Những đồn đoán về việc Trung Quốc đã phát triển và bắn thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân DF-41 đã được các phương tiện truyền thông Bắc Kinh xác nhận.
Trung Quốc chính thức lên tiếng thông báo rằng quân đội nước này đã bắn thử nghiệm thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa mới có tầm bắn tới 14.000 km và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tạo ra cho họ một "khả năng tấn công phủ đầu" vào các mục tiêu ở sâu bên trong nước Mỹ cũng như các mục tiêu trên toàn thế giới.
Xác nhận trên được kênh truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc tuyên bố hôm thứ ba (28/8).
Theo CCTV, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới được định danh là Dongfeng-41 hay DF-41, có khả tầm bắn xa tới 14.000 km và đã được Quân đoàn pháo số 2 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắn thử nghiệm thành công vào cuối tháng trước.
"Tên lửa di động mới, kết hợp đường cong đầu đạn và chuyển động tuế sai tạo cho Trung Quốc khả năng tấn công đầu tiên", kênh truyền hình CCTV nói.
CCTV cũng cho biết rằng, 10 đầu đạn hạt nhân có thể được tích hợp lên tên lửa mới của họ.
Xác nhận trên được kênh truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc tuyên bố hôm thứ ba (28/8).
Theo CCTV, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới được định danh là Dongfeng-41 hay DF-41, có khả tầm bắn xa tới 14.000 km và đã được Quân đoàn pháo số 2 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắn thử nghiệm thành công vào cuối tháng trước.
"Tên lửa di động mới, kết hợp đường cong đầu đạn và chuyển động tuế sai tạo cho Trung Quốc khả năng tấn công đầu tiên", kênh truyền hình CCTV nói.
CCTV cũng cho biết rằng, 10 đầu đạn hạt nhân có thể được tích hợp lên tên lửa mới của họ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa DF-41 |
Trước đó, trang tin Washington Free Beacon của Mỹ trích dẫn lời các quan chức tình báo CIA cho biết, Trung Quốc bí mật phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa ở Trung tâm thử nghiệm tên lửa và không gian Wuzhai. Tuy nhiên CIA không nói rõ vụ thử nghiệm này có thành công hay không.
Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không phải là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp xảy ra xung đột và nói các lực lượng hạt nhân PLA được thành lập để phản công chống lại một cuộc tấn công hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Theo các nhà phân tích, việc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc cũng có ý nghĩa chiến lược với Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V có khả năng bắn tới thủ đô Bắc Kinh.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tên lửa hạt nhân tầm xa của Trung Quốc đã gây ra nhiều mối quan ngại đối với các nước như Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia khác trong khu vực châu Á.
Báo cáo chính thức của CCTV cũng nói rằng, Quân đoàn pháo số 2 được thành lập và phát triển từ năm 1966. Quân đoàn pháo số 2 bao gồm một vài sư đoàn đóng vai trò là các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất và lực lượng tên lửa chiến thuật thông thường cùng các đơn vị hỗ trợ.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho biết tàu sân bay đầu tiên của họ, Varyag đã bắt đầu chuyến thử nghiệm thứ 10 trên biển.
Theo kienthuc.net.vn
Theo các nhà phân tích, việc bắn thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc cũng có ý nghĩa chiến lược với Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-V có khả năng bắn tới thủ đô Bắc Kinh.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng tên lửa hạt nhân tầm xa của Trung Quốc đã gây ra nhiều mối quan ngại đối với các nước như Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia khác trong khu vực châu Á.
Báo cáo chính thức của CCTV cũng nói rằng, Quân đoàn pháo số 2 được thành lập và phát triển từ năm 1966. Quân đoàn pháo số 2 bao gồm một vài sư đoàn đóng vai trò là các lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược mặt đất và lực lượng tên lửa chiến thuật thông thường cùng các đơn vị hỗ trợ.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng cho biết tàu sân bay đầu tiên của họ, Varyag đã bắt đầu chuyến thử nghiệm thứ 10 trên biển.
Theo kienthuc.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét