Nhà báo Nguyễn Thông, một đồng nghiệp mà tôi rất quý trọng về nhân cách và nghề nghiệp, có bài thanh minh cho báo Thanh Niên (nơi anh gắn bó hơn 20 năm qua) với giọng văn hết sức chân thành, khẩn thiết của một nhà báo tâm huyết, trong sáng nhưng bị xúc phạm bởi những lời vu khống vô lối. Tôi hết sức tin cậy những lời chân thật của nhà báo Nguyễn Thông. Tuy nhiên, có thể đó chỉ mới là sự thật mà anh nhận thấy , mà anh tin là đúng chứ chưa hẵn đã là "sự thật cuối cùng" của sự thật. Tôi ngưỡng mộ sự phẩn nộ trong sáng của nhà báo Nguyễn THông và rất hy vọng, sự phẩn nộ đó sẽ là sự thật cuối cùng của câu chuyện này. Tuy nhiên, có lẽ cũng cần phải chờ thời gian bắt đầu lột dần các lớp vỏ sặc sỡ đang bọc kín, bưng bít sự thật cuối cùng... Trong khi chờ đợi cũng nên tham khảo nhiều ý kiến khác biệt để rộng đường dư luận.
Đừng nên vu vơ, không căn cứ
Thời điểm này, bất kỳ ai "đụng" vào Quan Làm Báo đều rất dễ bị chửi, bị ném đá, không tơi bời thì cũng sứt đầu mẻ trán.
Tôi biết vậy nhưng vẫn cứ phải có đôi lời thưa với thiên hạ để dư luận tỏ tường. Tôi không thù ghét gì "tờ báo"Quan ấy, tuy nhiên nó có vài thông tin liên quan đến tờ báo mà tôi đang phục vụ, tôi biết chắc không phải như thế, nên đành "đụng" vào Quan. Cũng chả phải theo thói xưa nay "ăn cây nào rào cây ấy" nhắm mắt nhắm mũi phát ngôn xì xằng, mà nói với thái độ trách nhiệm trước công luận, tôn trọng sự thật khách quan.
Chả là "tờ" Quan Làm Báo vào lúc 22h50 tối qua (21.8) có post lên bài Vụ án bố già Kiên: Báo chí ăn tiền đâm toạc tờ giấy, trong đó người viết chả biết căn cứ vào đâu mà khẳng định báo Thanh Niên ăn 500 triệu (năm trăm triệu) đồng để đánh bóng cho bố già Kiên. Quan còn quả quyết "Thanh Niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ "đánh tổng lực" trên toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn. Dự kiến 10 tờ báo tham gia, mỗi báo sẽ được trả công khai 500 triệu, còn cái phần "mềm" đưa riêng Tổng biên tập thì chưa rõ bao nhiêu. Trong đó Thanh Niên và VNEconomy nhanh nhảu nhất vì "đã quen làm" vụ Trầm Bê rồi!" (hết trích).
Ai chưa biết chuyện nhưng lại đang háo hức với tin tức nóng sốt xung quanh vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên sẽ dễ tin đó là sự thực. Tôi làm báo, gắn với tờ báo (Thanh Niên) này gần hai chục năm, hiểu phần nào công việc của tờ báo, biết phần nào thái độ và ý thức của những người cầm trịch, có thể nói mà không sợ ngượng miệng rằng báo Thanh Niên không dại dột gì làm chuyện tào lao ấy, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đồng tiền lớn thật, mạnh thật nhưng đồng tiền không thể mua hết mọi thứ. Mọi người dễ dàng kiểm chứng điều tôi nêu bởi trên báo in giấy ra hằng ngày là kênh thông tin chính của Thanh Niên, không hề có bài phỏng vấn nào liên quan đến bầu Kiên chứ đừng nói về Nguyễn Đức Kiên. Trên kênh TN onlines cũng chỉ có những thông tin về giải V-League 2012 vừa kết thúc, tất nhiên có đề cập đến đội bóng CLB Hà Nội của bầu Kiên chứ hoàn toàn chả có bài phỏng vấn lăng xê đánh bóng nào. Chính tôi tối qua trong phiên làm việc của mình còn trực tiếp nghe Tổng biên tập trao đổi cấp dưới: "tôi đã đọc kỹ rồi nhưng vẫn hỏi cho chắc, báo mình có bài nào phỏng vấn về Nguyễn Đức Kiên không mà sao QLB lại nói như thế".
Trong lúc Quan Làm Báo đang nóng thu hút hàng mấy trăm nghìn lượt người xem mỗi ngày thì việc đưa ra thông tin không chính xác về một tờ báo đàng hoàng quả thật đáng tiếc. Rất đáng tiếc.
22.8.2012
Nguyễn Thông
(TNO) Gần đây trên một số trang mạng cho rằng một số tờ báo trong đó có cả Thanh Niên, đã đăng tải các bài viết “nhằm tô son, trát phấn” cho các ông Trầm Bê và bầu Kiên. Thanh Niên xin thông báo cùng bạn đọc: những thông tin (liên quan đến Thanh Niên) này là hoàn toàn bịa đặt. Thanh Niên khẳng định trong suốt thời gian qua không đăng bất cứ một bài viết nào về các nhân vật được đề cập.
Và đây là phản hồi của Quan Làm Báo: “Vậy Thanh Niên ám chỉ Quan làm báo bịa đặt sao? Bịa đặt hay không thì hồi sau sẽ phân giải, chờ xem ai là kẻ ‘ngậm đô la’ của Kiên để bẻ cong ngòi bút sắp tới sẽ cùng đi theo hầu bố già Kiên thì sẽ rõ…” BTV: Rõ ràng là, cho dù bị đặt ngoài lề, nhưng thông tin từ các trang mạng “không lề” đã có tác động không nhỏ, đến độ chỉ ít dòng trên blog Quan Làm Báo nhưng cũng đã làm cho tờ báo lớn của nhà nước, báo Thanh Niên, lo ngại, nên đã phải đưa ra một thông báo phản bác. Bà con đang nín thở chờ blog QLB đưa ra bằng chứng vụ này.
Giấu đầu hở đuôi
Hôm nay báo Thanh niên có đăng một tin khá là lạ: "Thông tin bịa đặt" nhằm cải chính cáo buộc củatrang Quanlambao về chuyện báo Thanh niên và một số báo khác "việt vị" trong chuyện dự định đăng bài "nhằm tô son trát phấn " cho bầu Kiên, người vừa bị bắt xôn xao truyền thông vừa qua. Tôi xác định lại thời gian đăng bài như sau:
1. Lúc 22:50 ngày 21/8/2012 trang Quanlambao đăng bài cáo buộc báo Thanh niên và một số báo khác. Trong đó có đoạn: "Thanh niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ ‘đánh tổng lực’ trên toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn.".
2. Lúc 14:37 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Thông tin bịa đặt.
3. Lúc 3:15 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Bóng đá VN sốc quanh vụ bắt bầu Kiên. Trong bài báo này có đoạn: "4 tiếng trước khi bị bắt, ông Kiên có một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên lúc 13 giờ ngày 20.8 và khẳng định sẽ đưa vấn đề trên ra tổng kết mùa giải 2012, thậm chí cả trường hợp đội Hà Nội cũng của bầu Hiển mới giành quyền thăng hạng, ông Kiên cũng khẳng định là chưa đủ điều kiện để lên chơi ở V-League 2013.".
Kết luận:
1. Trang Quanlambao đưa tin không đúng ở điểm không thấy báo Thanh niên đăng bài phỏng vấn bầu Kiên.
2. Trang Quanlambao về cơ bản là đưa tin đúng ở điểm báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên ngay trước khi bị bắt.
3. Trang Quanlambao nắm được thông tin báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên trước khi bị bắt. Quanlambao là ai, và tại sao lại nắm được thông tin này cũng là một vấn đề hấp dẫn. Nhưng từ điểm này có thể thấy trang Quanlambao có người hiện nay đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Đây cũng là lý do tại sao trang Quanlambao biết được thông tin bầu Kiên bị bắt trước khi truyền thông chính thức đưa tin.
1. Lúc 22:50 ngày 21/8/2012 trang Quanlambao đăng bài cáo buộc báo Thanh niên và một số báo khác. Trong đó có đoạn: "Thanh niên bị việt vị thấy rõ khi mới đăng bài phỏng vấn để lăng xê cho bố già Kiên lúc 03 giờ chiều thì đến tối hắn đã bị bắt. Bài phỏng vấn của Thanh Niên chỉ là 1 trong đợt PR dự kiến sẽ ‘đánh tổng lực’ trên toàn bộ hệ thống truyền thông Việt Nam nhằm to son, trát phấn cho hắn.".
2. Lúc 14:37 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Thông tin bịa đặt.
3. Lúc 3:15 ngày 22/8/2012 báo Thanh niên đăng bài Bóng đá VN sốc quanh vụ bắt bầu Kiên. Trong bài báo này có đoạn: "4 tiếng trước khi bị bắt, ông Kiên có một cuộc trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên lúc 13 giờ ngày 20.8 và khẳng định sẽ đưa vấn đề trên ra tổng kết mùa giải 2012, thậm chí cả trường hợp đội Hà Nội cũng của bầu Hiển mới giành quyền thăng hạng, ông Kiên cũng khẳng định là chưa đủ điều kiện để lên chơi ở V-League 2013.".
Kết luận:
1. Trang Quanlambao đưa tin không đúng ở điểm không thấy báo Thanh niên đăng bài phỏng vấn bầu Kiên.
2. Trang Quanlambao về cơ bản là đưa tin đúng ở điểm báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên ngay trước khi bị bắt.
3. Trang Quanlambao nắm được thông tin báo Thanh niên có phỏng vấn bầu Kiên trước khi bị bắt. Quanlambao là ai, và tại sao lại nắm được thông tin này cũng là một vấn đề hấp dẫn. Nhưng từ điểm này có thể thấy trang Quanlambao có người hiện nay đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam. Đây cũng là lý do tại sao trang Quanlambao biết được thông tin bầu Kiên bị bắt trước khi truyền thông chính thức đưa tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét