi phải sống cùng.

Sự sợ hãi làm người ta trở nên hoặc là hèn nhát hoặc là bạo động. Cả hai đều từ kết quả của chế độ công an trị. Người dân hôm nay vừa hèn vừa ác vì họ  thấm đầy hình ảnh bất công, tàn nhẫn, bức bách, sách nhiễu… do chính chế dộ này mang lại hàng ngày chung quanh làng xóm láng giềng của họ.

“Vậy thì người nghèo ơi, hãy cùng nhau chết hết đi, đừng cố sống mãi trong bầu khí quyển tàn nhẫn này”.

Tôi rên rĩ, tru tréo câu cuối cùng khi liên tưởng tới gia đình của hai nạn nhân trộm chó bị giết trong đêm 29 tháng 9.


VỤ BẦU KIÊN “CÚ ĐẤM” CHIẾN THUẬT HAY “CÚ HÍCH” CHIẾN DỊCH?




Nếu quả thực vụ án này được sử dụng như là một vụ án mẫu, vụ án điểm để làm bàn đạp đầy lùi các tệ nạn, củng cố lại được lòng tin của nhân dân vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và vai trò cá nhân các vị đang nhận lãnh trọng trách lớn trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Chính phủ.Như vậy vụ án Bầu Kiên sẽ trở thành vụ án điểm, vụ án mẫu để chứng minh bản lĩnh và mang tính chất nêu gương, thiết lập lại kỷ cương, chấm dứt một giai đoạn rối loạn, làm loạn ? Hay...

Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Đức Kiên về tội “kinh doanh trái phép”. Cơ sở để điều tra ông Kiên xuất phát từ đơn tố cáo vi phạm pháp luật xảy ra tại ba công ty do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT gồm: Công ty CP Đầu tư thương mại B&B; Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ông Kiên đã thành lập một số công ty để kinh doanh tiền tệ trái phép; Hành vi này nếu không được ngăn chặn kịp thời, sẽ gây “lũng đoạn” một số ngân hàng.

Theo báo Tuổi trẻ: “Đây là 3 công ty do bầu Kiên thành lập với vốn điều lệ 2.300 tỉ đồng. Từ cơ sở kinh doanh của 3 công ty này, cũng theo Tuổi trẻ, Bầu Kiên đã:”Lập phương án kinh doanh “khống” để vay tiền;”Mặc dù cả ba công ty nói trên không có chức năng đầu tư tài chính nhưng ông Nguyễn Đức Kiên vẫn sử dụng pháp nhân của chúng để tham gia vào lĩnh vực tài chính. Với khoản vốn điều lệ khổng lồ và uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, ông Kiên đã xây dựng nên hình ảnh những công ty mạnh về kinh tế, khả năng kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, ông Kiên lập các phương án kinh doanh lớn nhằm nâng giá trị tài sản của công ty lên, tạo ra uy tín về mặt tài chính. Hiện cơ quan điều tra tình nghi những phương án kinh doanh này đều là phương án “khống” được vẽ ra để lấy lòng tin của khách hàng, ngân hàng khi tham gia đầu tư vào công ty của ông Kiên cũng như để ông Kiên sử dụng trong việc đầu tư tài chính trái phép”.

Một dấu hỏi đặt ra: nếu Bầu Kiên chỉ phạm tội như vậy thì tội danh của Kiên cũng chỉ mang tính chất hình sự cá lẻ vì liên quan tới một số ngân hàng mà Bầu Kiên giao dịch, vay tiền.Nếu vậy, vụ bắt  Bầu Kiên chỉ là một vụ án “ gặp may “ của cơ quan chức năng: do có đơn tố cáo về hành vi kinh doanh trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng nên bắt giữ Bầu Kiên; Bầu Kiên vô tình trở thành “ vật thiết lễ “ cho cuộc vận động chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết 4 ?

Theo suy đoán của nhiều người: bắt giữ Bầu Kiên không đơn thuần là một cú ra đòn ngẫu hứng của cơ quan chức năng mà là một cú đột phá, mở màn giống như trận Buôn Ma Thuột 1975.Bắt bầu Kiên là một cú điểm huyệt vào hệ thống mafia tiền tệ đang khuynh loát nền kinh tài Việt Nam, cú hích này đã tạo ra những chấn rung tới thị trường chứng khoán, đã kéo nhiều ông lớn cả ngân hàng lẫn chính phủ phải lao vào cuộc để " chữa cháy "...

Theo người viết bài này: bắt được bầu Kiên có giá hơn so với bắt Phạm Thanh Bình ( Vinashin) và Dương Chí Dũng ( Vinalines)...

Rất có khả năng: Bầu Kiên là một trong những mắt xích, vừa là “tác giả kịch bản” kiêm “ tổng đạo diễn” kiêm “ diễn viên” của nhiều màn ảo thuật từng lũng đoạn ngành ngân hàng-tài chính; Rất có thể Bầu Kiên là một trong những mắt xích quan trọng của cái đường dây biến ảo hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền của nhà nước bấy lâu nay thành những đống sắt vụn, những khoản nợ khó đòi, những hợp đồng nợ xấu giời ơi đất hỡi đang được Thống đốc Nguyễn Văn Bình diễn đạt một cách nhàm tẻ, mệt mỏi, loanh quanh tại diễn đàn Quốc hội và các dự án " âm phủ"...

Theo thông tin các báo: Bầu Kiên trưởng thành trên thương trường bắt đầu từ anh sinh viên buôn bán xách tay hàng từ Đông Âu về Việt Nam; gặp thời vận: Việt Nam trả nợ cho Hungari, nơi Kiên học đại học và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh bằng hàng hóa Việt Nam; Kiên được giao đứng ra thu gom và triển khai dịch vụ kinh doanh này và đã phất lên...

Theo một vài nguồn tin: Trong khi các các sinh viên khác đang mang hàng 2 chiều bằng phương thức xách tay thì Kiên đã nhanh chóng vượt họ; chở về Việt Nam hàng công tơ nơ thuốc từ Hungari về...Từ cái nền và điểm xuất phát cò con này mà Kiên phất lên:Từ năm 1994 đến 2006, bầu Kiên đảm nhận nhiều vị trí như Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu, Chủ tịch HĐQT Công ty May thời trang MTT, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh nhựa đường Caltex, Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Phó chủ tịch kiêm Chủ tịch Công ty liên doanh KFC Việt Nam, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần du lịch Chợ Lớn, thành viên HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Thiên Minh...

Theo báo CATPHCM: Thế cho nên năm 2008, tài sản tính bằng cổ phiếu của bầu Kiên trong ngân hàng này là gần 1.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2010 chỉ còn khoảng 800 tỷ đồng. Tổng số tài khoản của gia đình ông Kiên tính theo thị trường chứng khoán năm 2010 là khoảng 2.000 tỷ đồng...



Thực ra những số liệu trên vẫn là những số liệu mang tính chất bề nổi, nhiều khi rất xa với sự thật bởi để kiểm đếm tài sản của những phần tử hoạt động kinh doanh trong bóng tối là việc chẳng khác gì đếm cá dưới sông. Điều này chắc cơ quan chức năng cũng đang hướng mục tiêu phá án này sau khi bắt Bầu Kiên?

Về cái gọi là “tội phạm thâu tóm ngân hàng” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm minh bất kỳ đó là ai, thực ra suy cho cùng một kẻ như bầu Kiên, chỉ sử dụng tiền không thì cái giá để thâu tóm đâu có thấp, lãi suất chắc không cao; phải dùng quyền lực chính trị nhà nước thì mới lãi to, cái này Kiên đâu có được sở hữu...

Tóm lại cái tổ con chuồn, những mảng miếng giúp Bầu Kiên hốt bạc của thiên hạ vẫn chưa ai hình dung ra kể cả Thủ tướng; do vậy các thông tin ban đầu trên báo rất sơ sài và rất thiếu sức sống nếu không muốn nói là còn nhiều mâu thuẫn, “ đầu Ngô mình Sở”, vì vậy nên nó đang gây hoang mang dư luận...

Hiện nay tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng thường có mấy dạng đáng lưu ý như sau:

1/ Cò ngân hàng

Đây là loại tội phạm sử dụng quan hệ và phạm vi ảnh hưởng với giới chức ngân hàng và quan chức chính phủ để điều tiết các khoản vay lớn; loại tội phạm này tham gia vào đường dây chung chi khoản tiền vay được của ngân hàng; Hoạt động nầy thịnh hành vì nền kinh tế Việt Nam tuy đã được thị trường hóa nhưng vẫn bị tàn dư của cơ chế xin-cho ám ảnh, chi phối...Theo thông tin vỉa hè thì cái khoản chung chi này có khi lên tới 30 % trên tổng số tiền được vay; Mặc dù khoản chung chi cao nhưng lại phải chia năm sẻ bảy nên thu nhập của từng cò cũng có mức độ khó lòng giàu bốc lên được...

2/ Dựng lên các đề án “kinh doanh ma”, các “dự án âm phủ” để rút tiền ngân sách ra chia nhau; Hay nói cách khác: Cò dự án chính phủ...

Đây là loại tội phạm nguy hiểm và thường gắn với các dự án của chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, ví như trường hợp Vinashin, Vinalines? Bởi chỉ có những dự án mang danh Chính phủ và các tập đoàn kinh tế nhà nước có nhãn mác lớn, bắt mắt nên việc tiêu tiền chùa, việc rút ra tẩu tán, tiêu hóa nó rất nhanh; sau đó số tiền ăn gian này được đẩy vào loại nợ xấu, nợ khó đòi, kinh doanh ra ngoài ngành không hiệu quả...

Cái cỗ máy bày ra trò ảo thuật này đã tinh quái biến những hành vi bản chất là tham ô, biển thủ công quỹ trở thành hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm, do dốt nên gây hậu quả nghiêm trọng; hành vi cốc ý lam trái; những kẻ tham gia vào đường giây chung chi những khoản tiền gian này là bẫm nhất, an toàn hơn, ra tấm ra miếng hơn...

Bởi vì: nếu bị kết tội tham ô thì số tiền 1 tỷ theo Luật Hình sự đã có thể bị tử hình; Trong khi đó hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hay tội cố ý làm trái có thất thoát lên tới hàng tỷ USD nhưng Phạm Thanh Bình cũng chỉ bị kết án 20 năm tù...

Như chúng ta đều biết: Để vay được vốn ngân hàng; bất cứ ngân hàng nào khi ra quyết định cho vay cũng làm khá nghiêm ngặt khâu thẩm định dự án; tức phải là những dự án kinh doanh thật, mang lại hiệu quả thì mới được giải ngân. Riêng đối với các dự án nhất là của các tập đoàn kinh tế mang danh Chính phủ thì phần thủ tục này đôi khi chỉ cần căn cứ vào nghị quyết nọ kia, thậm chí đôi khi chỉ cần một cú phôn là có thể hợp thức xong cả công đoạn thẩm định dự án nhiêu khê loằng ngoằng và đầy các thủ tục ràng buộc pháp lý...

Việc “ bay hơi “ nhanh trong một vài năm, để lại rất ít vết tích những khoản tiền lên tới hàng tỷ USD trong các vụ án Vinashin, Vinalines và ở một số tập đoàn kinh tế nhà nước cho phép chúng ta suy đoán: nhất định đằng sau nó phải có cả một “dây chuyền công nghệ” được chế tác bởi các chuyên gia cự phách...

Liệu Bầu Kiên có chân trong cái “ dây chuyền công nghệ “ được các tập đoàn tội phạm lập ra để sản xuất ra các dự án “kinh doanh ma”, các “dự án âm phủ” để rút tiền ngân sách ? Cần nên hiểu do những nét đặc thù của loại hoạt động này: các vở kịch biến ảo này rất nhiều khi tác giả kịch bản kiêm đạo diễn, kiêm diễn viên lại cũng ảo nốt, ít khi giơ đầu chịu báng bởi chúng chỉ đứng sau hậu trường...Thành ra những kẻ chường mặt ra như Phạm Thanh Bình ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin ), Dương Chí Dũng ( Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines ) nhiều khi giá trị vật chứng pháp lý lại không khác mấy con rồi do kẻ khác lập trình các hành vi, do vậy nên sau khi vụ án xảy ra việc bắt tội và quy tội nhất là tội tham ô, tham nhũng thường rất khó; mặc dù số tiền thất thoát lớn nhưng lại không phát hiện ra được nó vào túi ai ? Và một nghịch lý: Có khi kẻ vớ bẫm lại không phải chịu trách nhiệm hình sự gì vì chúng nấp trong bóng tối, sau lưng kẻ có quyền lực; Kẻ có quyền lực đôi khi lại chỉ là kẻ hưởng xái vì thế thường nhận mức án: Thiếu tinh thần trách nhiệm ?! Đây cũng là một trong những căn bệnh mà báo chí quen gọi là "lỗi hệ thống", "bệnh cơ chế" ?!

Vậy Bầu Kiên có chân trong những đường dây kể trên không? Đây là dấu hỏi mà nhiều người đang đặt ra với Ban Chuyên án trong kỳ án này; Bởi nếu không là Bầu Kiên thì nhất định phải có những kẻ như y tham gia vào loạt hoạt động tội phạm này. Đó là điều có thể giải thích vì sao có những kẻ tự nhiên giàu lên rất nhanh, trở thành đại gia mà mà không thấy sản xuất-kinh doanh mặt hàng gì ra hồn, đóng góp được một sản phẩm có giá trị gì cho xã hội...Sản phẩm kinh doanh của loại cò này thường là: những đống giấy lộn, những tạp dự án; những thiết bị sắt vụn nhưng được thanh khoản bằng những đống tiền tươi thóc thật rút từ trong kho nhà nước; Đấy mới chính là loại hình kinh doanh có lãi suất cao nhất, thời thượng nhất,tốn ít công sức nhất, ít rủi ro nhất, ngon lành nhất đám tội phạm này dựa một thế lực chính trị đang mạnh cánh...

Để bóc mẽ ra loại tội phạm này ngoài tài năng, nghiệp vụ sắc bén, sự kiên cường của cơ quan chức năng chỉ đạo còn cần đòi hỏi lực lượng đi phanh phui, chống lại loại tội phạm này phải mẫn cán, trung thành và cũng phải được hậu thuẫn bởi một thế lực chính trị mạnh cánh; Có như vậy thì may ra mới khoan phá được những ổ đề kháng, bonker kiên cố, những “bát trận đồ” ngăn cản, chống trả và đủ khả năng làm rối loạn mất phương hướng các mũi đột phá...

Trong cuộc ra quân lần này, được triển khai theo chiến dịch chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết 4, dư luận phần nào đặt niềm tin vào người đứng đầu TBT Nguyễn Phú Trọng, một nhà lãnh đạo cho đến thời điểm hiện tại chưa thấy tì vết gì, tai tiếng loằng ngoằng gì liên quan tới chuyện tiền nong, con cái; Về năng lực người ta có thể đặt những dấu hỏi về ông nhưng về phẩm chất cá nhân, hiện ông là người chưa bị điều tiếng gì; là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một chính khách có bản lĩnh chính trị ngoan cường; Là Bộ trưởng Trần Đại Quang, một ủy viên Bộ chính trị trẻ, ông sinh 1956; người mà tiền đồ chính trị còn đang rất rộng mở...Nếu quả thực vụ án Bầu Kiên này được sử dụng như là một vụ án mẫu, vụ án điểm để làm bàn đạp đầy lùi các tệ nạn, củng cố lại được lòng tin của nhân dân vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và vai trò cá nhân các vị đang nhận lãnh trọng trách lớn trong bộ máy Đảng, Nhà nước, Chính phủ.Nếu như vậy vụ án Bầu Kiên sẽ trở thành vụ án điểm, vụ án mẫu để chứng minh bản lĩnh và mang tính chất nêu gương, thiết lập lại kỷ cương, chấm dứt một giai đoạn rối loạn, làm loạn thì ắt sẽ tạo những tia hy vọng...

Vấn đề chuyên án có mở rộng đến cùng, tới đáy của vấn đề nhằm truy kích và thiết lập lại trật tự trong lĩnh vực cốt tử ngân hàng-tiền tệ này còn thuộc vào tài năng và sự kiên cường của ban chuyên án, những người trực tiếp tác chiến.

Để lần ra đường dây thao túng này, vẫn có thể tìm ra bằng nghiệp vụ ngân hàng tiền tệ mà các các cơ quan chức năng chống rửa tiền quốc tế vẫn áp dụng thì vẫn có thể tìm ra những nguồn gốc của những đồng tiền đen tiền bẩn, tiền phi pháp của những kẻ như Bầu Kiên...Nếu cơ quan chuyên án kết hợp với các cơ quan thanh tra chuyên ngành truy tìm ráo riết các nguồn tiền ra vào các tài khoản của Bầu Kiên và những kẻ tình nghi thì vẫn có thể lần tìm ra dầu vết vì: số tiền đó lên tới hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng chuyển qua lại của hệ thống ngân hàng...

Một con người thân cận, có khả năng vào ra cửa sau của nhiều quan chức chính phủ, ngân hàng như Bầu Kiên khó lòng bỏ qua mảng miếng làm ăn bự này; Chính mảng làm ăn này, mới có thể giải thích thỏa đáng cho những khoản tài sản lớn mà Bầu Kiên có được trong một thời gian ngắn, trong cái thời buổi người khôn của khó này ?! Còn những mặt hàng kinh doanh mà bầu Kiên kê khai trong giấy phép thì khi triển khai, lo được đủ lương cho công nhân, trả được nợ ngân hàng, lo được nghĩa vụ thuế đã là tài lắm rồi; lấy đâu ra tiền để đi những con xe mấy chục tỷ đồng ?

Tóm lại, vụ án Bầu Kiên nếu không được đẩy tới cùng, làm cho ra nhẽ và được bạch hóa thông tin thì dễ dẫn tới những hậu quả kinh tế-chính trị phản tác dụng, “phản lực” khó lường định; Vụ án Bầu Kiên đổ bể cũng giống như một lần thiết chế quản lý ngân hàng, tiền tệ được một lần tiêm chủng ngừa bệnh; Nếu sự tiêm chủng này không đủ liều, dẫn tới việc những virus ủ bệnh được miễn dịch, tất yếu chúng sẽ trở nên lỳ lợm, nguy hiểm và hung tợn hơn khi gặp thời cơ bùng phát bệnh ?!

Ðảng Cộng hòa (Mỹ) cứng rắn đối với Trung Quốc

Ðảng Cộng hòa đã thông qua một cương lĩnh cực lực chống Trung Quốc ngay cả trong khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đả kích ứng cử viên đảng này đề cử ra tranh chức Tổng thống là ông Mitt Romney về điều mà họ gọi là “thái độ Chiến tranh lạnh.”

Cương lĩnh của đảng Cộng hòa thông qua ngày thứ ba tại đại hội đảng ở Tampa, cam kết sẽ có thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc về các cáo buộc đã đánh giá thấp chỉ tệ và ăn cắp tài sản tri thức.
Cương lĩnh cũng lên án điều gọi là đưa ra những tuyên bố gây bất ổn trong vùng Biển Ðông và cam kết tiếp tục bán vũ khí cho Ðài Loan, là hai vấn đề khiến cho Trung Quốc bất bình trong quá khứ.

Những lời lẽ cứng rắn hơn này cho thấy ông Mitt Romney, người được đảng Cộng hòa đề cử, hứa sẽ định danh Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ vào ngay ngày đầu tiên tại chức nếu ông đắc cử.


Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney 


Bắc Kinh, không chính thức đứng về phe nào trong cuộc bầu cử, trong tuần này đã gay gắt chỉ trích chính sách của ông Romney đối với Trung Quốc trong một loạt bài xã luận trên các cơ quan truyền thông nhà nước.

Tờ China Daily mô tả chính sách này là có tính cách gây hấn và sẽ đầu độc quan hệ Mỹ-Trung nếu được thực hiện.

Các nhà sách lược Hoa Kỳ nói rằng việc chỉ trích chính sách hiện nay đối với Trung Quốc không những chỉ là hành động thông thường mà còn có lợi về mặt chính trị, nhất là trong tình huống nền kinh tế Hoa Kỳ đang phải chật vật phục hồi tình trạng suy thoái.

Ðây là điều mà các giới chức Trung Quốc đã nhanh chóng nêu ra, và cáo buộc cả ông Romney lẫn ông Obama là chiêu mộ điều mà họ gọi là “lá phiếu bài Trung Quốc.”

Mặc dù Tổng thống Obama từ chối không gán cho Trung Quốc tội thao túng tiền tệ, ông đã cực lực chỉ trích chính sách kinh tế Trung Quốc và đưa ra một loạt các tranh chấp chống lại Trung Quốc.

Nhưng cương lĩnh đảng Cộng hòa lên án tổng thống Obama đã có hành vi gần như đầu hàng khi đáp lại các vụ vi phạm thương mại mà Trung Quốc bị cáo buộc.
Ðảng Cộng hòa hứa sẽ áp đặt thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách và dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài đánh cắp công nghệ và tài sản của Hoa Kỳ.

Nếu Trung Quốc không tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại Thế giới, bản cương lĩnh cảnh báo rằng chính phủ Mỹ sẽ chấm dứt việc mua hàng hóa và các dịch vụ của Trung Quốc.
Các cương lĩnh đảng thường là một tuyên cáo tượng trưng về các nguyên tắc thường được đồng ý và không có tính cách ràng buộc đối với người được đề cử hay bất cứ một chính trị gia nào trong đảng.

Tuy nhiên, những lời lẽ ngày càng mạnh dường như cho thấy một sự thay đổi về quan điểm truyền thống của đảng Cộng hòa, lâu nay vẫn ủng hộ một nền mậu dịch tự do.

Nhưng các nhà quan sát nói rằng hiện vẫn chưa rõ liệu nhiều thành phần kinh doanh lớn trong đảng Cộng hòa có sẵn sàng gây phẫn nộ thêm cho Trung Quốc và liều mình khởi sự một cuộc chiến mậu dịch với nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới này hay không.

Theo VOA

Trung Quốc xác nhận thử thành công tên lửa tầm bắn 14.000km


Những đồn đoán về việc Trung Quốc đã phát triển và bắn thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân DF-41 đã được các phương tiện truyền thông Bắc Kinh xác nhận.
Trung Quốc chính thức lên tiếng thông báo rằng quân đội nước này đã bắn thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có tầm bắn tới 14.000 km và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tạo ra cho họ một "khả năng tấn công phủ đầu" vào các mục tiêu ở sâu bên trong nước Mỹ cũng như các mục tiêu trên toàn thế giới.

Xác nhận trên được kênh truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc tuyên bố hôm thứ ba (28/8).

Theo CCTV, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới được định danh là Dongfeng-41 hay DF-41, có khả tầm bắn xa tới 14.000 km và đã được Quân đoàn pháo số 2 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắn thử nghiệm thành công vào cuối tháng trước.

"Tên lửa di động mới, kết hợp đường cong đầu đạn và chuyển động tuế sai tạo cho Trung Quốc khả năng tấn công đầu tiên", kênh truyền hình CCTV nói.

CCTV cũng cho biết rằng, 10 đầu đạn hạt nhân có thể được tích hợp lên tên lửa mới của họ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa DF-41
Tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa DF-41

Trước đó, trang tin Washington Free Beacon của Mỹ trích dẫn lời các quan chức tình báo CIA cho biết, Trung Quốc bí mật phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa ở Trung tâm thử nghiệm tên lửa và không gian Wuzhai. Tuy nhiên CIA không nói rõ vụ thử nghiệm này có thành công hay không.
Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không phải là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra xung đột và nói các lực lượng hạt nhân PLA được thành lập để phản công chống lại một cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của mình.

Theo các nhà phân tích, việc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc cũng có ý nghĩa chiến lược với Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V có khả năng bắn tới thủ đô Bắc Kinh.

Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tên lửa hạt nhân tầm xa của Trung Quốc đã gây ra nhiều mối quan ngại đối với các nước như Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia khác trong khu vực châu Á.

Báo cáo chính thức của CCTV cũng nói rằng, Quân đoàn pháo số 2 được thành lập và phát triển từ năm 1966. Quân đoàn pháo số 2 bao gồm một vài sư đoàn đóng vai trò là các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất và lực lượng tên lửa chiến thuật thông thường cùng các đơn vị hỗ trợ.

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho biết tàu sân bay đầu tiên của họ, Varyag đã bắt đầu chuyến thử nghiệm thứ 10 trên biển.

Theo kienthuc.net.vn

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Xung đột Trung - Mỹ và "lăng ba vi bộ" kiểu Việt Nam


Hôm nay đọc ViệtNamNet thấy nói Trung Quốc đang đẩy nhanh việc phát triển một thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới, với nhiều khả năng vượt trội hơn cùng các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm. Giới phân tích quân sự cho biết, động thái trên đã giúp Trung Quốc làm tăng khả năng hiện có của họ để sử dụng các đầu đạn hạt nhân trong cuộc đối đầu với Mỹ và để áp đảo các hệ thống phòng thủ tên lửa. 

Tờ Thời báo Hoàn cầu  tuần trước đưa tin, Trung Quốc đang phát triển khả năng trang bị nhiều đầu đạn trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Theo Larry M. Wortzel thuộc Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung, một tổ chức do Quốc hội Mỹ thành lập, Trung Quốc đang phát triển khả năng đặt 10 đầu đạn hạt nhân lên một ICBM, mặc dù một số đầu đạn giả có thể được thay thế đầu đạn thật. Các đầu đạn giả được thiết kế để đánh lừa hệ thống phòng thủ tên lửa. “Ý nghĩa lớn hơn của việc này là khi họ bắt đầu một lực lượng tên lửa với nhiều đầu đạn có nghĩa là mọi thứ chúng ta đánh giá về quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ đã thành sai lầm”, ông Wortzel, một cựu sĩ quan tình báo quân đội Mỹ nói. 




Quy mô chương trình tên lửa chiến lược của Trung Quốc vẫn được giữ bí mật. Lầu Năm Góc ước tính, Trung Quốc gần đây có từ 55- 65 ICBM. Nước này còn đang chuẩn bị hai tàu ngầm để triển khai các tên lửa, mỗi tàu có khoảng 12 tên lửa, ông Wortzel cho biết. 

Trung Quốc ngày nay trên đà phát triển quá nóng của mình đôi khi không kiềm lại được bản chất “Đại Hán bá quyền”. Tư tưởng này vốn ăn sâu trong từng mạch máu, thớ thịt, nơ-tron thần kinh… của những nhà lãnh đạo ở Trung Nam Hải, cũng là truyền thống của rất nhiều nhà lãnh đạo, các triều đại từ xa xưa của quốc gia này. Do vậy, họ đã từng không ngần ngại đề nghị với Hoa Kỳ “chia đôi Thái Bình Dương”, để phải nhận câu trả lời lịch sự: "No, thanks!".

Còn nhớ, khi thăm viếng Nhật Bản cuối tháng 8/2010, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương lúc đó (ngày 9/3/2012, Mỹ chính thức bổ nhiệm đô đốc Samuel Locklear, chỉ huy các hoạt động của NATO nhằm giúp quân nổi dậy Libya lật đổ MuammarGaddafi,trở thành người đứng đầu bộ tư lệnh Thái Bình Dương thay cho ông Robert Willard) nói với các nhà báo rằng Trung quốc gần như đã sẵn sàng cho tên lửa đạn đạo hoạt động. Đây sẽ là thứ vũ khí đầu tiên trên thế giới. Vũ khí đánh tàu trên biển như cruise missile (hỏa tiễn bay ngang) xưa nay không hiếm nhưng tốc độ chỉ bằng 1/10 tốc độ của hỏa tiễn đạn đạo, và tầm hoạt động tối đa là 600 dặm, có sức công phá ít hơn và do đó ít nguy hiểm. Trái lại, theo một tài liệu của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tên lửa đạn đạo của Trung quốc có tầm 1000 dặm.

Trong trường hợp nếu Hải quân Hoa Kỳ không còn đủ sức bảo vệ  Tây Thái Bình Dương các nước trong vùng sẽ phải tìm cách tự bảo vệ mình. Hậu quả là chính sách nuôi mộng làm bá chủ trong vùng của Trung Quốc khi triển khai trên thực tế sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Đồng thời người ta sẽ phải đặt câu hỏi: Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào khi trở thành bá chủ trước hết là trong trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Lịch sử bành trướng của Nhật trong mấy thập niên sau của nửa trước thế kỷ 20 cho thấy châu Á đã  bị đe dọa như thế nào khi xuất hiện một nước có nhiều tham vọng trở thành bá chủ trong vùng. Sau khi Hải quân Nhật kiểm soát toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương,  Nhật đã xâm lăng, uy hiếp và đàn áp các nước chung quanh. Với khả năng chuyên chở binh sĩ, vũ khí bằng đường biển Nhật đã đe dọa an ninh từ Ấn Độ đến Hawai.

Sự đe dọa của Trung Quốc tới ảnh hưởng của Hoa Kỳ và hòa bình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện nay thực ra có sự tham gia “dọn đường” của chính nước Mỹ.

Bốn mươi năm sau chuyến thăm đặc biệt của TT Nixon tới Trung Quốc người ta nhận thấy đó chính là sự khởi đầu hết sức ngoạn mục một tiến trình dẫn tới việc chấm dứt sự cô lập của Trung Quốc và dọn đường cho quốc gia này tái sinh như một cường quốc. Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã hưởng lợi nhiều hơn so với Hoa Kỳ từ việc nối lại quan hệ hữu nghị chiến lược Trung – Mỹ.

Có thể nói, Trung Quốc đã chiến thắng trọn vẹn trong cuộc chơi với Hoa Kỳ trong 40 năm qua. Nhưng thật may mắn là nước Mỹ chưa thua. Hiện tại, cũng có thể coi đây là cuộc chơi win-win (cả hai cùng thắng). Tuy nhiên, hiệu quả từ chiến thắng này của Hoa Kỳ so ra thấp hơn nhiều với Trung Quốc, khi mà sức mạnh ảnh hưởng trên thế giới ngày nay cho phép Trung Quốc đòi phân chia quyền lợi với Hoa Kỳ. Mà cụ thể là đòi chia đôi Thái Bình Dương, tất nhiên trong đó có yêu sách độc chiếm Biển Đông.

Điều đó cho thấy cấu trúc của các mối quan hệ Trung - Mỹ đã thay đổi vượt ra ngoài sự thỏa thuận ban đầu. Về an ninh, họ đã trở thành các bán-đối-thủ, thay vì là các bán-đồng-minh, bên này coi bên kia như một mối đe dọa tiềm ẩn và trù tính các chiến lược quốc phòng tương xứng. Các mối quan hệ kinh tế của họ phát triển phụ thuộc lẫn nhau và hình thành một nền tảng vững chắc nhất để tiếp tục hợp tác. Nhưng ngay cả như thế, căng thẳng vẫn xuất hiện, đặc biệt là dưới dạng các thâm hụt lớn về thương mại song phương.

Xung đột ý thức hệ - giữa nền dân chủ tự do Mỹ và nhà nước độc đảng của Trung Quốc – ngày càng trở nên gay gắt hơn. Từ lâu các chuyên gia Hoa Kỳ ủng hộ sự ràng buộc với Trung Quốc đưa ra lập luận dựa trên giả định rằng sự hiện đại hóa kinh tế và hội nhập của Trung Quốc với phương Tây sẽ thúc đẩy sự thay đổi chính trị và làm cho nhà nước độc đảng trở nên dân chủ hơn. Tuy nhiên, giả thuyết "cách mạng tự do" này đáng tiếc đã không mang lại kết quả.  Trên thực tế Đảng Cộng sản Trung Quốc lại ngày càng chống lại dân chủ hóa và ngày càng căm ghét các giá trị tự do.

Kết quả là, trong số 3 trục của quan hệ Trung - Mỹ gồm an ninh, kinh tế và hệ tư tưởng thì chỉ một - các lợi ích kinh tế chung - là vẫn tồn tại. Trong lĩnh vực an ninh và ý thức hệ, các mối quan hệ Trung - Mỹ phát triển ngày càng cạnh tranh và đối lập. Nếu thế thì nhiều khả năng nhất là sự cạnh tranh chiến lược  sẽ trở thành một đặc điểm chính của các mối quan hệ Trung - Mỹ trong tương lai gần - chừng nào nhà nước độc đảng của Trung Quốc tiếp tục nắm quyền.

Do niềm tin chiến lược thực sự là không thể có giữa một nước Mỹ với các giá trị dân chủ tự do và một Trung Quốc do nhà nước độc đảng lãnh đạo, sự cạnh tranh an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ chỉ ngày càng dữ dội hơn mà thôi. Cho nên, những rủi ro mà ngay cả đó là lợi ích kinh tế chung giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có thể xói mòn như là một hậu quả của xung đột giữa các hệ thống chính trị của họ là không thể tránh khỏi.




Trở lại vấn đề trên Biển Đông có liên quan tới chủ quyền và lợi ích quốc gia của Việt Nam, căng thẳng trên vùng biển này ngày càng đang gia tăng theo đà suy yếu của Hải quân Mỹ trong khu vực. Bất chấp các tuyên bố về lợi ích quốc gia, đảm bảo an ninh hàng hải, tự do đi lại trên biển của Hoa Kỳ, gần đây báo chí Trung Quốc đã không ngần ngại gì mà hét to: “Hoa Kỳ hãy câm mồm lại”, về các vấn đề có liên quan tới Biển Đông đụng chạm tới các tuyên bố chủ quyền hoang tưởng của Trung Quốc. Các động thái ngoại giao căng thẳng mà Trung Quốc dành cho Hoa Kỳ và các đồng minh trong thời gian gần đây cũng cho thấy thái độ “nắn gân” để thăm dò phản ứng, sức mạnh của phe đồng minh trong khu vực Thái Bình Dương.

Tuy vậy, sự kiện Thượng viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về Biển Đông mới đây cho thấy quyết tâm của Mỹ trong việc thực hiện cam kết đảm bảo sự có mặt lâu dài của Hải quân Mỹ tại Tây Thái Bình Đương.

Nghị quyết này do thượng nghị sĩ John Kerry và một số thượng nghị sĩ Mỹ (Richard Lugar, John McCain, Jim Webb, James Inhofe và Joe Lieberman) giới thiệu lên Thượng viện.

Trước đó, khi đưa ra nghị quyết, thượng nghị sĩ Kerry nói rằng việc ASEAN không đạt được sự đồng thuận để đưa ra tuyên bố chung liên quan tới bộ quy tắc ứng xử tại hội nghị thượng đỉnh Campuchia đã làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng xung quanh.

"Các tranh chấp này là có thật và trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi nghĩ điều ít nhất Thượng viện có thể làm là thể hiện thái độ rõ ràng dứt khoát trong việc ủng hộ các nỗ lực của ASEAN để phát triển một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông", ông Kerry nhấn mạnh.

"Không còn nghi ngờ gì về việc Mỹ đã cam kết đảm bảo sự hiện diện lâu dài và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác trong khu vực. Chúng tôi có một lợi ích rõ ràng trong an toàn và hành xử hợp pháp của tất cả mọi người trong hoạt động hàng hải chung của châu Á. Chúng tôi có lợi ích to lớn trong giải pháp hòa bình cho tất cả các vấn đề ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua tiến trình ngoại giao đa phương", ông Kerry khẳng định. "Chúng tôi có những mối quan tâm lớn về tự do hàng hải và tự do thương mại. Đó là những nguyên tắc mà tất cả các nước trong khu vực nên ủng hộ”.

Có vẻ như sau 40 năm “dọn đường” cho Trung Quốc trở thành cường quốc bán-đối-thủ, giúp họ thu hoạch nhiều thành quả hơn chính bản thân nước Mỹ,  Washington đã bắt đầu nhận ra nguyên nhân cũng như nguy cơ về một khả năng mất kiểm soát Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ và sau đó có thể sẽ là những khu vực rộng lớn hơn nên đã  và đang tìm cách để sửa chữa sai lầm từ sự thả lỏng với quan niệm kinh tế thị trường sẽ kiến tạo tự do sau cú dọn đường lịch sử này.

Tác giả Lê Hồng Hiệp (nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Quốc phòng Australia), trong bài phân tích mới đây trên ViệtNamNet nhận định: “Mỹ dường như đang muốn sử dụng tranh chấp Biển Đông như một công cụ để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bối cảnh này một mặt có thể khiến Trung Quốc buộc phải kiềm chế và giúp cho tranh chấp Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình, mặt khác cũng có thể khiến cuộc tranh chấp thêm phần phức tạp nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn và đối đầu chiến lược Trung - Mỹ trở nên sâu sắc hơn. Tình hình đó mang lại cho Việt Nam những thuận lợi lẫn thách thức mới trong việc xử lý tranh chấp Biển Đông và giải quyết quan hệ với các nước lớn, đòi hỏi ở Việt Nam hơn lúc nào hết một sự bản lĩnh, khôn ngoan và khéo léo trong việc hoạch định và thực thi các chính sách chiến lược của mình”.

Thế nhưng ông Lê Hồng Hiệp không cho biết cụ thể hơn về “sự khôn ngoan và khéo léo” của Việt Nam trong hoạch định và thực thi chính sách chiến lược của mình là như thế nào.

Tuy nhiên, từ lâu một vài chuyên gia cũng đã  đưa ra những gợi ý về đề tài này. Theo đó, sự khéo léo của Việt Nam trong bối cảnh xung đột Trung – Mỹ chắc chắc xảy ra là phải biết tự giữ mình. Trước hết là biết tự giữ lấy những gì mà Việt Nam đang có. Né tránh đến mức “siêu đẳng" (như việc sử dụng “lăng ba vi bộ” trong truyện chưởng Kim Dung) việc chủ động xảy ra đụng chạm, nhất là đụng chạm quân sự trên biển với Trung Quốc để nước này tạo cớ để “dạy cho Việt Nam một bài học” và chiếm nốt những gì Việt Nam  đang có trên Biển Đông.

Thế nhưng, lạm dụng "lăng ba vi bộ" với cả chính nhân dân mình khi họ bày tỏ quyết tâm chống giặc ngoại xâm và phản đối, lên án bọn "cõng rắn cắn gà nhà" thì là lại điều thất sách, thất nhân tâm.

Cái khó của việc vừa sử dụng “lăng ba vi bộ” vừa phải đảm bảo việc chấp pháp trên vùng biển chủ quyền thật khôn khéo, mềm dẽo mà cương quyết không để đối phương lấn chiếm từng bước bằng thủ đoạn “cây gậy nhỏ”. Chiến thuật là tương kế tựu kế, lấy gậy ông đập lưng ông. Nếu đối phương dùng thủ đoạn “cây gậy nhỏ”, thì Việt Nam cũng nên dùng chính thủ đoạn này, nhưng với “cây gậy nhỏ bọc nhung” và có “đeo lục lạc”. Đánh thật êm, nhưng lại phát ra tiếng cồng chiêng, lục lạc… báo động với cộng đồng thế giới về tính chính đáng của một quốc gia nhỏ bé buộc phải bảo vệ chủ quyền trên vùng biển truyển thống, lâu đời của cha ông trước sự qua đáng của tên hàng xóm khổng lồ và tham lam.

Đồng thời với chiến thuật “cây gậy nhỏ bọc nhung, đeo lục lạc”, Việt Nam cần chuẩn bị thật nghiêm túc, bài bản, khoa học cho cuộc chiến về pháp lý sẽ diễn ra trong tương lai. Nhiều chuyên gia quốc tế nhận xét, yếu tố pháp lý và lịch sử là thế mạnh của Việt Nam trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc. Nếu vấn đề này được chuẩn bị chu đáo và được đưa ra trước cộng đồng quốc tế đúng lúc thì thế mạnh sẽ thuộc về Việt Nam.

Sử dụng chiến thuật “cây gậy nhỏ”, Việt Nam cũng cần phải tạo điều kiện và đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho lực lượng ngư dân vốn rất gan dạ, dũng cảm, giàu lòng yêu nước và quen thuộc ngư trường Hoàng sa, Trường Sa như lòng bàn tay có cơ hội được bám biển liên tục và lâu dài. 

Tuy nhiên, chiến lược “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” vẫn là phải tăng cường sức mạnh nội lực bằng các chính sách cải cách phù hợp với quy luật phát triển và xu thế của thời đại. Giải quyết được mâu thuẫn nội tại hiện nay trong chính nội bộ dân tộc để có thể huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền kể cả bằng quân sự khi cần thiết và đặc biệt là trên các bàn cờ chính trị - ngoại giao.

Về chuyện này, tác giả Bùi CôngTự gần đây đã đưa ra nhận định chính xác khi bình luận về bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp Quốc Khánh 2/9/2012:

“Làm thế nào để đoàn kết – hòa hợp – thống nhất được thì ý kiến của ông chủ tịch lại chưa đủ thuyết phục… Vấn đề mắc mớ là xã hội chúng ta đang sống đang tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt, cả những mâu thuẫn đối kháng… Tóm lại nếu tình trạng đất nước cứ như hiện nay, không thể giải quyết được những mâu thuẫn xã hội âm ỉ, gay gắt thì chắc chắn không thể có đoàn kết – hòa hợp – thống nhất. Vậy thì đất nước sẽ đi đến đâu?”.

Làm sao có thể huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để chiến đấu chống giặc ngoại xâm khi chính những người yêu nước lại bị cản trở, bắt bớ và hành hung chỉ vì họ công khai bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trước những hành động xâm lược ngày càng ngang ngược của Trung Quốc?

Nếu không thể giải quyết được các mâu thuẫn xã hội, không thể đoàn kết – hòa hợp – thống nhất được lòng người, thì vận nước rồi sẽ ra sao?