Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Alan Phan nghĩ về vụ Bầu Kiên

"Now that I lost all hope, I am totally happy” (Giờ khi mất tất cả hy vọng, tôi hoàn toàn hạnh phúc). Có lẽ vì vậy mà người Việt thích nhậu. Các bạn có nhớ bài hát của Trần Thiện Thanh? “Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn”. Hừm, một xã hội điên và say?

Trong những ngày vừa qua, tôi nhận được khá nhiều Emails thăm hỏi về việc bắt giữ đại gia ngân hàng Nguyễn Đức Kiên. Tôi không quen biết hay làm ăn gì với ông Kiên và cũng không có tin tức gì ngoài những bài viết trên các mạng truyền thông. Vì không biết nên chỉ dựa cột mà nghe thôi.


Tuy nhiên, một người bạn gởi lại cho một nhận xét cách đây hơn 1 năm khi tôi trả lời cuộc phỏng vấn cho báo Saigon Tiếp Thị:

Bài từ tháng 9/6/2011:
TS Alan Phan, chủ tịch quỹ Viasa Fund, cho rằng tình trạng kinh tế vĩ mô xấu đi và kéo dài sẽ kéo theo những thay đổi lớn lao của nền kinh tế nhưng “trong nguy cũng có cơ”. Vì điều đó không chỉ tạo áp lực lên việc tái cấu trúc của doanh nghiệp mà Chính phủ cũng phải thay đổi. Khi sử dụng hết “vốn chính trị” hay các gói kích cầu, các công cụ ngắn hạn mà thông thường tập trung vào các nhóm lợi ích… thì đó là lúc sẽ có những tín hiệu đáng mừng. “Sẽ đến lúc nền kinh tế tư nhân được quan tâm bằng các chính sách khuyến khích và tháo gỡ, thời kinh doanh của những thế hệ trẻ sẽ dần thay đổi cách làm cũ và giúp thay máu cho nền kinh tế”, ông nhận định.

Điều làm tôi trăn trở không phải là mình phân tích đúng tình hình (ở xứ này, các anh nói đúng thường bị đấm mõ); mà là những hy vọng về thay đổi mình phát biểu cách đây vài năm vẫn “không gì thay đổi”.  Vụ Bầu Kiên có thể là một cú hích để chúng ta định vị, sáng tạo và can đảm chịu đớn đau để cải tiến và chạy nhanh hơn hòng bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, tôi không hưng phấn lắm… vì cũng đã từng hy vọng vào bài học Vinashin, bài học lạm phát, bài học tỷ giá, bài học bất động sản, bài học chứng khoán…. Mỗi một lần thất vọng là một suy mòn thêm về niềm tin.

Hôm qua, khi lái xe qua New Jersey, tôi tình cờ đọc được một thông điệp dán sau một chiếc xe cũ kỹ tồi tàn,” Now that I lost all hope, I am totally happy” (Giờ khi mất tất cả hy vọng, tôi hoàn toàn hạnh phúc). Có lẽ vì vậy mà người Việt thích nhậu. Các bạn có nhớ bài hát của Trần Thiện Thanh? “Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn”. Hừm, một xã hội điên và say?

Không phải là một ý tưởng tồi. (Not a bad idea).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét